An Phát Holdings – Kỉ niệm 19 năm thành lập (27/09/2002 ~ 27/09/2021): Hành trình vững bước tương lai

Chúng ta vẫn thường nhắc đến câu nói “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân” để khẳng định triết lý sâu sắc rằng mọi thành công lớn lao đều được tạo nên từ những bước đi đầu tiên hay những việc làm giản đơn. Đối với An Phát Holdings (APH) cũng vậy, câu nói này ý nghĩa hơn bao giờ hết vì sau 19 năm nhìn lại, chúng ta thấy rõ sự trưởng thành và phát triển từng ngày của APH, từ một công ty sản xuất bao bì nay đã trở thành Tập đoàn nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động trong các lĩnh vực: bao bì; sản phẩm và nguyên liệu sinh học phân huỷ hoàn toàn; phụ gia và hóa chất ngành nhựa; nhựa kĩ thuật và nhựa nội thất; cơ khí chính xác và khuôn mẫu; bất động sản khu công nghiệp; thương mại và dịch vụ vận tải (logistics) … Thành tựu của An Phát Holdings ngày hôm nay đã ghi dấu bao nỗ lực, tâm huyết của những Nhà sáng lập, Quản trị và hơn 5.000 CBNV Tập đoàn.

Ngày 27/09/2021 là cột mốc Kỷ niệm 19 năm ngày thành lập Tập đoàn An Phát Holdings (2002 – 2021), ghi dấu “Hành trình vững bước tương lai”. An Phát Holdings đã ghi nhận nhiều bước tiến quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho sự bứt phá trong thời kỳ mới.

Ngày hôm nay, cùng nhìn lại và thấy rằng, thành tựu lớn của An Phát Holdings tuổi 19 chính là sự chuẩn bị kỹ lưỡng để vừa đối mặt với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vừa triển khai tốt các kế hoạch đặt ra.  Điều đó thể hiện ở sự mạnh mẽ, vững tin và đoàn kết trong hoạt động phòng chống dịch Covid-19 để toàn Tập đoàn không ghi nhận ca lây nhiễm, đảm bảo tiêm đủ vaccine phòng dịch cho 100% CBNV, đảm bảo an toàn cho đời sống và sức khỏe của mỗi người An Phát…

An Phát Holdings tuổi 19 cũng cho thấy quyết tâm cao độ của Ban Lãnh đạo và hơn 5.000 CBNV để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh và có nhiều bước tiến mới cho các dự án lớn trọng điểm.

Đối với mảng bất động sản khu công nghiệp, APH đã hoàn tất cơ bản việc giải phóng mặt bằng cho KCN An Phát 1, tiến hành san lấp và hoàn thiện hạ tầng, chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn khai thác thương mại trong năm 2022. Hoạt động hợp tác với Actis – Quỹ đầu tư hàng đầu Anh Quốc sẽ mở ra nhiều triển vọng cho APH trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp và nhà xưởng, kho bãi cho thuê. An Phát Complex và An Phát 1 sẽ trở thành khu công nghiệp xanh trọng điểm của tỉnh Hải Dương.

KCN An Phát 1 đã có nhiều bước tiến quan trọng, chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn khai thác thương mại trong năm 2022
Quỹ đầu tư Actis và An Phát Holdings kí kết thỏa thuận hợp tác phát triển trong lĩnh vực
Quỹ đầu tư Actis và An Phát Holdings kí kết thỏa thuận hợp tác phát triển trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, nhà xưởng, kho vận logistics

Đối với dự án nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân huỷ hoàn toàn PBAT, công tác triển khai đang diễn ra khẩn trương và đúng tiến độ. APH đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án tại KCN Đình Vũ (Hải Phòng). Tập đoàn cũng đã tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ cho 2 sáng chế nguyên liệu xanh là PBAT và PBS, trở thành đơn vị độc quyền sở hữu công nghệ điều chế, sản xuất PBAT và PBS tại Việt Nam. Dự kiến vào quý IV/2021, APH và Tập đoàn Technip Energies – nhà thầu thi công hàng đầu thế giới sẽ hoàn tất hạng mục thiết kế tổng thể, chuẩn bị cho bước khởi công xây dựng nhà máy vào đầu năm 2022.

Và toàn bộ CBNV tại các nhà máy, các văn phòng, chi nhánh tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Yên Bái, Hưng Yên, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore… đã và đang nỗ lực không ngừng để đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong 8 tháng đầu năm.

Niềm vui lao động tại Công ty CP Nhựa An Phát Xanh
Niềm vui lao động tại Công ty CP Nhựa An Phát Xanh
Nụ cười sản xuất
Nụ cười sản xuất

Năm 2022 sắp tới sẽ là mốc lịch sử quan trọng khi Tập đoàn An Phát Holdings tròn 20 tuổi. Với nền tảng mạnh mẽ trong quản trị doanh nghiệp, sự bản lĩnh và sáng suốt điều hành của Ban lãnh đạo cùng tinh thần nhiệt huyết, cố gắng không ngừng của CBNV, Tập đoàn An Phát Holdings chắc chắn sẽ “vững bước” hướng đến tương lai phát triển và bền vững.

