Chùm ảnh: Cận cảnh xuất bán sản phẩm hạt nhựa mới T3050

Ngày 21/12/2020, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã xuất bán 150 tấn sản phẩm hạt nhựa T3050 mới đầu tiên cho Công ty An Thành Bicsol tại kho chứa phân xưởng sản xuất hạt nhựa Polypropylene.

Ngày 17/12/2020, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành sản xuất và đóng gói thành công lô sản phẩm hạt nhựa Polypropylene mới T3050 (Homo PP Yarn MFR 5 g/10 phút).

Sản phẩm mới T3050 là bước đi tiếp theo của BSR trong tiến trình đa dạng hóa sản phẩm hóa dầu có giá trị và hiệu quả kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Sản phẩm nhựa T3050 là loại vật liệu hạt nhựa mới được cải tiến trong các chủng loại sản phẩm Yarn và đã được sản xuất thành công để ứng dụng cho lĩnh vực sản xuất dây thừng, băng kéo, sợi thô cho bao dệt, bao bì đóng gói, bao bì công nghiệp và nông nghiệp như vải dệt, bao FIBC…

Ông Lê Hải Tuấn – Trưởng ban NCPT BSR cho biết: Sản phẩm mới T3050 có 2 “hiệu quả kép”. Khi sản xuất giúp BSR tiết kiệm chi phí bằng việc tiết giảm năng lượng. Khi xuất bán, sản phẩm này có giá trị kinh tế cao so với sản phẩm truyền thống.

Công ty An Thành Bicsol là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh. Công ty An Thành Bicsol sẽ sử dụng hạt nhựa Polypropylene T3050 mới của BSR để chạy thử nghiệm trong các dây chuyền sản xuất tốc độ cao và ứng dụng để sản xuất dây thừng, băng kéo, sợi thô cho bao dệt, bao bì đóng gói, bao bì công nghiệp và nông nghiệp như vải dệt, bao FIBC.

Ông Lê Văn Thanh, đại diện đơn vị đối tác của Công ty An Thành Bicsol cho biết, đơn vị sẽ nhập sản phẩm về kho tại Dung Quất chuyển ra Hải Dương sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác.

Dự kiến năm 2021, BSR sẽ sản xuất khoảng 1.000 tấn sản phẩm/tháng cung cấp cho đối tác.

Nguồn: bsr.com.vn

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 03/6 – 10/6/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới tuần qua tiếp tục ghi nhận triển vọng phục hồi tích cực trong bối cảnh hoạt động kiểm soát dịch Covid-19 và đẩy mạnh tiêm vaccine tại nhiều quốc gia đã đạt được những hiệu hỏa rõ nét. Hiện nhiều nền kinh tế lớn đã sẵn sàng mở cửa hoàn toàn trở lại. Trong đó, My và một số quốc gia châu Âu đã có kế hoạch mở cửa hoàn toàn vào quý III/2021 nhờ đạt được tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng. Trong thời gian tới, chiến dịch tiêm vaccine tiếp tục được thúc đẩy rộng rãi cùng với lãi suất thấp và các chương trình chi tiêu chỉnh phủ lớn tiếp tục là những động lực giúp kinh tế thế giới sớm hồi phục.

Trước đà phục hồi mạnh mẽ, tốc độ tiêm vaccine và hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế ở các nước phát triển, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu được WB công bố ngày 8/6/2021, WB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 5,6%, cao hơn 1,5 điểm phần trăm so với dụ báo được đưa ra hồi đàu năm và đánh dấu tốc độ phục hồi hậu suy thoái nhanh nhất kể từ năm 1973 đến nay. Tuy nhiên, WB cũng dự báo, 90% các nước phát triến dự kiến sẽ quay trở lại mức tăng trưởng ở thời điểm trước đại dịch vào năm tới nếu tính theo mức thu nhập bình quân đầu người, trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển chỉ là 30%.

Kinh tế Mỹ

  • Xu hướng cải thiện rõ nét trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ, thị trường lao động ghi nhận những tín hiệu tích cực.
  • Tỷ lệ thất nghiệp giảm, theo tuyên bố của Tổng thống Joe Biden, đây là kế hoạch phục hồi của chính quyền nước này đúng hướng giúp đưa Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng.
  • FED sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng trong thời gian tới nhằm tiếp tục hỗ trợ đà tăng trưởng của Mỹ.

