Tin ngành nhựa

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 29/4 – 06/5/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu tuần qua tiếp tục chứng kiến đà hồi phục nhanh hơn dự kiến tại nhiều quốc gia khu vực. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các biến thể Sars-CoV-2 và tiến trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 chậm trễ vẫn đang là những rủi ro lớn nhất tác động tới xu hướng hồi phục này.

Kinh tế Mỹ

  • Kinh tế Mỹ cho thấy xu hướng hồi phục tích cực với tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2021 đã lên tới 6,4%, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,3% trong quý IV/2020, chủ yếu nhờ chương trình cứu trợ quy mô lớn của Chính phủ dành cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
  • Gói cứu trợ là yếu tố chính khiến thu nhập cá nhân trong tháng 3/2021 của người dân mỹ tăng thêm thới 21,1 % so với cùng kỳ năm trước, tạo điều kiện thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng tăng 4,2% trong tháng 3/2021.
  • Chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 4/2021 cũng tăng 88,3 điểm, cao hơn mức tăng trong tháng 3/2021.
  • Trên thị trường lao động, trong tháng 4/2021, các công ty tư nhân đã bổ sung 742 nghìn việc làm, đánh dấu 4 tháng tăng liên tiếp
  • Các diễn biến trến cho thấy kinh tế Mỹ đang trên đà quay lại tốc độ tăng trưởng như thời kỳ trước đại dịch, nhờ tính trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 và chính sách hỗ trợ mạnh tay của Chính phủ. Kết quả này giúp nền kinh tế Mỹ tiến gần gớn tới mức tăng trưởng mục tiêu 7% trong năm 2021.

Kinh tế châu Âu

  • Dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trở lại với sự chậm chạp của chính quyền châu lục trong việc triển khai tiêm vaccine ngừa dịch và thực hiện các gói kích thích tài chính chung và khiến tiến trình phục hồi của kinh tế toàn châu Âu nói chung cũng như liên minh EU nói riêng gặp rất nhiều hạn chế trong quý I/2021
  • Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến GDP quý I/2021 của toàn khối EU tiếp tục giảm 0,4% so với các quý trước đó và riêng khu vực Eurozone giảm tới 0,6%, đánh dấu quý giảm thứ 2 liên tiếp của khu vực này.
  • Chỉ số PMI chính thức trong lĩnh vực sản xuất đạt 62,9 điểm trong tháng 4/2021.
  • Trước hàng loạt rủi ro của dịch bệnh và sức éo nợ công đang tăng cao kỷ lục, để thực sự vực dậy của nền kinh tế đang suy yếu và tồn tại nhiều vấn đề như hiện nay, đòi hỏi ECB cũng như chính phủ các nước trong khu vực phải có một giải pháp tổng thể từ kích cầu kinh tế, khống chế nợ công, đến tăng cường hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Kinh tế trong nước

  • Trong tháng 4/2021, kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng hồi phục rõ nét trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, đồng thời các hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu quá nên hoạt động sản xuất kinh doanh đã sôi động trở lại.
  • Chỉ số IIP trong tháng 4/2021 tăng 1,1% so với tháng trước và tăng tới 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến chế tạo đạt 12,7%, cao hơn so với mức tăng 9,7% trong 4 tháng đầu năm 2020.
  • Chỉ số PMI ngành sản xuất đạt 54,7 điểm, tăng 2% so với tháng trước và đánh dấu mức cải thiện mạnh nhất của hoạt động sản xuất kể từ tháng 11/2018 trong bối cảnh tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ 8 liên tiếp.
  • Với kết quả này, Việt Nam hiện đang là quốc gia có mức tăng trưởng mạnh nhất trong ASEAN
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước tháng 4/2021 ước tính đạt 4.9,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020 nếu loại trừ yêu tố giá tăng 9,03%.
  • Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 4/2021 tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
  • Lạm pháp trong nước tiếp tục được kiểm soát tốt với CPI trong tháng 4/2021 giảm 0,04%, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên sức ép lạm phát trong những tháng tiếp theo dự báo sẽ quay trở lại theo đà tăng của giá hàng hóa thế giới.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Tin liên quan