Chúc mừng sinh nhật lần thứ 19 của Tập đoàn An Phát Holdings!

Không ngừng sáng tạo – Vững bước tiến lên.

Thị trường PP, PE của châu Phi nới rộng đà tăng giá sang tháng 9 do khan hàng

Tại châu Phi, báo giá PP và PE tháng 9 đã tăng lên so với tháng 8, phần lớn là do sự suy giảm nguồn cung từ các nhà cung cấp Trung Đông và châu Á. Mặc dù nhu cầu ít thay đổi so với tháng trước, song tình hình nguồn cung eo hẹp đã khiến giá trên các thị trường khu vực đi lên.

Không có hàng của Ả Rập Xê Út ở Nigeria

Thị trường polymer lớn nhất ở Tây Phi đã khởi đầu mạnh mẽ vào tháng 9, do một nhà cung cấp lớn của Ả Rập Xê Út giảm mạnh lượng phân bổ cho Nigeria vì các vấn đề về nguồn cung và logistic. Trong khi đó, các báo giá mới đối với nguyên liệu của Hàn Quốc và Ấn Độ cho thấy mức tăng lớn so với tháng 8. “Phân bổ của nhà cung cấp Hàn Quốc cũng khá hạn chế,” một nhà kinh doanh báo cáo. Một nhà kinh doanh khác nói: “Nguồn cung hạn chế và cước phí vận tải cao hơn đã thúc đẩy đà tăng giá mạnh mẽ.”

Báo giá nhập khẩu mới nhất tại Nigeria là 1690-1710 USD/tấn PPH raffia và inj., 1790-1800 USD/tấn PPBC inj., 1900 USD/tấn PPRC inj. và 1590-1600 USD/tấn LLDPE C4 film, HDPE film, HDPE b/m, và HDPE inj., đều theo phương thức CFR Lagos, chưa bao gồm 10% thuế hải quan.

ELEME thông báo giữ nguyên hoặc tăng giá

ELEME, nhà sản xuất nội địa của Nigeria, đã công bố không đổi hoặc tăng 20.000 NGN/tấn (48 USD/tấn) PE. Đối với PP, một số loại có mức tăng rất nhỏ khoảng 400-700 NGN/tấn. Nhu cầu vẫn thấp, do người mua hạn chế mua hàng.

Theo đó, báo giá nội địa mới nhất tại Nigeria là 1.012.500 NGN/tấn (2464 USD/tấn) PPH raffia và inj., 1.079.000-1.084.000 NGN/tấn (2625-2638 USD/tấn) PPBC, 790.000 NGN/tấn (1922 USD/tấn) HDPE b/m, HDPE film và HDPE inj., và 816.000 NGN/tấn (1985 USD/tấn) LLDPE C4 film, đều theo phương thức xuất kho Thành phố Port Harcourt, tiền mặt chưa bao gồm 7,5% VAT .

Báo giá PP châu Á tại Kenya tăng mạnh

Tại Kenya, nền kinh tế lớn nhất Đông Phi, báo giá PE mới từ một nhà sản xuất lớn của Ả Rập Xê Út đã tăng khoảng 10-30 USD/tấn, lên mức 1340-1350 USD/tấn HDPE film và LLDPE C4 film, và 1630-1670 USD/tấn LDPE film, CFR Kenya, 90 ngày. Báo giá PP từ nhà sản xuất lớn của Ả Rập Xê Út cũng tăng với mức tương tự và được báo cáo là 1440-1450 USD/tấn PPH raffia và inj., theo phương thức tương tự.

Trong khi đó, báo giá PPH raffia và inj. nguyên liệu Trung Quốc đã tăng lên 1700-1710 USD/tấn trong khi nguyên liệu Hàn Quốc ở mức 1680-1690 USD/tấn, phần lớn là do cước phí vận tải cao kỷ lục và nguồn cung đang eo hẹp.

Một thương nhân tại Nairobi cho biết: “Nguồn cung từ Trung Đông hạn chế và báo giá từ Trung Quốc và Ấn Độ rất cao do cước phí vận tải tăng”. Thương nhân này cũng cho biết họ dự đoán giá cả sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới, phần lớn là do các vấn đề vận chuyển đang diễn ra và nguồn cung khan hiếm.

LDPE, LLDPE của Ả Rập Xê Út không có ở Algeria

Tại Algeria, nước sản xuất dầu và gas lớn nhất Bắc Phi, báo giá HDPE film mới từ một nhà sản xuất lớn của Ả Rập Xê Út đã tăng khoảng 70-90 USD/tấn so với tháng 8, đạt 1450-1470 USD/tấn CFR Algeria, nhưng không có nguồn cung LDPE film và LLDPE C4 film.

Trong khi đó, báo giá PP của nhà sản xuất này đã tăng khoảng 50-75 USD/tấn so với mức giá tháng 8 và đạt 1500-1550 USD/tấn, theo phương thức tương tự.

Thị trường Nam Phi cũng theo cùng xu hướng bất chấp nhu cầu thấp

Các thị trường Nam Phi đã chứng kiến giá không đổi hoặc tăng vừa phải từ 10 USD/tấn đến 30 USD/tấn so với giá tháng 8. Một nhà kinh doanh ở Durban cho biết: “Nguồn cung từ các nhà sản xuất Ả Rập Xê Út rất hạn chế trong tháng này và điều này đang hỗ trợ xu hướng tăng giá. Nhưng doanh số bán hàng rất thấp và nhu cầu vẫn còn yếu.”