Kinh tế châu Âu

  • Kinh tế khu vực Eurozone trong quý I/2021 giảm 0,3% so với quý trước và giảm 1,3% so với quý I/2020. Trong khi đó, kinh tế Liên minh châu Âu (EU) giảm 0,1% so với quý trước và giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Quý I2021 ghi dấu quý suy giảm thứ hai liên tiếp.
  • Triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ khả quan hơn trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng đang được đẩy mạnh và các nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại, dẫn đến nhu cầu tăng cao và thúc đẩy đà phục hồi mạnh mẽ

Kinh tế trong nước

  • Trước sự bùng phát của làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 4 cuối tháng 4, đã hồi phục của kinh tế trong đã có xu hướng “chững lại” trước sự giảm tốc trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
  • Chỉ số PMI ngành sản xuất giảm xuống 53,1 điểm trong tháng.
  • Số lượng đơn đặt hàng mới tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 2/2021.
  • Xu hướng phục hồi tích cực của một số nền kinh tế là đối tác thương mại lớn của Việt Nam khiến số lượng đơn đặt hàng từ các thị trường này tăng đột biến, đưa kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2021 đạt 26,13 tỷ, giảm 1,3% so với tháng 4/2021.
  • Kim ngạch nhập khẩu tháng 5/2021 đạt 28,23 tỷ USD tăng 1,8% so với tháng 4/2021.

Hiện tình hình dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát ở tất cả các địa phương, quá trình tiêm vaccine được đẩy nhanh, dự báo các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước sẽ sớm ổn định trở lại, đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khả quan trong những tháng tiếp theo.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 27/5 – 03/6/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới tuần qua ghi nhận những diễn biến biến tích cực trước xu hướng hồi phục rõ nét tại hàng loạt nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU. Trong khi đó, đã có nhiều tín hiệu lạc quan trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 trên toàn cầu nhờ hiệu quả cẩy các biện pháp hạn chế tiếp xúc xộng với việc đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine ngừa, khiến hàng loạt các quốc gia đã từng bước gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát, phong tỏa, đưa hoạt động sản xuất và tiêu dùng đang dần hồi phục trở lại.

Tuy nhiên, nhu cầu gia tăng mạnh tại hàng loạt nền kinh tế lớn trong khi nhiều quốc gia châu Á – nơi tập trung các công xưởng sản xuất quan trọng vẫn đang đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã dẫn tới các chuỗi cung ứng hàng hóa tiếp tục căng thẳng. Hiện tình trạng thời gian giao hàng kéo dài, thiếu nguyên liệu cơ bản quan trọng trên diện rộng, giá hàng hóa tăng cao và khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến tất cả các phân khúc của hoạt động sản xuất và làm chậm lại xu hướng phục hồi tại các nền kinh tế lớn.

Kinh tế Mỹ

  • Theo ISM, chỉ số PMI của Mỹ đạt 61,2 đuển trong tháng 5/2021, cao hơn so với tháng trước, đánh dấu tháng thứ 12 liên tiếp hoạt động sản xuất của Mỹ được mở rộng.
  • PMI sản xuất chính thức trong tháng 5/2021 đạt 62,1 điểm cao hơn so với ước tính ban đầu và cao hơn.
  • Cùng với tốc độ mở rộng nhanh chóng của hoạt động sản xuất. giá bán hàng hóa của các nhà sản xuất cũng tăng với tốc độ cao kỷ lục do chi phí đầu vào tăng cao.
  • Chỉ số PCE lõi đã tăng 0,7% trong tháng 4/2021, vượt mức ước tính và cao hơn so với mức tăng 0,4% trong tháng 3/2021

Kinh tế châu Âu

  • Nhờ nguồn cung vaccine tăng và tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh, Chính phủ hầu hết các nước đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát, góp phần khiến nhiều lĩnh vực kinh tế châu lục phục hồi.
  • PMI trong kĩnh vực sản xuất của Eurozone trong tháng 5/2021 đạt mức 62,8 điểm cao hơn mức dự báo là 62,5 điểm.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ đạt 55, 1 điểm trong tháng 5/2021, đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này trong 3 năm gần đây.
  • Với tốc độ phục hồi này, Liên minh châu Âu kỳ vọng nền kinh tế sẽ quay trở lại quy mô trước đại dịch vào cuối năm 2021, sớm hơn khoản 6 tháng so với ước tính ban đầu.

Kinh tế Trung Quốc

  • Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn trong xu hướng hồi phục rõ nét. Theo NBS, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 4/2021 tiếp tục tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Trung Quốc đã kiểm soát thành công dịch Covid 19 trước các quốc gia khác trong năm 2020, nhờ đó nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong cả năm 2002 với 2,3%.
  • 5 tháng đầu năm 2021, kinh tế Trung Quốc liên tiếp cho thấy tốc độ hồi phục nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực quan trọng và nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6% trong năm 2021.

Kinh tế trong nước

  • Kinh tế trong nước đã kết thúc tháng 5/2021 với những tín hiệu tích cực hơn so với kỳ vọng, bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu tháng 5/2021 và ảnh hưởng trực tiếp đến một số khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
  • Theo số liệu thống kê, chỉ số IIP tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% sp với tháng 4 và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2020
  • Sản xuất công nghiệp tăng cao đã tạo đà cho hoạt động xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa tăng trưởng khả quan. Sức mua trong nước đang cải thiện rõ rệt với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 5 thangs qua tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu ngoại trừ yếu tố giá còn tăng 6,27%.
  • Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 5/2021 tăng 8,1% về số lượng và tăng 33,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020.
  • Tổng vốn FDI vào Việt Nam tính đến ngày 20/5 đạt 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế trong nước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, trong đó lo ngại trước mắt là tác động tiêu cực của đợt dịch lần thứ 4 sẽ thể hiện rõ nét hơn trong kết quả kinh tế của tháng 6/2021, trong bối cảnh đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức phải giãn cách xã hội trong 15 ngày. Do đó, trong giai đoạn này, bên cạnh việc duy trì và thức đẩy đà tăng trưởng kinh tế chủ trương nhất quán của Chính phủ là khẩn trương, thực hiện các giải pháp phụ hợp để có đủ vaccine sớm nhất có thể để tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

An Phát Holdings được Chính phủ biểu dương là doanh nghiệp đóng góp xây dựng “Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19”

Tối ngày 5/6 vừa qua, Lễ ra mắt “Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của Thủ Tướng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban/ngành và các doanh nghiệp, tổ chức.

Có mặt tại sự kiện, Tập đoàn An Phát Holdings vinh dự nhận biểu dương của Chính phủ khi tiên phong đóng góp xây dựng “Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19”. Đại diện BLĐ Tập đoàn An Phát Holdings, ông Phạm Văn Tuấn – Quyền Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đã nhận hoa và chứng nhận ủng hộ 20 tỷ đồng chung tay xây dựng “Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19”.

Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái (bên phải) trao chứng nhận cho Ông Phạm Văn Tuấn - Quyền Phó TGĐ Tập đoàn An Phát Holdings (bên trái)
Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái (bên phải) trao chứng nhận cho Ông Phạm Văn Tuấn – Quyền Phó TGĐ Tập đoàn An Phát Holdings (bên trái)

Trên tinh thần phát động của Chính phủ, Tập đoàn An Phát Holdings mong muốn góp sức vì cộng đồng, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cùng đất nước nhanh chóng đẩy lùi Covid-19.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

Tập đoàn An Phát Holdings là doanh nghiệp tiêu biểu được biểu dương tại sự kiện
Tập đoàn An Phát Holdings là doanh nghiệp tiêu biểu được biểu dương tại sự kiện
Đại diện BLĐ Tập đoàn An Phát Holdings, ông Phạm Văn Tuấn - Quyền Phó TGĐ Tập đoàn (thứ 2 bên trái) nhận hoa và chứng nhận đóng góp 20 tỷ đồng
Đại diện BLĐ Tập đoàn An Phát Holdings, ông Phạm Văn Tuấn – Quyền Phó TGĐ Tập đoàn (thứ 2 bên trái) nhận hoa và chứng nhận đóng góp 20 tỷ đồng

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 20/5 – 27/5/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu tuần qua ghi nhận diễn biến tương đối tích cực trong bới cảnh số liệu vĩ mô mới được công bố của các nên kinh tế chủ chốt như Mỹ, EU hay Trung Quốc đều cho thấy tín hiệu khả quan, củng cố xu hướng phục hồi rõ nét hơn của kinh tế thế giới. Trong khi đó, số liệu của WHO cũng cho thấy diễn biến dịch bênh Covid-19 đã có dấu hiệu hạ nhiệt với số ca nhiễm mới trên toàn cầu nói chung và riêng tại tâm dịch Ấn Độ nói riêng trong tuần qua giảm đáng kể.