Mức giá tháng 9 tại Nam Phi là 1320-1350 USD/tấn HDPE film, 1570-1670 USD/tấn LDPE film, và 1300-1350 USD/tấn LLDPE C4 film, đều theo phương thức CFR Durban, 90 ngày.

(Nguồn: chemorbis.com)

Những khó khăn trong logistic đẩy giá nhập khẩu PP, PE cao hơn ở Châu Âu

Tại châu Âu, những người tham gia thị trường đã quay lại với tâm lý biến đổi sau kỳ nghỉ hè do giá hàng xuất xứ ngoài châu Âu đã được điều chỉnh tăng lên theo sự gia tăng cước phí vận tải vì những rủi ro logistic. Các nhà cung cấp từ Trung Đông, Mỹ và châu Á được cho là đã nâng báo giá sang châu Âu khi tháng 9 bắt đầu.

Tắc nghẽn nguồn cung hỗ trợ cho việc nâng giá hàng nhập khẩu

Các vấn đề về giao hàng từ Trung Đông và châu Á do thiếu container đã hạn chế dòng chảy nhập khẩu vào khu vực này, khiến nguồn cung ngày càng giảm.

Vào 10 ngày trước, PPBC inj. của Hàn Quốc đã được chào bán cao hơn với giá 1700 EUR/tấn CIF Ý, 60 ngày. Trong khi đó, một nhà phân phối báo cáo giá nguyên liệu Hàn Quốc giao tháng 9 đã tăng khoảng 100 EUR/tấn, và nêu nguyên nhân là do cước phí vận tải từ châu Á cao ngất ngưởng. mLLDPE C6 của Mỹ được giao dịch ở mức 1450-1500 EUR/tấn DDP Ý, 60 ngày, tăng 60 EUR/tấn trong tháng 8. Trong khi đó, lô hàng này sẽ cập bến vào tháng 9 – tháng 10.

Hơn nữa, giá ở phân khúc thấp đã dần biến mất khỏi thị trường giao ngay do hàng xuất xứ ngoài châu Âu đã tăng giá trong những tuần qua. Báo giá PE từ Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông Âu đã được điều chỉnh tăng lên, điều này đã bù đắp một số mức giảm giá trước đó. Một người mua khẳng định đã nhận được báo giá LDPE của Thổ Nhĩ Kỳ cao hơn mức tháng 8.

Tác động lan tỏa từ cơn bão Ida được chú ý

Cùng với tâm lý phục hồi xuất phát từ việc giảm nguồn cung nhập khẩu là tình trạng gián đoạn sản xuất tại một số trung tâm hóa dầu ở Mỹ do cơn bão Ida gây ra. Các nhà máy hạ nguồn của ExxonMobil, Pinnacle Polyme và DowDuPont đã ngừng hoạt động sau vụ việc.

Trong quý cuối cùng của năm 2021, nguyên liệu PE của Mỹ sẽ vẫn bị hạn chế, như trong hầu hết năm nay, do nhu cầu mạnh mẽ tại nước này và các rào cản logistic.

Hàng xuất xứ châu Âu phản ánh điều gì?

Báo giá tháng 9 mới từ các nguồn trong khu vực đã được chờ đợi vào tuần trước, với dự đoán tập trung vào xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ. Người bán có ý định thúc đẩy mức tăng nhỏ đối với các loại nguyên liệu khan hiếm hơn như LDPE, mLLDPE và PPBC, và chỉ ra những khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu thô.

Tuy nhiên, các đợt tăng giá bổ sung có thể không được chấp nhận vì thị trường giao ngay của châu Âu vẫn có giá cao, và người mua than phiền về sự hạn chế các đơn hàng sản phẩm cuối cùng trong một số lĩnh vực nhất định. Một số người cũng đã mua trước hàng trong các kỳ nghỉ hè, trong khi nguồn cung PP trong khu vực dự kiến sẽ cải thiện sau khi các trường hợp bất khả kháng chấm dứt. Một số người tham gia thị trường dự đoán giá sẽ đi ngang, do giá hàng xuất xứ ngoài châu Âu tăng và các vấn đề logistic cản trở khả năng giảm giá trong ngắn hạn.

(Nguồn: chemorbis.com)

Giá nhập khẩu LD, HDPE của Trung Quốc đi xuống sau 2 tháng; giá LLDPE khởi sắc hơn

Sau khi duy trì xu hướng ổn định hoặc tăng giá nhẹ kể từ đầu tháng 6, giá LDPE và HDPE film nhập khẩu tại Trung Quốc đã giảm nhẹ trong tuần kết thúc vào ngày 13 tháng 8 bất chấp tình hình hạn chế nguồn cung từ các thị trường ngoài nước, đặc biệt là từ Trung Đông do các vấn đề sản xuất ở khu vực này.

Tình hình Covid-19 ngày càng xấu đi ở Trung Quốc và sự gia tăng chi phí logistic đã làm chậm nhu cầu, trong khi hỗ trợ từ mặt chi phí cũng suy yếu do giá ethylene giảm ở châu Á, ảnh hưởng tới giá LDPE và HDPE film.