Kinh tế Mỹ

  • Hoạt động sản xuất tại Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục với PMI lĩnh vực sản xuất tăng đến mức 61,5 điểm trong tháng. PMI sơ bộ lĩnh vực dịch vụ trong tháng 5/2021 đạt 70,1 điểm – đánh dấu tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 10/2009.
  • Xu hướng hồi phục của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Mỹ là nguyên nhân chính kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu kết thúc ở mức 444 nghìn đơn, giảm đáng kể so với tuần trước, đánh dấu mức giảm trong 7 tuần liên tiếp.
  • Lạm phát trong tháng 4/2021 tăng cao kỷ lục 4,2% so với cùng kỳ năm trước cộng với nguồn cung hạn chế, dẫn tới doanh số bán nhà mới trong tháng 4/2021 giảm mạnh.

Kinh tế châu Âu

  • Nhờ nguồn cung vaccine tăng và tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh, Chính phủ hầu hết các nước đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát, góp phần khiến nhiều lĩnh vực kinh tế châu lục phục hồi.
  • PMI trong kĩnh vực sản xuất của Eurozone trong tháng 5/2021 đạt mức 62,8 điểm cao hơn mức dự báo là 62,5 điểm.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ đạt 55, 1 điểm trong tháng 5/2021, đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này trong 3 năm gần đây.
  • Với tốc độ phục hồi này, Liên minh châu Âu kỳ vọng nền kinh tế sẽ quay trở lại quy mô trước đại dịch vào cuối năm 2021, sớm hơn khoản 6 tháng so với ước tính ban đầu.

Kinh tế Trung Quốc

  • Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn trong xu hướng hồi phục rõ nét. Theo NBS, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 4/2021 tiếp tục tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Trung Quốc đã kiểm soát thành công dịch Covid 19 trước các quốc gia khác trong năm 2020, nhờ đó nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong cả năm 2002 với 2,3%.
  • 5 tháng đầu năm 2021, kinh tế Trung Quốc liên tiếp cho thấy tốc độ hồi phục nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực quan trọng và nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6% trong năm 2021.

Kinh tế trong nước

  • Kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều sức ép trước những tác động tiêu cực của đợt cao điểm bùng phát dịch Covid-19 đang diễn ra ở nhiều địa phương, kéo theo hàng loạt khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp buộc phải làm việc giãn cách hoặc tạm dừng hoạt động
  • Diễn biến này đang dẫn tới nguy cơ hoạt động sản xuất tại nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, nhiều hợp đồng không thực hiện được đúng hạn.
  • Trước tác động của đợt dịch Covid -19 từ cuối tháng 4/2021 đến nay, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng loạt của các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nống nghiệp.
  • Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tín hiệu tích cực trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 chính là việc Chính phủ đã chỉ đạo đồng bộ, xuyên suốt và cụ thể các giải pháp vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
  • Với những nỗ lực trong việc kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine cộng với xu hướng hồi phục tích cực của kinh tế thế giới, đặc biệt là các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam cũng như đòn bẩy đến từ hàng loạt FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia, kỳ vọng hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sẽ nhanh chóng phcuj hồi và tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khả quan trong thời gian tới.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 13/5 – 20/5/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với những rủi ro trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Với tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 tăng nhanh, hiện Mỹ và hầu hết các quốc gia EU đã nới lỏng những biện pháp hạn chế đi lại trước đó, trong khi kinh tế Anh cũng tái mở của sau 4 tháng phong tỏa vì dịch bệnh. Mặc dù vậy, theo cảnh báo mới nhất của WHO, đại dịch Covid-19 vẫn chưa thể kết thúc bất chấp tỷ lệ tiêm chủng cao tại một số quốc gia. Hiện châu Á vẫn tiếp tục là tâm điểm với số ca nhiễm mới gia tăng nhanh chóng, khiên hàng loạt quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Indonesia hay Thái Lan phải áp đặt với phong tỏa và thắt chặt các biện pháp kiếm soát nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Trong bối cảnh này, các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cho thấy xu hướng hồi phục nhưng tốc độ hồi phục đã có tín hiệu chậm lại kể từ tháng 4/2021 – thời điểm dịch Covid-19 tái bùng phát tại các quốc gia châu Á.

Kinh tế Mỹ

  • Doanh số bán lẻ trong tháng 4/2021 không có sự thay đổi so với tháng trước.
  • Sản lượng công nghiệp trong tháng 4/2021 tăng nhẹ 0,7%.
  • Chỉ số niềm tin người tiêu dùng đạt 90,4 điểm.
  • Riêng trong tháng 4/2021, lạm phát tăng 4,2% do giá cả cao khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại.
  • Nhu cầu của người dân gia tăng sau giaia đoạn phong tỏa chống dịch cộng với lượng tiền tiết kiệm đã tăng lên mức cao kỷ lục, nhiều khả năng chi tiêu dùng của người dân vẫn tiếp tục bứt phá.

Kinh tế Trung Quốc

  • Sản lượng công nghiệp trong tháng 4/2021 tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều vấn đề mới, đáng chú ý nhất là giá cả hàng hóa quốc tế tăng và kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi không cân bằng, mạnh ở lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư trong nước nhưng yếu ở tiêu dùng nội địa.

Kinh tế Nhật Bản

  • Sau 2 quý liên tiếp hồi phục, kinh tế Nhật Bản đã suy thoái trở lại trong quý đầu năm 2021. GDP trong quý I/2021 giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 1,3% trong với quý trước

Kinh tế trong nước

  • Kinh tế trong nước tiếp tục đứng trước sức ép trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và nguy cơ dịch bùng phát mạnh đang hiện hữu rõ nét.
  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang chịu tác động nặng nề trước ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách, phong tỏa hoặc quyết định tạm dừng kinh doanh tại một số địa phương, khu vực có dịch bệnh.

Cùng với lộ trình tăng giá một số hàng hóa dịch vụ do Nhà nước quả lý, các yếu tố kinh tế toàn cầu khác góp phần quan trọng tạo áp lực lạm phát gia tăng trong thời gian tới, gây khó khăn lên chính sách điều hành trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của các cơ quan quản lý cũng như trong chính sách điều hành lãi suất của NHNN.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 06/5 – 13/5/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới tuần qua tiếp tục chứng kiến xu hướng hồi phục tại nhiều khu vực và nền kinh tế chủ chốt. Tuy nhiên, đà hồi phục của kinh tế toàn cầu vẫn đang bị kìm hãm trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, mà tâm dịch của thế giới đã chuyển sang châu Á với số ca lây nhiễm và tử vong tăng mạnh tại Ấn Độ, Indonesia, Irac và Thái Lan. Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu cũng đối mặt với rủi ro mới khi việc triển khai hàng loạt các biện pháp kích thích, đẩy mạnh chương trình tiêm chủng và nới lỏng các biện pháp phong tỏa để phòng dịch tại nhiều quốc gia sẽ thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế thế giới, nhưng kéo theo đó là sự bùng nổ chi tiêu, thúc đẩy giá cả nhiều mặt hàng tăng cao. Lo ngại trên càng được củng cố khi giá nhiều mặt hàng nguyên liệu thô và nông nghiệp quan trong như đồng, gỗ, quặng sắt hay gỗ xẻ đã tăng lên mức kỷ lục hoặc đạt mức cao nhất trong những năm gần đây.

Kinh tế Mỹ

  • Kinh tế Mỹ ghi nhận diễn biến hồi phục rất tích cực với GDP quý I/2021 tăng 6,4% – mức tăng theo quý cao thứ 2 kể từ quý III/2003.
  • Thị trường lao động Mỹ trong tháng 4/2021 tăng trưởng chậm lại do tình trạng thiếu nhân công và nguyên liệu.
  • Nhu cầu tiêu dùng ở mức cao cộng với tác động từ các gói hỗ trợ của chính quyền đã khiến Lam phát trong tháng 4/2021 tăng 0,8% so vơi sthansg trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế Trung Quốc

  • Xu hướng hồi phục trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng tiếp tục được củng cố khi số liệu mới nhất cho thấy PPI trong tháng 4/2021 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước – mức cao nhất kể từ tháng 10/2021.
  • Tăng trưởng xuất khẩu của trung đạt 32,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tăng cao đối với mặt hàng điện tử và khẩu trang y tế.