Không giống như các loại PE khác, LLDPE film đã duy trì xu hướng giá ổn định vì nhu cầu tương đối cao hơn nhờ lượng sử dụng bao bì thực phẩm tăng lên trong các đợt phong tỏa liên quan đến Covid-19 trên khắp các thành phố lớn của Trung Quốc.

Một thương nhân lưu ý: “Trong khi những mối lo ngại về nhu cầu liên quan đến sự phục hồi của các thị trường hạ nguồn vẫn tồn tại, giá LLDPE đã được hỗ trợ tốt hơn. Nhu cầu đối với LLDPE đã tăng lên so với các nguyên liệu khác do nhu cầu giao đồ ăn cao hơn, đặc biệt là trong các đợt phong tỏa và hạn chế gần đây gây ra bởi biến thể Delta ở nhiều thành phố lớn của Trung Quốc. Khoảng 80% LLDPE được sử dụng trong các vật dụng màng như bao bì thực phẩm và phi thực phẩm.”

Thương nhân này nói thêm: “Tuy nhiên, mặt trái của sự gia tăng số ca nhiễm là việc các hoạt động sản xuất, vận chuyển và kinh doanh bị gián đoạn. Cùng với Covid, các trận lụt đang xảy ra trên khắp các tỉnh miền Đông và miền Nam cũng ảnh hưởng đến hoạt động.”

Trong tuần kết thúc vào ngày 13 tháng 8, giá chung của PE nhập khẩu so với tuần trước được ước tính giảm 10-20 USD/tấn LDPE film, xuống còn 1280-1340 USD/tấn, 10 USD/tấn HDPE film, xuống còn 1070-1120 USD/tấn, và giữ nguyên mức 1070-1180 USD/tấn LLDPE film, đều theo phương thức CIF Trung Quốc, tiền mặt.

(Nguồn: Chemorbis)

Báo giá PE, PP tháng 8 tăng lên bất chấp nhu cầu thấp ở châu Phi

Tại châu Phi, báo giá tháng 8 từ các nhà cung cấp Trung Đông không đổi hoặc tăng vừa phải so với mức giá tháng 7 ở hầu hết các thị trường trong khu vực. Mặc dù nguồn cung không dồi dào, song tình hình nhu cầu suy yếu đã ngăn cản người bán tìm kiếm các mức tăng lớn trong tháng 8.

Tại Nigeria, các báo giá mới cho tháng 8 từ một nhà cung cấp lớn của Ả Rập Xê Út đã tăng từ 40-50 USD/tấn và báo giá LDPE không thay đổi so với mức trước đó. Trong khi đó, ELEME – nhà sản xuất nội địa của Nigeria – cũng đã công bố giữ nguyên giá cho tháng 8.

Một thương nhân chia sẻ: “Chúng tôi đang chờ thông báo từ các nhà cung cấp châu Á nhưng họ không có khả năng cạnh tranh với các đối thủ Trung Đông,” với lý do chi phí vận chuyển tăng.

Thương nhân này cũng cho biết về danh sách các đơn đặt hàng đang chờ xử lý từ nhà sản xuất lớn và nói:

“Các lô hàng bị giao chậm đang ảnh hưởng đến mức cung trên thị trường. Nguồn cung đang giảm nhanh và điều này khiến giá tăng lên, bất chấp nhu cầu ảm đạm.”

Việc tiếp cận ngoại tệ cũng được cho là đã bị hạn chế ở Nigeria. Vào cuối tháng 7, ngân hàng trung ương của Nigeria đã ngừng bán ngoại hối cho những người đổi tiền. Quyết định này, nhằm giảm bớt áp lực lên tiền tệ của nước này, đã ngừng việc cung cấp 5,72 tỷ USD của ngân hàng trung ương mỗi năm.

Tại Kenya, báo giá mới từ một nhà sản xuất lớn của Ả Rập Xê Út đã tăng 40-50 USD/tấn, trừ các loại LDPE film vẫn duy trì mức giá tháng 7. Theo dữ liệu từ Chỉ số Giá ChemOrbis, điều này đánh dấu lần tăng giá đầu tiên kể từ tháng 5

Những người tham gia thị trường cho biết hoạt động thị trường chậm chạp hơn bình thường và doanh số bán sản phẩm cuối cùng đã giảm dần. Một nhà kinh doanh nói: “Nguồn cung không dồi dào nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu.

Tại Nam Phi, báo giá LDPE film của Ả Rập Xê Út không đổi so với tháng 7, trong khi báo giá HDPE film và LLDPE C4 film tăng khoảng 40 USD/tấn. Nguồn cung hầu như cân bằng với nhu cầu. Một nhà kinh doanh ở Durban cho biết: “Những người tham gia thị trường đang thúc đẩy để có được giá giao dịch thấp hơn, phần lớn là do các hoạt động chậm chạp.”

Tại Algeria, nhu cầu chậm chạp đã làm lu mờ thực tế là nguồn cung trong khu vực hạn chế. Theo đó, báo giá mới nhất cho LDPE film và các loại PPH không đổi so với tháng trước trong khi giá HDPE và LLDPE C4 film giảm 20-70 USD/tấn.Thương nhân ở Algiers nói: “Các hoạt động diễn ra chậm chạp do người mua đang hạn chế mua hàng ở mức nhu cầu cấp thiết.”

(Nguồn: Chemorbis)

5 công ty thành viên của An Phát Holdings là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020

Bộ Công Thương vừa công bố danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020, trên cơ sở xét chọn và đề xuất của các cơ quan hữu quan. Theo đó, Tập đoàn An Phát Holdings có 5 công ty thành viên được bình chọn là Doanh nghiệp Xuất khẩu uy tín, có đóng góp tích cực trong tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước, bao gồm: Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (mã CK: AAA), Công ty CP An Tiến Industries (mã CK: HII), Công ty CP An Thành Bicsol, Công ty CP Nhựa bao bì An Vinh, Công ty CP Vật liệu Xây dựng Công nghệ cao An Cường. Đây là thành tích hiếm có khi một Tập đoàn có đến 5 công ty thành viên được vinh danh “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”.

“Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công Thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, cũng như việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế, lĩnh vực môi trường…

Với tầm nhìn trở thành Tập đoàn nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, An Phát Holdings hiện nay sở hữu 15 CTTV, 13 nhà máy cùng văn phòng đại diện tại Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ… An Phát Holdings đã xuất khẩu sản phẩm đến gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm châu Âu, Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…, đồng thời là đối tác của rất nhiều Tập đoàn đa quốc gia.

Đây là lần thứ 3 Công ty CP Nhựa An Phát Xanh & An Tiến Industries được Bộ Công Thương công nhận là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” và lần đầu tiên Công ty CP An Thành Bicsol, Công ty CP Nhựa bao bì An Vinh, Công ty CP Vật liệu Xây dựng Công nghệ cao An Cường được chọn.

Thị trường PE Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ hơn PP từ giữa tháng 6

Tại Trung Quốc, giá PE tăng đều đặn kể từ nửa cuối tháng 6, trong đó chiếm tỷ trọng lớn  là LDPE. Trong khi đó, đối với PP, xu hướng ổn định đến tăng giá nhẹ đã chiếm lĩnh thị trường cùng trong thời kỳ này.

Giá nhập khẩu LDPE tăng mức cao nhất trong 2 Tháng

Nguồn cung cho LDPE khan hiếm đã đẩy giá lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 5, Chemorbis Price Wizard cho thấy.

PE – Import – China
Biểu đồ giá nhập khẩu nửa đầu năm 2021

Theo dữ liệu trung bình hàng tuần từ ChemOrbis Price Index, giá LDPE film theo phương thức CIF Trung Quốc đã tăng tổng cộng 135$/ tấn trong vòng 5 tuần, đạt ngưỡng 1325$/ tấn, trong khi giá LLDPE và HDPE film cùng phương thức đã tăng 65$/ tấn, lần lượt lên 1115$/ tấn và 1100$/ tấn.

Một người giao dịch (trader) cho biết “Giá nhập khẩu PE ở Trung Quốc ổn định hơn, đặc biệt đối với LDPE trong bối cảnh nguồn cung từ thị trường nước ngoài vô cùng khan hiếm. Nguồn cung trong nước cũng dần hạn chế do các hoạt động bảo trì nhà máy diễn ra liên tục. Bất chấp những lo ngại về nhu cầu kéo dài, hàng tồn kho trong nước đã giảm mạnh, phản ánh mức tiêu thụ ngày càng cao.

Giá LLDPE tương lai vẫn tăng bất chấp giá dầu thô biến động cũng tiếp tục hỗ trợ giá cả.”

Tâm lý PP được hỗ trợ bởi nguồn cung thấp

Dữ liệu của ChemOrbis cũng cho thấy mức giá trung bình của homo-PP raffia, PP injection và PPBC injection hàng tuần hiện đang ở mức 1115$/ tấn và 1185$/ tấn, tính theo phương thức CIF Trung Quốc, bằng tiền mặt. Nếu không tính đến sự tăng trưởng nhẹ vào cuối tháng 6, giá các mặt hàng này hầu như không thay đổi trong 5 tuần qua.

PP – Import – China
Biểu đồ giá PPH raffia/ injection và PPBC injection

Giá nhập khẩu PP không đổi do nguồn cung từ thị trường nước ngoài hạn chế trong khi vẫn có sự trợ giá từ Dalian trong bối cảnh hàng tồn kho trong nước giảm. Trong khi nhu cầu chung vẫn còn hạn chế trong mùa tạm lắng, hoạt động mua hàng đã có sự gia tăng trong tuần này, giúp tâm lý thị trường trở nên tốt hơn.” Một trader khác cho biết.

PP, LLDPE tương lai tăng khi nhu cầu tăng

Tính đến 22/07, giá LLDPE và PP kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hoá Dalian lần lượt tăng CNY220/ tấn (34$/ tấn) và CNY283/ tấn (44$/ tấn). Đợt tăng giá Dalian tương lai cũng đã thúc đẩy giá PP và PE nội địa giao ngay tại Trung Quốc.

Bất chấp sự biến động về giá trị năng lượng, mức giá tại Đại Liên tiếp tục được thúc đẩy cao hơn do sự sụt giảm tồn kho tại Trung Quốc, phản ánh nhu cầu tăng.

Theo các nguồn tin thị trường, tổng tồn kho polyolefin của 2 nhà sản xuất lớn của Trung Quốc đã giảm 45000 tấn trong tuần, xuống chỉ còn 660.000 tấn vào 22/7.

Bên cạch đó, mối lo ngại về các nhà máy mới ở Trung Quốc vẫn diễn ra bất chấp mức tồn kho hiện tại thấp. Các nhà máy khoảng 1,3 triệu tấn LLDPE/năm, 1,4 triệu tấn HDPE/ năm và 1,9 triệu tấn PP/năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động tại nước này trong giai đoạn tháng 7 – tháng 8.

Nguồn: ChemOrbis

Quỹ đầu tư Anh Quốc Actis đầu tư hơn 20 triệu USD vào KCN An Phát 1 của An Phát Holdings

 Actis – Quỹ đầu tư toàn cầu về phát triển cơ sở hạ tầng bền vững kí kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Khu Công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát (An Phát Complex), trong đó Actis sẽ đầu tư hơn 20 triệu USD vào KCN An Phát 1 để sở hữu 49% cổ phần của công ty. Bên cạnh đó, An Phát Holdings và Actis còn kí kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác phát triển dự án mở rộng và cho thuê nhà xưởng/kho bãi trị giá 250 triệu USD

Tập đoàn An Phát Holdings (mã CK: APH) và Quỹ đầu tư hàng đầu về phát triển cơ sở hạ tầng bền vững Actis vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác trong 2 lĩnh vực: phát triển khu công nghiệp và nhà xưởng, kho bãi cho thuê. Theo đó, Actis sẽ đầu tư hơn 20 triệu USD vào KCN An Phát 1 để sở hữu 49% cổ phần. Bên cạnh đó, hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác phát triển dự án mở rộng và cho thuê nhà xưởng, kho bãi trị giá lên tới 250 triệu USD.

Ông Phạm Văn Tuấn (trái), Phó Tổng Giám đốc An Phát Holdings kí kết hợp tác với Actis

Chia sẻ về quyết định đầu tư phát triển dự án bất động sản công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam và bắt tay hợp tác với An Phát Holdings, ông Brian Chinappi, Giám đốc phụ trách lĩnh vực Bất động sản Châu Á của Actis nói: “Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp và hậu cần logistics nằm trong chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bền vững của chúng tôi tại các thị trường phát triển châu Á và toàn cầu. Chúng tôi nhận thấy những cơ hội hấp dẫn để theo đuổi chiến lược của mình trong lĩnh vực này nhờ vào những yếu tố mà ở Actis chúng tôi gọi là “4D”: Sự thay đổi nhân khẩu học (Demographic shifts), Chuyển đổi số (Digital disruption), Thiếu hụt nguồn cung (Deficient supply) và Nhu cầu cho lĩnh vực này (Demand for yield). Thị trường bất động sản công nghiệp và hậu cần của Việt Nam đang cho thấy tiềm năng tăng trưởng vượt bậc nhờ vào làn sóng chuyển dịch sản xuất; xuất nhập khẩu trong nước tăng trưởng mạnh và sự chuyển dịch nhanh chóng sang bán lẻ thương mại điện tử.

Ông Brian Chinappi, Giám đốc phụ trách lĩnh vực Bất động sản Châu Á của Actis

An Phát Holdings là doanh nghiệp có bề dày thành tích và kinh nhiệm trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, có chiến lược rõ ràng. Hơn nữa cả Actis và An Phát Holdings đều cùng chung định hướng cam kết phát triển bền vững. Đầu tư phát triển dự án KCN An Phát 1 là khởi đầu cho mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa An Phát Holdings và Actis. Chúng tôi hy vọng hai bên sẽ cùng nhau phát triển các dự án khu công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi trên quy mô lớn”.

Chia sẻ về việc hợp tác, ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings đánh giá: “Đây sẽ là bước đầu tiên trong quá trình hợp tác lâu dài giữa An Phát Holdings và Actis, nhằm phát triển An Phát 1 thành khu công nghiệp hàng đầu miền Bắc. Với chúng tôi, sự hợp tác lần này không chỉ là việc cấp vốn, đó còn giúp An Phát Holdings có thêm nguồn lực để triển khai các dự án mới, mở rộng tiềm năng của mảng bất động sản khu công nghiệp. Đồng thời, sự hợp tác giúp chúng tôi nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phát triển tối đa năng lực vận hành khu công nghiệp An Phát 1”.

Ông Đinh Xuân Cường, Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc An Phát Holdings

Actis là nhà đầu tư toàn cầu về phát triển cơ sở hạ tầng bền vững. Quỹ đầu tư này đã có nhiều năm kinh nhiệm và bề dày hoạt động tại các thị trường mới nổi tại Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh, huy động hơn 19 tỷ USD với hơn 260 khoản đầu tư trong suốt 20 năm qua. Actis đã làm việc với các nhà đầu tư hàng đầu thế giới để nắm bắt cơ hội đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng bền vững. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm và phương pháp tiếp cận dựa trên giá trị, Actis mang lại lợi nhuận cạnh tranh cho các nhà đầu tư và tác động tích cực mang tính chuyển đổi cho các quốc gia, thành phố, cộng đồng mà Actis đã đầu tư. Hiện tại, Actis có đội ngũ hơn 120 chuyên gia đầu tư, làm việc tại 17 văn phòng trên toàn cầu.

KCN An Phát 1 là dự án thuộc Công ty Cổ phần KCN Kỹ thuật cao An Phát 1, là công ty con của An Phát Bioplastics (mã CK: AAA), thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings. KCN An Phát 1 cũng là một trong 04 khu công nghiệp mới tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, với diện tích 180ha giai đoạn 1 và có vốn điều lệ là 375 tỷ. Khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp dự kiến sẽ thu hút 50 – 70 nhà máy sản xuất, tạo việc làm cho khoảng 12.000 lao động, và đạt tỉ lệ cho thuê 100% vào năm 2024.

Sơ đồ KCN An Phát 1

Mục tiêu của An Phát 1 là phát triển hạ tầng khu công nghiệp kĩ thuật cao, thân thiện môi trường hàng đầu Hải Dương, nơi thu hút nhà đầu tư từ nhiều lĩnh vực như điện tử, thực phẩm và đồ uống (F&B), nhựa, ép phun, công nghiệp hỗ trợ…

Hiện tại, An Phát 1 đang trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, chuẩn bị cho kế hoạch khởi công xây dựng vào tháng 7/2021. Dự kiến khu công nghiệp sẽ đi vào hoạt động và khai thác thương mại từ quý IV/2021.

An Phát Holdings là Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa công nghệ cao và thân thiện với môi trường hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Hiện doanh nghiệp đang sở hữu 02 khu bất động sản công nghiệp hàng đầu miền Bắc là An Phát Complex và An Phát 1 (dự án hợp tác cùng Actis). Định hướng trong 5 năm tới, Tập đoàn sẽ phát triển một quỹ đất công nghiệp lớn tại Hải Dương, nơi có vị thế địa chính trị thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với lực lượng lao động chất lượng, cơ sở vật chất đồng bộ và vị trí địa lý gần các cảng biển, hàng không lớn, gần biên giới Trung Quốc – công xưởng sản xuất của thế giới.

Thị trường PE giao ngay bắt đầu giảm kể từ mức giá cao nhất mọi thời đại tại Châu Âu

Các thị trường PE của Châu Âu đã đảo chiều xu hướng sau 7 tháng tăng giá liên tiếp và bắt đầu giảm từ mức giá cao nhất mọi thời đại nhờ sự trở lại của các đơn chào hàng nhập khẩu cạnh tranh và sự kháng cự lạm phát tăng cao ngày càng mạnh mẽ.

Các nhà cung cấp PE ban đầu đã tiếp cận thị trường với việc tiếp tục tăng giá cho các sản phẩm xuất xứ từ Châu Âu do giá ethylene tăng. Tuy nhiên, họ đã phải lùi một bước và áp dụng các ưu đãi nhằm kích cầu người mua hàng trong tháng.

Nguyên liệu không có xuất xứ từ Châu Âu chạm dưới mức giá giao ngay

Hàng nhập khẩu cạnh tranh đã giúp chấm dứt đà tăng 7 tháng liên tục của thị trường giao ngay. Mức phí bảo hiểm khổng lồ của Châu Âu so với các thị trường khác trên toàn cầu đã thu hút nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn. Hàng nhập khẩu cập bến đã cứu trợ cho các thị trường khu vực, vốn đang phải vật lộn với sự thắt chặt trong bối cảnh sản xuất trục trặc và nhiều rào cản hậu cần cản trở nhập khẩu.

Nguồn nguyên liệu xuất xứ ngoài Châu Âu có giá thấp hơn khoảng €200-300/ tấn so với biên độ giao ngay phổ biến, làm tăng thêm áp lực lên các nhà cung cấp trong khu vực.

Như đối với LDPE, nguyên liệu của Ả Rập Xê Út được chào giá €1950/tấn FD Italy, 60 ngày. Tại thời điểm này, mặc dù chưa được xác nhận rộng rãi nhưng một số người mua đã cho biết mức giá chào bằng hoặc thấp hơn 1 chút so với mức €1900/tấn FD.

Màng LLDPE C4 của Nga, Ả Rập Xê Út và Mỹ được chào bán trong khoảng €1600-1650/ tấn với các điều khoản tương tự.

Báo giá HDPE film đứng ở mức €1480-1500/ tấn cho các xuất xứ khác nhau, trong khi HD b/m của Ai Cập được báo giá là €1420/ tấn. Tại Đức, Mỹ, Ai Cập, các giao dịch HDPE inj, hiện ở mức €1600-1650 tấn FD, 60 ngày

PE vẫn ở mức cao kỷ lục sau khi giảm

Thị trường PE giao ngay trên cơ sở của FD Italy/ NEW vẫn đang ở mức cao nhất mọi thời đại sai khi chạm đỉnh. Trong khi đó, áp lực lên LDPE khá vừa phải so với các nhóm ngành khác. Các loại HDPE cũng giảm mạnh hơn.

Bất chấp sự sụt giảm gần đây, giá LDPE và LLDPE trung bình hàng tuần trên cơ sở FD Italy vẫn cao hơn 113% so với T11/2020, thời điểm bắt đầu xu hướng tăng giá đầu tiên. Trong khi đó, các loại HDPE vẫn cao hơn gần 90-100% so với t11.

Dự báo giảm giá khiến người mua từ bỏ

Những đợt giảm giá trong tháng 6 không thể khuấy động nhu cầu khi người mua bởi họ kì vọng giá giao ngay sẽ tiếp tục giảm sâu hơn trong nửa cuối tháng 6 và tháng 7. Vì vậy, họ không mua thêm các nguyên liệu mới, vì thực tế là giá vẫn đang ở mức lạm phát. Một đơn vị chuyển đổi cho biết “Khách hàng cuối cùng cũng đã đứng ngoài cuộc chơi và chờ đợi giá nguyên liệu thô giảm, điều này ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh nói chung của thị trường.”

Nguồn: chemorbis.com

Lọc hóa dầu Bình Sơn sản xuất và xuất bán sản phẩm hạt nhựa mới T3050

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã xuất bán 150 tấn sản phẩm hạt nhựa mới T3050 đầu tiên cho Công ty An Thành Bicsol tại kho chứa phân xưởng sản xuất hạt nhựa Polypropylene.

Lọc hóa dầu Bình Sơn sản xuất và xuất bán sản phẩm hạt nhựa mới T3050 - Ảnh 1.
Kỹ sư BSR kiểm tra lô sản phẩm mới T-3050 trước khi xuất xưởng – Ảnh: BSR

Việc xuất bán lô sản phẩm hạt nhựa mới T3050 vào sáng ngày 21-12 thể hiện nỗ lực, quyết tâm cao của đội ngũ kỹ sư BSR trong gần 1 tháng triển khai công tác nghiên cứu, đánh giá và sản xuất thử nghiệm.

Trước đó, vào ngày 17-12-2020, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành sản xuất và đóng gói thành công lô sản phẩm hạt nhựa Polypropylene mới T3050 (Homo PP Yarn MFR 5 g/10 phút) với sản lượng 150 tấn.

Trong năm 2020, BSR đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm tăng cường tỉ lệ sản xuất các sản phẩm hoá dầu mới bên cạnh các sản phẩm lọc dầu và hóa dầu truyền thống.

Cuối tháng 4-2020 và trong tháng 7-2020, BSR đã xuất bán 58.740 m3 sản phẩm mới Treated LCO (sản phẩm trung gian làm nguyên liệu hóa dầu) cho khách hàng Huyndai Oil Bank và VietSea, giúp gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty.

Sản phẩm mới T3050 là bước đi tiếp theo của BSR trong tiến trình đa dạng hóa sản phẩm hóa dầu có giá trị và hiệu quả kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Lọc hóa dầu Bình Sơn sản xuất và xuất bán sản phẩm hạt nhựa mới T3050 - Ảnh 2.
BSR xuất bán thành công sản phẩm hạt nhựa mới – Ảnh: BSR

Trong những năm qua, các sản phẩm hóa dầu Polypropylene của BSR T3034 và I3110 đã được khách hàng đánh giá cao và có chất lượng rất tốt so với các sản phẩm ngoại nhập từ Hàn Quốc, Thái Lan…

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất hạt nhựa Polypropylene, BSR đã đưa ra chiến lược sản xuất và xuất bán ra thị trường các chủng loại sản phẩm hạt nhựa Polypropylene mới như màng BOPP, F-5110, F-6070, Fiber, Cast Film và PP tự phân hủy trong thời gian đến.

Ông Lê Văn Thanh – đại diện Công ty An Thành Bicsol – cho biết, Công ty An Thành Bicsol là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh. Công ty An Thành Bicsol sẽ sử dụng hạt nhựa mới T3050 của BSR để chạy thử nghiệm trong các dây chuyền sản xuất của nhà máy. Nếu kết quả tốt, Công ty An Thành Bicsol sẽ có nhu cầu chào mua khoảng 1.500 tấn/tháng hạt nhựa chủng loại T-3050 này.

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn do dịch COVID-19, nhu cầu và giá sản phẩm xăng dầu giảm mạnh, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp sản xuất hạt nhựa Polypropylene thông thường, việc BSR phát triển sản phẩm mới có hiệu quả kinh tế cao nhằm tiếp cận với thị trường ngách sẽ giúp gia tăng lợi nhuận, tạo nên dấu ấn mới vào thời điểm sản xuất kinh doanh những ngày cuối năm 2020 và định hướng phát triển trong những năm tiếp theo.

Để đáp ứng nguyên liệu có tính chất phù hợp cho các dòng máy dệt sợi phẳng hiện đại và siêu tốc ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và thế giới, sản phẩm nhựa T3050 là loại vật liệu hạt nhựa mới được cải tiến trong các chủng loại sản phẩm Yarn và đã được sản xuất thành công để ứng dụng cho lĩnh vực sản xuất dây thừng, băng kéo, sợi thô cho bao dệt, bao bì đóng gói, bao bì công nghiệp và nông nghiệp như vải dệt, bao FIBC…

Nguồn: tuoitre.vn