Kinh tế châu Âu

  • Kinh tế châu Âu dường như đã bắt đầu phục hồi trở lại sau cuộc suy thoái kép trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực đang mở cửa trở lại, chương trình tiêm chủng vaccine được đẩy nhanh và quỹ kích thích chung của EU được khởi động để củng cố chính sách tiền tệ nới lỏng.
  • Sản lượng công nghiệp liên minh EU trong tháng 3/2021 đã tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 11% so với tháng 3/2020.

Kinh tế trong nước

  • Kinh tế trong nước tiếp tục cho thấy dấu hiệu phục hồi đúng hướng trong bối cảnh các chỉ số vĩ mô đều ghi nhận diễn biến tích cực. dây là kết quả của các chính sách và các biện pháp điều hành hiệu quả của chính phủ cũng như những nỗ lực của doanh nghiệp.
  • Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hoạt động ngoại thương tháng 4/2021 ghi nhận kết quả cao hơn đáng kể so với dự kiến. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 26,6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 27,8 tỷ USD. Với diễn biến này, tổm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 đã đạt tới con số kỷ lục 104,9 tỷ USD tăng 29,6% và kim ngạch nhập khẩu đạt 103,3 tỷ USD tăng 31,8%.
  • Dù vẫn nhận được sự hậu thuẫn từ các yếu tố nền tảng từ kinh tế vĩ mô và tăng trưởng của doanh nghiệp, tuy nhiên tiềm năng rủi ro và áp lực kinh tế trong nước vẫn hiện hữu trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp và sức ép lạm phát gia tăng cũng đang ngày càng trở nên rõ nét trước xu hướng tăng giá đồng loạt trên thị trường hàng hóa thế giới.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Thị trường nhập khẩu PVC của Ấn Độ sụt giảm từ mức cao nhất mọi thời đại do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Biểu đồ giá nhập khẩu SPVC K67 – 68

Đợt tăng giá bùng nổ của thị trường PVC Ấn Độ đã mất đà và giá nhập khẩu K67 đã tụt giảm từ mức cao nhất mọi thời đại trong tuần này do nhu cầu giảm nhanh chóng trong làn sóng thứ 2 của dịch bệnh COVID 19.

Giá nhập khẩu PVC K67 được định giá 30$/ tấn, thấp hơn so với tuần trước ở mức 1640 – 1700$/ tấn CIF Ấn Độ, tính bằng tiền mặt.

Mặc dù có sự suy giảm, nhưng giá PVC trung bình hàng tuần trên cơ sở CIF Ấn Độ vẫn cao hơn 260% so với tháng 5/2020, thời điểm bắt đầu đợt tăng giá lâu nhất từ trước đến nay.

Biểu đồ giá nhập khẩu SPVC K67 – 68
Biểu đồ giá nhập khẩu SPVC K67 – 68

Cuộc khủng hoảng COVID 19 có khả năng làm giảm sức mua trước mùa mưa

Số người chết của Ấn Độ vì đại dịch đã vượt quá 200.000 người với sự thiếu hụt oxy, vật tư y tế và đội ngũ y bác sĩ. Làn sóng COVID thứ 2 tràn về với khoảng 300.000 người dương tính với Coronavirus mỗi ngày, khiến toàn bộ các cơ sở y tế rơi vào tình trạng quá tải.

Các doanh nghiệp PVC trong nước cho biết ngành sản xuất đang phải đối mặt với sự gián đoạn do nhiều bang áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển và giảm giao thông công cộng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. “Chúng tôi có thể phải đối mặt với việc đóng cửa cảng do lệnh phong tỏa từng phần và nguồn cung cấp PVC cho đất nước có thể bị gián đoạn”, một số doanh nghiệp nhận xét.

Với sự gia tăng số lượng ca nhiễm Covid-19 chưa đạt đỉnh điểm, các nhà đầu tư trên thị trường vẫn dự đoán áp lực cao cho nhu cầu và giá PVC trong thời gian tới. “Chúng ta sẽ không thấy được nhu cầu truyền thống tăng trước mùa mưa năm nay do cuộc khủng hoảng COVID trong nước”, các thương nhân lưu ý.

Mùa mưa của Ấn Độ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và có thể kéo dài hơn tùy từng năm. Trong khoảng thời gian này, mưa lớn làm cản trở xây dựng và nông nghiệp, đồng thời biển động cũng khiến việc bốc dỡ hàng tại cảng gặp nhiều khó khăn.

Giá cả có thể tiếp tục chịu nhiều áp lực dù nguồn cung khan hiếm

Hầu hết doanh nghiệp đều tin rằng giá PVC ở Ấn Độ vẫn có thể chịu áp lực trong thời gian tới do nhu cầu giảm dần vì dịch bệnh.

Một số doanh nghiệp nhận xét “Chúng tôi vẫn nhận được một số ít lời chào hàng từ những nhà sản xuất lớn của Đài Loan trong tình hình thiếu hàng ở khắp các thị trường trên thế giới.”

Những nhà cung cấp lớn của Đài Loan đã nâng giá chào hàng cho tháng 5 lên 30$/ tấn sau khi áp dụng mức tăng mạnh 300$/ tấn trong tháng 4.

 

Nguồn: chermobis

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 29/4 – 06/5/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu tuần qua tiếp tục chứng kiến đà hồi phục nhanh hơn dự kiến tại nhiều quốc gia khu vực. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các biến thể Sars-CoV-2 và tiến trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 chậm trễ vẫn đang là những rủi ro lớn nhất tác động tới xu hướng hồi phục này.

Kinh tế Mỹ

  • Kinh tế Mỹ cho thấy xu hướng hồi phục tích cực với tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2021 đã lên tới 6,4%, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,3% trong quý IV/2020, chủ yếu nhờ chương trình cứu trợ quy mô lớn của Chính phủ dành cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
  • Gói cứu trợ là yếu tố chính khiến thu nhập cá nhân trong tháng 3/2021 của người dân mỹ tăng thêm thới 21,1 % so với cùng kỳ năm trước, tạo điều kiện thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng tăng 4,2% trong tháng 3/2021.
  • Chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 4/2021 cũng tăng 88,3 điểm, cao hơn mức tăng trong tháng 3/2021.
  • Trên thị trường lao động, trong tháng 4/2021, các công ty tư nhân đã bổ sung 742 nghìn việc làm, đánh dấu 4 tháng tăng liên tiếp
  • Các diễn biến trến cho thấy kinh tế Mỹ đang trên đà quay lại tốc độ tăng trưởng như thời kỳ trước đại dịch, nhờ tính trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 và chính sách hỗ trợ mạnh tay của Chính phủ. Kết quả này giúp nền kinh tế Mỹ tiến gần gớn tới mức tăng trưởng mục tiêu 7% trong năm 2021.

Kinh tế châu Âu

  • Dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trở lại với sự chậm chạp của chính quyền châu lục trong việc triển khai tiêm vaccine ngừa dịch và thực hiện các gói kích thích tài chính chung và khiến tiến trình phục hồi của kinh tế toàn châu Âu nói chung cũng như liên minh EU nói riêng gặp rất nhiều hạn chế trong quý I/2021
  • Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến GDP quý I/2021 của toàn khối EU tiếp tục giảm 0,4% so với các quý trước đó và riêng khu vực Eurozone giảm tới 0,6%, đánh dấu quý giảm thứ 2 liên tiếp của khu vực này.
  • Chỉ số PMI chính thức trong lĩnh vực sản xuất đạt 62,9 điểm trong tháng 4/2021.
  • Trước hàng loạt rủi ro của dịch bệnh và sức éo nợ công đang tăng cao kỷ lục, để thực sự vực dậy của nền kinh tế đang suy yếu và tồn tại nhiều vấn đề như hiện nay, đòi hỏi ECB cũng như chính phủ các nước trong khu vực phải có một giải pháp tổng thể từ kích cầu kinh tế, khống chế nợ công, đến tăng cường hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Kinh tế trong nước

  • Trong tháng 4/2021, kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng hồi phục rõ nét trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, đồng thời các hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu quá nên hoạt động sản xuất kinh doanh đã sôi động trở lại.
  • Chỉ số IIP trong tháng 4/2021 tăng 1,1% so với tháng trước và tăng tới 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến chế tạo đạt 12,7%, cao hơn so với mức tăng 9,7% trong 4 tháng đầu năm 2020.
  • Chỉ số PMI ngành sản xuất đạt 54,7 điểm, tăng 2% so với tháng trước và đánh dấu mức cải thiện mạnh nhất của hoạt động sản xuất kể từ tháng 11/2018 trong bối cảnh tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ 8 liên tiếp.
  • Với kết quả này, Việt Nam hiện đang là quốc gia có mức tăng trưởng mạnh nhất trong ASEAN
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước tháng 4/2021 ước tính đạt 4.9,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020 nếu loại trừ yêu tố giá tăng 9,03%.
  • Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 4/2021 tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
  • Lạm pháp trong nước tiếp tục được kiểm soát tốt với CPI trong tháng 4/2021 giảm 0,04%, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên sức ép lạm phát trong những tháng tiếp theo dự báo sẽ quay trở lại theo đà tăng của giá hàng hóa thế giới.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 22/4 – 29/4/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Trái với nhiều dự báo được đưa ra vào đầu 2021 về xu hướng khả quan của tình hình dịch bệnh do những nỗ lực của chính quyền các nước trong việc đẩy mạnh triển khai chương trình tiêm chủng vaccine  trong những tuần qua. Tuy nhiên đến nay, dịch Covid -19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca nhiễm mới vẫn tăng ở các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nga hay Braxin. Đáng chú ý, dịch bệnh đã lan rộng và bùng phát mạnh mẽ tại hàng loạt các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Campuchia,.. buộc các quốc gia này phải tái triển khai tình trạng khẩn cấp để ngăn Covid-19 lây lan. Trong đó, Ấn độ đang đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 khốc liệt nhất trên thế giới với số ca mắc mới kể từ đầu tháng 4/2021 đến nay tăng lên mức kỷ lục. Diễn biến này đang đe dọa trực tiếp đến xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu nhất là trong bối cảnh biến chủng virus gây ra dịch Covid – 19 tại một số quốc gia châu Á có tốc độ lây lan nhanh và có khả năng đề kháng vaccine cao hơn những chủng trước đó.

Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu cũng được hỗ trợ bởi loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ các thị trường chủ chốt như Mỹ, Eu, Trung Quốc và một số nền kinh tế Đông Á khác. Nhưng dữ liệu này cho thấy bức tranh kinh tế đang có nhiều gam mầu sáng với sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ và hoạt động sản xuất. Điều này được kỳ vọng sẽ tiếp tục là động lực quan trọng hàng đầu nhằm phúc đẩy đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong giai đoạn tiếp theo.

Kinh tế Mỹ

  • Doanh số bán nhà trong tháng 3/2021 tăng 20,7% so với tháng trước.
  • PMI trong lĩnh vực sản xuất trong tháng 4/2021 tăng kỷ lục 60,5 điểm.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên mức 63,1 điểm trong tháng 4/2021.
  • PMI tổng hợp theo tính toán sơ bộ đã chạm mức kỷ lục 62,2 điểm.
  • Diễn biến tích cực của kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây cộng với việc tiêm chủng được đẩy nhanh và triển khai gói kích cầu lớn từ chính quyền Mỹ, đã giúp cho chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đạt 121,7 điểm trong tháng 4/2021, đánh dấu mức cao nhất của chỉ sổ này trong 14 tháng gần đây.

Kinh tế châu Âu

  • PMI tổng hợp của Eurozone trong tháng 4/2021 đạt 53,7 điểm, cao hơn mức tăng trong tháng 3/2021 và đánh dấu tháng thứ 2 liên tiếp hoạt động kinh doanh của khu vực tăng sau 4 tháng sụt giảm.
  • Lĩnh vực sản xuất tăng tốc rõ nét trong bối cảnh gia tăng hoạt động chi tiêu, đầu tư vào máy móc, thiết bị mới góp phần làm tăng sản lượng và đơn đặt hàng mới tại châu Âu.
  • PMI trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 4/2021 đều vượt dự báo, lần lượt đạt 63,3 điểm và 50,3 điểm.

Kinh tế trong nước

  • Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi, vốn thực hiện của các dự án FDI trong 4 tháng đầu năm 2021 đã đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020
  • Theo báo cáo mới nhất của ADB, với việc kiểm soát tốt dịch bênh, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2021 và 7% trong năm 2022. Trong đó, các động lực tăng trưởng sẽ là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; xu hương tăng tốc của hoạt động đầu tư và sự cải thiện trong hoạt động thương mại.
  • Đã tăng trưởng cũng được hỗ trợ nhờ các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường quy doanh cùng sự tham gia tích của của Việt Nam vào 15 hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế phát triển thế giới.
  • Kinh tế trong nước, tuy nhiên, vẫn đang nối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt những rủi ro khách quan trong bổi cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY