Các nhà sản xuất nhựa Châu Âu lo lắng trước tình trạng thiếu hụt hạt nhựa

Tình trạng thiếu hụt hạt nhựa đang được các nhà sản xuất nhựa dẻo cảnh báo ở nhiều nơi
Tình trạng thiếu hụt hạt nhựa đang được các nhà sản xuất nhựa dẻo cảnh báo ở nhiều nơi
Tình trạng thiếu hụt hạt nhựa đang được các nhà sản xuất nhựa dẻo cảnh báo ở nhiều nơi

Ông Ron Marsh, chủ tịch Liên hiệp Nhựa Châu Âu (EuPC) cho biết “Chúng tôi đang cố gắng để tránh lặp lại tình trạng như năm2015”. Marsh cho biết đã có sự gia tăng đáng báo động về các trường hợp bất khả kháng, đặc biệt vào cuối năm 2020. Thị trường PVC đã bị ảnh hưởng, những tuần gần đây cũng chứng kiến sự khan hiếm ngày càng tăng của LDPE, ABS, isocyanes và polyols và có một số trường hợp đáng kể đã tăng giá, theo báo cáo của Plasteurope.com.

Theo cơ sở dữ liệu của PIE’s Polyglobe, các trường hợp bất khả kháng tại Châu Âu trong năm 2020 ở mức trung bình so với các năm trước, chủ yếu tập trung vào cuối năm.

Liên hiệp Nhựa Châu Âu được thành lập vào năm 2015 – đây là một năm diễn ra sự thiếu hụt nguyên liệu vô cùng nghiêm trọng ở thị trường châu Âu, vì vậy họ đánh giá tình trạng hiện tại khá bấp bênh như giai đoạn trước đó, mặc dù mối quan hệ giữa PlasticsEurope (tổ chức của các nhà sản xuất) và EuPC vẫn thoải mái như thường lệ. Tuy nhiên, EuPC hiện không phải là hiệp hội duy nhất đang gửi đi những tín hiệu báo động về tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.

Hiệp hội chuyển đổi vật liệu tổng hợp và nhựa quốc gia Pháp Fédération de la Plasturgie et des Composites (FEP, Paris), hiện là một phần của Quỹ bảo trợ các nhà chế biến nhựa Pháp Polyvia (www.polyvia.fr), được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, cũng đã lên tiếng về mối lo ngại này. Hiệp hội đề cập đến các vấn đề như “giá cả tăng nhanh” và “nguy cơ gián đoạn sản xuất ngày càng cao”. Dưới sự lãnh đạo của Emmanuelle Pedrix, chủ tịch công ty sản xuất khuôn ép phun Rovip, và Jean Martin, cựu Tổng giám đốc của FEP và hiện là Tổng giám đốc của Polyvia, hiệp hội đã cảnh báo các nhà sản xuất không nên lợi dụng tình hình và “áp đặt hợp đồng mà không có thương lượng”. Martin cho biết, những lời giải thích mà các nhà sản xuất đưa ra cho sự thiếu hụt là do “cung không đủ đáp ứng cầu”. Cả hai liên đoàn – EuPC và Polyvia – đều cho thấy họ sẵn sàng liên hệ với các nhà sản xuất, nhấn mạnh “nhu cầu khẩn cấp về các cuộc đàm phán mà không làm hỏng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau”. Để giải thích rõ hơn, Polyvia cho biết họ đang nỗ lực tìm giải pháp cho “tình trạng hoàn toàn mất cân bằng” do các trường hợp bất khả kháng không tương ứng với các tình huống chính của khách hàng hoặc các nhà sản xuất nhựa không tính toán đến những tình huống này một cách nghiêm túc.

Ở Đức, thị trường nguyên liệu khả quan hơn. Martin Engelmann (Industrievereinigung Kunststoffverpackungen) cho biết thị trường bao bì hiện đang bình ổn trên diện rộng. Tuy nhiên, Michael Weigelt, Giám đốc điều hành Tecpart xác nhận rằng hiện nay giá nhựa kỹ thuật – nhựa nhiệt dẻo đang biến động mạnh

Martin chia sẻ với PIE “Quan sát tình hình từ tháng 12, chúng tôi nhận thấy Châu Á đang phải trả giá cao hơn và cũng không có hàng nhập khẩu từ Mỹ và Trung Đông, một số cũng đang được bán sang Châu Á. Các hợp đồng khách hàng dài hạn không đáng lo ngại, nhưng các công ty đang tăng sản lượng trong ngắn hạn, do đó đòi hỏi nhiều nguyên liệu hơn, sẽ phải chuẩn bị cho thời gian giao hàng dài hơn.” Mặt khác, Martin cũng chưa nhận thấy bất kỳ sự thiếu hụt nào đối với nguyên liệu thô, trừ PA 6.6. Loạiguyên liệu này hiện khá khan hiếm sau một vài lần ngưng hoạt động.

Nguồn: Plasteurope.com

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 15/4 – 22/4/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, dịch bệnh Covid – 19 tiếp tục ghi nhận những diễn biến trái chiều tại các khu vực trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 mới, gặp khó khăn trong triển khai các chương trỉnh tiêm chủng hoặc thiếu định hướng chính sách từ chính quyền. Theo đó, mặc dù việc kiểm soát dịch bệnh đã có tín hiệu cải thiện tại Mỹ và một số nước EU, kéo theo việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch nhưng nhìn chung tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đặc biệt tăng mạnh ở Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và đang có xu hướng bùng phát mạnh mẽ tại các quốc gia châu Á bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. Với diễn biến này, cơ hội để kinh tế toàn cầu đạt được sự phục hồi nhanh chóng đồng đều sau cuộc khủng hoảng Covid-19 đang dần trở nên mờ nhạt và kinh tế thế giới hiện đang đối mặt với các triển vọng tăng trưởng khác nhau rõ rệt, phụ thuộc và tốc độ kiểm soát dịch bênh của từng quốc gia.

Hiện kinh tế toàn cầu đã sắp kết thức 4 tháng đầu năm 2021 và đang bước vào giai đoạn tăng trưởng quan trọng trong bối cảnh chính quyền các nước phải đối mặt với việc lựa chọn mở cửa nền kinh tế bất chấp sự lây lan của virus và quyết định thực hiện thêm các biện pháp kích thích kinh tế vĩ mô nhằm hỗ trợ nền kinh tế cho dù có thể gặp những tác động tiêu cực trong dài hạn. Yếu tố quan trong nhất để kiểm soát được dịch bênh, tiến tới hồi phục kinh tế trong giai đoạn này chính là các biện pháp kiên quyết để kiểm soát dịch bệnh, đẩy mạnh triển khai tiêm phòng vaccine cùng với các chính sách và các gói kích thích tiền tệ cân bằng, góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cũng như hỗ trợ hoạt động sản xuất.

Kinh tế Mỹ

  • Trước ảnh hưởng tích cực nhờ các gói cứu trợ lớn đã được thông qua và những nỗ lực trong việc triển khai đến tiêm vaccine, niềm tin của người tiêu dùng vào xu hướng hồi phục kinh tế Mỹ đã liên tục tăng cao.
  • Thị trường lao động Mỹ cũng được cải thiện đặc biệt tại khu vực sản xuất, xây dựng, giải trí và khách sạn.
  • Doanh số bán lẻ trong tháng 3/2021 tăng 9,8% cao hơn mức dự báo 5,9% trước đó.
  • Nhiều định chế tài chính, bao gồm FED, nhận định kinh tế Mỹ có ckhar năng đạt mức tăng trưởng lên tới 7% trong năm 2021.

Kinh tế Trung Quốc

  • Kinh tế Trung Quốc phục hồi rõ nét nhờ được thúc đẩy bỏi nhu cầu mạnh mẽ ở cả trong nước và ngoài nước.
  • Tăng trưởng GDP quý I/2021 đặt mức kỷ lục 18,3% so với cùng kỳ năm trước;
  • Sản lượng xông nghiệp tăng 14% so với cùng kỳ năm trước nhưng chậm lại so với mức tăng 35,1% trong tháng 2/2021.
  • Doanh số bán lẻ trong tháng 3/2021 tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước.
  • Đầu tư vào tài sản cố định đã tăng 25,6% trong quý I/2021
  • PboC đang chuyển trọng tâm chính sách sang hạ nhiệt tăng trưởng tín dụng để giúp kiềm chế nợ và hạn chế rủi ro tài chính.
  • Đà phục hồi kinh tế dự báo có xu hướng chửng lại do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -1 9 trên toàn cầu.
  • Tuần qua, Trung Quốc cũng đã hoàn tất tiến trình thông qua RCEP sau khi nước này trình văn kiện thông qua tới Tổng thư ký Hiệp hội ASEAN.

Kinh tế trong nước

  • Trong lĩnh vực thương mại, sau khi tăng mạnh trong tháng 3/2021, hoạt động xuất khẩu trong tháng 4/2021 đã “chững lại” với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 25 tỷ USD, giảm 15,7% so với tháng trước nhưng tăng 42% so cùng kỳ năm ngoái.
  • Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4/2021 ước đạt 25,9 tủ USD, giảm 9% so với tháng trướng và tăng 37,6% so với tháng 4/2020.
  • Cán cân thương mại đã thâm hụt 900 triệu USD trong tháng 4/2021, nhưng tính chung 4 tháng đầu năm 2021 vẫn thặng dư gần 1,9 tỷ USD. Trong đó cơ cấu nhập khẩu hàng hóa chuyển biến tích cực với tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng, tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng giảm.
  • Tín dụng của toàn nền kinh tế tăng 3,34% so với năm trước do sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh và những hỗ trợ chính sách điều hành của NHNN.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 08/4 – 15/4/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới tuần qua nhìn chung tiếp tục ghi nhận xu hướng hồi phục của nhiều nền kinh tế trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid – 19 đã dịu bớt, khiến nhiều quốc gia thu hẹp kệnh kiểm soát và giãn cách. Tuy nhiên, rủi ro dịch bệnh bùng phát trở lại vẫn còn hiện hữu trong bối cảnh việc tiêm vaccine triển khai chậm tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, tại một số quốc gia đã xuất hiện tình trạng biến chứng sau khi được tiêm vaccine phòng bệnh của một số hãng dược phẩm lớn, bao hồm, vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca của Johnson&Johnson, diễn biến này  cũng góp phần khiến việc triển khai tiêm vaccine bị “chững” lại. Xác định sự châm trễ trong việc triển khai tiêm vaccine là rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt, trong tuần qua, một số lãnh đạo cấp cao của IMF đã kêu gọi các nước phát triển hỗ trợ các nước kém phát triển hơn trong việc tiếp cận vaccine ngừa Covid – 19 và coi việc đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao là “ưu tiên hàng đầu”. Cùng với IMF, trong tuần qua WB đã cam kết tài trợ 2 tỷ USD để cung cấp vaccine cho khoảng 40 nước đang phát triển vào cuối tháng 4/2021 và dự kiến sẽ mở rộng cam kết lên 4 tỷ USD để cung cấp cho 50 nước vào giữa năm nay nhằm hỗ trợ việc kiểm soát đại dịch, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Kinh tế Mỹ

  • Chỉ số CPI đã tăng 0,6% so với tháng trước và đánh dấu mức tăng mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 8/2012.
  • PPI trong tháng 3/2021 tăng 1% so với tháng trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Áp lực chi phí đang gia tăng khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại sau giai đoạn hạn chế hoạt động vì đại dịch Covid-19.

Kinh tế Trung Quốc

  • Kim ngạch xuất khẩu tính theo USD trong tháng 3/2021 tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu tăng 38,1%, tạo ra thặng dư thương mại lên tới 13,8 tỷ USD cho tháng này .
  • PPI của Trung Quốc trong tháng 3/2021 đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn rất nhiều với mức tăng 1,7% trong tháng 2/2021.
  • CPI tăng 0,4% trong tháng 3/2021 so với cùng kỳ năm trước.
  • Đây là những dấu hiệu nhất cho thấy đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong quý I năm nay.
  • Trung Quốc hiện đang hưởng lợi từ lực cầu toàn cầu tăng mạnh khi các chương trình triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.

Kinh tế châu Âu

  • Kinh tế khu vực châu Âu đang có tín hiệu tích cực hơn nhờ việc triển khai tiêm chủng được thúc đẩy mạnh và một số biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa đại dịch đã được nới lỏng.
  • Doanh thu bán lẻ của khu vực EU trong tháng 2/2021 tăng 2,9% so với tháng trước trong khi doanh thu bán lẻ khu vực Eurozone cũng ghi nhân mức tăng 3% cải thiện đáng kể so với mức giảm 5,2% trong tháng trước đó.
  • Tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến hàng loạt nước châu Âu đưa ra biện pháp thắt chặt trở lại trong tháng 3/2021, dự kiến kinh tế châu lục này sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn để có thể hồi phục trở lại trong thời gian tới.

Kinh tế trong nước

  • Cùng với diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế vĩ mô, hoạt động ngoại thương trong quý I.2021 cũng ghi nhận sự bứt phát rõ nét ở cả 2 chiều xuất và nhập khẩu cho thấy xuất khẩu tiếp tục là một trong những động lực quan trọng nhất trong tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam.
  • Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 78,4 tỷ USD tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 26,8% lên 75,8 tỷ USD
  • Cán cân thương mại trong 3 tháng đầy năm xuất siêu gần 2,8 tỷ USD
  • Hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại cũng như việc tận dụng hiệu quả các FTA đã có hiệu lực được thể hiện rõ ràng hơn trong bối cảnh xuất khẩu tới các thị trường xuất khẩu lớn nhất và quan trong nhất của Việt Nam

Trong những quý tiếp theo, cùng với việc đầu tư công, dự kiến hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục là một trong 2 động lực quan trọng nhất trong việc thúc đẩy GDP, tiến tới đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần 18/3-25/3/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, kinh tế toàn cầu tiếp tục chịu đựng sức ép trong bối cảnh diễn biến dịch Covid vẫn rất phức tạp cho dù nhiều quốc gia đã đẩy mạnh triểu khai chương trình tiêm vaccine phòng ngừa. Theo số liệu mới nhất của WHO, số ca nhiễn virus SAS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên toàn thế giới tiếp tục được tăng trong tuần thứ 4 liên tiếp do sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới, trong đó đặc biệt tăng mạnh tại một số quốc gia EU, Ấn Độ. Theo IMF, hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy xu hướng hồi phục mạnh mẽ hơn của nền kinh tế toàn cầu, song cảnh báo những nguy cơ đáng kể vẫn còn tồn tại, trong đó, rủi ro lớn nhất là sự xuất hiện những biến thể mới của dịch bệnh. Trong quá trình hồi phục kinh tế thế giới, sự hợp tác ứng phó của các nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Chỉ khi tình hình dịch bệnh của tất cả các nước và khu vực được khống chế hiệu quả, thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới có thể được cải thiện thực sự.

Kinh tế Mỹ

  • Kinh tế Mỹ nhìn chung đang tăng trưởng nhanh hơn kể từ đầu tháng 3/2021 khi thời tiết cải thiện, Chính phủ nới lỏng các hạn chế giãn các và gói kích thích tài chính đã đem lại những hiệu quả tích cực.
  • Các doanh nghiệp dịch vụ như nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, hãng hàng không và khách sạn có mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua => chỉ số PMI trong ngành dịch vụ tháng 3/2021 theo tính toán sơ bộ đạt 60 điểm.
  • PMI ngành sản xuất cũng tăng từ 58,6 điểm trong tháng 2/2021 lên 59 điểm trong tháng 3/2021.
  • Trên thị trường bất động sản, doanh số bán nhà trong tháng 3/2021 giảm 6,6% so với tháng trước.
  • Số lượng đơn đặt hàng mua sản phẩm lâu bền của các nhà máy tháng 2/2021 giảm 1,1% so với tháng trước, đánh giấu mức giảm đầu tiên của chỉ số này trong 10 tháng gần đây.
  • Hiện chính quyền Mỹ đang nỗ lực hỗ trợ đà phục hồi của kinh tế Mxy thông qua việc đẩy mạnh chi tiêu công. Theo đó, sau gói kích cầu 1,9 nghìn tỷ USD sẽ được thực thi trong tháng 3/2021, chính quyền tổng thống Mỹ đang cân nhắc tiếp tục đưa ra gói hỗ trợ 3 nghìn tỷ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo giục và biến đổi khí hậu.

Kinh tế khu vực Eurozone

  • Nhiều nền kinh tế trong châu lục như Đức, Pháp, Italia tiếp tục phải gia hạn lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực trên cả nước trước sự lây lan của dịch Covid – 19.
  • PMI trong tháng 3/2021 ước tính đạt 52,5 điểm, vượt xa so với mức 48,8 điểm trong tháng 2/2021.  Trong đó, PMI lĩnh vực sản xuất ước tính 62,4 điểm cao hơn đáng kể so với tháng trước; PMI trong lĩnh vực dịch vụ vẫn tiếp tục suy yếu dưới tác động của dịch Covid – 19, sơ bộ trong tháng 3/2021 đạt 48,8 điểm.

Kinh tế Nhật Bản

  • Kinh tế Nhật Bản ghi nhận một số tín hiệu tích cực do được hỗ trợ bởi triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu khi ngày càng nhiều quốc gia triển khai vaccine ngừa dịch.
  • PMI lĩnh vực sản xuất trong tháng 3/2021 đạt 52 điểm tăng nhẹ so với tháng 2/2021, đánh dấu tháng mở rộng thứ 2 liên tiếp.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ trong tháng 3/2021 tiếp tục so hẹp, đạt 46,5 điểm.

Kinh tế trong nước

  • Trên thị trường tài chính, hoạt động tín dụng tiếp tục tăng trưởng trước xu hướng hồi phục của nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tín dụng thời gian tới vẫn phụ thuộc đáng kể vào tình hình dịch Covid-19.
  • Trong lĩnh vực ngoại thương, mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng gián đoạn, đồng thời dịch bệnh vẫn đang tiến triển phức tạp khiến nhiều quốc gia tiếp tục phải gia hạn phong tỏa, ảnh hưởng rất lớn tới tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giầy,… tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, xuất khẩu hàng hóa có sự tăng trưởng khá bởi hàng loạt FTA mà việt Nam đã tham gia ký kết.

 

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 2/2021 đạt 464 triệu USD, giảm 18,8% so với tháng 1/2021. 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hóa chất đạt 1,04 tỷ USD tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Nhiều loại hóa chất nhập khẩu giảm mạnh trong tháng 2/2021 như Axit terephthalic tinh chế, Amoni clorua, Propylene, Toluene,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 2/2021 đạt 495 ngìn tấn với trị giá 756 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với tháng 1/2021. 2 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,13 triệu tấn với trị giá 1,72 tỷ USD, tăng 11,6% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
  • Giá nhập khẩu PE tăng 1,9%; PP tăng 4,7%; PET tăng 6,4%; PVC tăng 2,2%; PS tăng 4,7%; ABS tăng 3% so với tháng 1/2021.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng 3/2021, đạt 415 triệu USD, tăng 56,4% tháng 2/2021 và tăng 36,5% so với tháng 3/2020. Trong quý I/2021, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt 1,057 tỷ USD tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2021, cos 21 chủng loại sản phẩm nhựa được xuất khẩu trong đó có 11 sản phẩm nhựa đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, 2 chủng loại nhựa đạt trên 100 triệu USD là Tấm, phiến, màng nhựa và Túi nhựa.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 18/03 – 25/03/2021

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

• Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 191 nghìn tấn với trị giá 306 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 1,5% về trị giá so với tuần trước.
• Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản tăng mạnh; từ thị trường Thái Lan, Đài Loan giảm so với tuần trước.

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường xuất khẩu

• Theo sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nhựa trong tuần qua đạt 133,8 triệu USD, giảm 3,7% so với tuần trước.

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần 11/3-18/3/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, kinh tế toàn cầu tiếp tục ghi nhận những tín hiệu thích cực trong bối cảnh dịch Covid – 19 đang từng bước được kiểm soát và hoạt động sản xuất, tiêu dung, việc làm, đầu tư cũng như các thị trường tài chính đang ấm dần lên.

Trong báo cáo cập nhật triển vọng lonh tế phát hành ngày 9/3/2021, OECD đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2021 và 2022 lên lần lượt là 5,6% và 4%, cao hơn so với mức dự báo được đưa ra trước đó.  

Kinh tế Mỹ

  • Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tính đến cuối tháng 2/2021 giảm xuống còn 6,2%, nguyên nhân là do khu vực phi nông nghiệp có them 379 nghìn công việc mới trong tháng.
  • Kế hoạch cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden đã được Thượng viện thông qua và dự kiến sẽ sớm đc Hạ viện thông qua trong tuần tới.
  • FED có thể thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự báo.

Kinh tế khu vực Trung Quốc

  • Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2/2021 của Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng kỷ lục với mức tăng tới 154,9% so với cùng kỳ năm trước trong khi nhập khẩu tăng 17,3% – mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.
  • Nhu cầu trong nước hồi phục ổn định đã giúp cho những PPI của nước này trong tháng 2/2021 tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Trung Quốc đang được nhờ hưởng lợi nhờ thành công trong việc ngăn chặn dịch Covid – 19 cọng với hang loạt các biện pháp kích thích của chính quyền nước này đã giúp thúc đẩy kinh tế đất nước sau những tác động nặng nề do đại dịch gây ra.

Kinh tế trong nước

  • Trên thị trường tài chính, kể từ đầu tháng 3/2021, lãi suất tiết kiệm tại một số ngân hang thương mại có dấu hiệu tăng trở lại sau nhiều tháng sụt giảm do dịch Covid – 19.
  • Chính sách lãi suất cũng đang chịu sức ép sau khi lạm phát tháng 2/2021 tăng tới 1,52% so với tháng trước. Tuy nhiên trong bối cảnh thanh khoản toàn hệ thống nhìn chúng vẫn tương đối tích cực cộng với sức ép liên quan đến tỷ lệ lam phát hay hạn mức tăng tín dụng của NHNN và đặc biệt là định hướng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, dự kiến diễn biến này chỉ xảy ra cục bộ ở một số ngân hàng, không phải xu hướng chung của thị trường và mặt bằng lãi suất huy động của toàn hệ thống ngân hàng thương mại khó có thể bứt phá trong 6 tháng đầu năm 2021.
  • Trong lĩnh vực thương mại, do trùng với thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày nên hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 2/2021 giảm mạnh so với tháng 1/2021.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 2/2021 đạt 464 triệu USD, giảm 18,8% so với tháng 1/2021. 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hóa chất đạt 1,04 tỷ USD tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 2/2021 từ các thị trường chính đều giảm so với tháng 1/2021 do có kỳ nghỉ lễ Tết kéo dài. Trong đó, giảm mạnh từ các thị trường Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc
  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ thị trường Hàn Quốc tháng 1/2021 đạt 45,9 triệu USD, tăng 2% so với tháng 12/20202 và chiếm tỷ trọng 8% tổng kim ngạch nhập khẩu hóa chất của Việt Nam
  • Một số mặt hàng có lượng nhập tăng mạnh từ thị trường Hàn Quốc trong tháng 1/2021 như: Muội carbon, Axit nitric, Toluene,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Thái Lan tháng 1/2021 đạt 50,4 nghìn tấn với trị giá 67,3 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 11,3% về trị giá so với tháng 12/2020
  • Nhập khẩu các chủng loại nhựa PVC, PS, PP từ Thái Lan giảm so với tháng 12/2020.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh và Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của sản phẩm nhựa Việt Nam.
  • Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan ciệt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 251,1 triệu USD, chiếm 33,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Mỹ tăng 90,9%.
  • Dự báo, trong quý I/2021, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng trên 70% so với cùng kỳ năm 2020.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 11/03 – 18/03/2021

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 189 nghìn tấn với trị giá 302 triệu USD, giảm cả về lượng 20,4% và trị giá 19,4% so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông giảm; từ thị trường Trung Quốc, Thái Lan tăng so với tuần trước.

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường xuất khẩu

  • Theo sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nhựa trong tuần qua đạt 139 triệu USD, giảm 3,5% so với tuần trước.

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 01/4 – 08/4/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, kinh tế thế giới ghi nhận những diễn biến tích cực trong bối cảnh hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét sau những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid- 19. Xu hướng tích cức của kinh tế toàn cầu thời gian gần đây là lý do chính khiến IMF tiếp tục nâng mức dự báo tăng trưởng và đưa ra những nhận định khả quan của kinh tế toàn cầu trong báo cáo “Triển vọng kinh tế Thế giới” được công bố vào tuần đầu tháng 4/2021.

Theo đó, IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên mức 6,0% trong năm 2021, cao hơn so với mức dự báo 5,5% được đưa ra trong báo cáo tháng 1/2021 và cao gần gấp dôi mức dự báo trong tháng 10/2020, phần lớn là nhờ các gói kích thích kinh tế cao kỷ lục của các nước nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19. Nếu dự báo của IMF trở thành hiện thực, con số này sẽ đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới kể từ năm 1976. Trong đó, sự phục hồi giữa các quốc gia tùy thuộc vào dự khác biệt về tốc độ tiên phòng dịch, quy mô chính sách hỗ trợ kinh tế và các nhân tố khác như du lịch hay logistics.

Tuy nhiên, IMF cũng cảnh cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều trở ngại, đặc biệt là khả năng đẩy lùi thành công đại dịch Covid -19 hay việc áp dụng các chính sách hỗ trợ của nhiều quốc gia có thể kéo theo những rủi ro khó lường.

Kinh tế Mỹ

  • Việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở phạm vi rộng tiếp tục đem lại những kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào xu hướng hồi phục rõ nét của kinh tế Mỹ.
  • Số lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại Mỹ lên tới 916 nghìn việc làm trong tháng 3/2021, cao gấp đôi so với tháng trước đó.
  • Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,2% xuống 6%
  • Chỉ số PMI ngành sản xuất theo thống kê của ISM đạt 64,7 điểm trong tháng 3/2021.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ đạt mức cao kỷ lục với 63,7 điểm cao hơn rất nhiều so với tháng trước.

Kinh tế Trung Quốc

  • Hoạt động sản xuất tăng tốc;
  • Lĩnh vực dịch vụ ghi nhận diễn biến khả quan trong tháng 3/2021. PMI trong tháng đạt 54,3 điểm, đánh đấy mức cao nhất của chỉ số này kể từ đầu năm 2021 đến nay.

Kinh tế trong nước

  • Những kết quả tích cực đã đạt được trong quý I/2021 cộng với triển vọng khả quan đến từ xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu cũng như hoạt động xuất khẩu đầu tư nước ngoài, đầu tư công và đặc biệt là dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt là những yếu tố hỗ trợ tăng trương GDP trong nước đạt kết quả kích cực trong nhữn quý tiếp theo
  • Trong thông báo mới nhất, IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,5% trong năm 2021, cao hơn mức tăng trương 6% của toàn thế giới và cao hơn nhiều mức tăng 4,9% của nhóm ASEAN-5.
  • Tỷ lệ thất nghiệp ước tính giảm từ 3,3% trong năm 2020 xuống 2,7% trong năm 2021 và tiếp tục giảm trong 2,4% trong năm 2022.
  • Tổ chức xếp hàng tín nhiệm Fitch Ratings cũng điều chỉnh xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB, nâng triển vọng từ “ổn đình” lên “tích cực”. Đồng thời tổ chức dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam sẽ khoảng 7% vào năm 2021 và 2022.
  • Kinh tế trong nước nhìn chung vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất chính là khả năng chống chịu của nền kinh tế nếu làm sóng lây nhiễm dịch bệnh quay trở lại, trong khi sức chịu đựng của nền kinh tế phụ thuộc lớn và dư địa của các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Thị trường PP và PE Châu Phi thu hẹp hơn do nguồn cung tiếp tục thắt chặt

Tổng giá trị đơn hàng PE của Châu Phi qua các năm (đơn vị: tỷ đô)

Tại châu Phi, các thị trường khu vực khởi đầu tháng 02/2021 với tình trạng nguồn cung tiếp tục thắt chặt. Tuy nhiên, nhu cầu cũng chỉ ở mức trung bình đến yếu trên toàn châu lục, lý do chính là những lo ngại liên quan đến COVID-19.

Tổng giá trị đơn hàng PE của Châu Phi qua các năm (đơn vị: tỷ đô)
Tổng giá trị đơn hàng PE của Châu Phi qua các năm (đơn vị: tỷ đô)

Số lượng nhà sản xuất Nigeria tăng vọt trong bối cảnh phân bổ eo hẹp

Tại Nigeria, một thị trường quan trọng của polymer ở châu Phi, giá chào tháng 2 từ một nhà sản xuất trong nước cao hơn so với tháng 1. Theo đó, nhà sản xuất địa phương ELEME thông báo tăng NGN 40,000/ tấn ($105/ tấn) đối với PE và tăng NGN110,000/ tấn ($289/ tấn) đối với PP.

Những thay đổi này đã được cập nhật trên bảng giá tháng 2 của các nhà sản xuất: NGN836,800/ tấn ($2199/ tấn) đối với PPH raffia và hàng thương phẩm, NGN863,000 – 867,500/ tấn ($2268 – 2280/ tấn) đối với PPBC, NGN7800,000/ tấn ($2101/ tấn) đối với HDPE b/m, HDPE film và HDPE inj., và NGN 757,000/ tấn ($1989/ tấn) đối với LLDPE C4 film, tất cả đều xuất tại cảng Harcourt City, và chưa bao gồm 7,5% VAT.

“Các doanh nghiệp trên thị trường vẫn đang chờ những lời đề nghị từ Trung Đông trước khi tiến hành cam kết mua thêm sản phẩm mới”, một người chuyển đổi cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng lượng phân bổ của các nhà sản xuất địa phương còn khá hạn chế. ELEME được cho là đang hoạt động ở mức thấp hơn nhưng điều này chưa được xác nhận trực tiếp từ nhà sản xuất.

LDPE, PPH raffia-inj có giá cao nhất kể từ năm 2015 ở Kenya

Giá PP và PE nhập khẩu mới tại Kenya, nền kinh tế lớn nhất Đông Phi vẫn trên đà tăng trong tháng 2. Các loại HDPE film và LDPE film của Ả rập Xê Út có mức tăng hàng tháng lần lượt là $60 – 70/ tấn và $80-90/ tấn trong khi giá chào bán LLDPE C4 film tăng $100/ tấn so với tháng Giêng. Giá chào hàng của PPH raffia và nguyên liệu thương phẩm Trung Quốc và Ả rập Xê Út cũng cao hơn $90-100/ tấn so với tháng 1.

Theo đó, mức giá mới nhất tại Kenya là $1230 – 1250/ tấn cho HDPE film và HDPE inj., $1280-1300/ tấn đối với HDPE b/m, $1200 – 1220/ tấn đối với LLDPE C4 film, %1520 – 1550/ tấn đối với LDPE film, $1420 – 1440/ tấn đối với PPH raffia, $1430 – 1440/ tấn đối với PPH inj., tất cả số liệu dựa trên cơ sở CFR Mombasa, Kenya, 90 ngày.

Các chỉ số về giá trên Chermobis cho thấy, những thay đổi này đã khiến mức giá trung bình hàng tuần của LLPE film và PPH raffia và hàng nhập khẩu thương phẩm lên đến mức cao nhất kể từ giữa năm 2015. Các đơn hàng HDPE film và LLDPE film cũng đang đạt mức cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi qua.

Sự khan hiếm khiến giá tăng lên tới $100/ tấn tại Algeria

Tại Algeria, thị trường trọng điểm ở Bắc Phi, giá chào bán màng LDPE và màng HDPE từ một nhà cung cấp lớn của Ả rập Xê Út cao hơn $20-40/ tấn trong khi giá màng LLDPE C4 duy trì không đổi. Giá chào hàng của PPH raffia và hàng thương phẩm của Ả rập tăng $70-100 tấn từ tháng 1/2021.

Giá chào mới nhất ở mức $1250/ tấn đối với HDPE film, HDPE inj., và LLDPE C4 film, $1500 – 1520/ tấn đối với LDPE film, $1420 – 1450/ tấn đối với PPH raffia và PPH inj., $1460-1470/ tấn đối với PPH film và sợi PPH, $1580/ tấn đối với PPBC inj; tất cả trên cơ sở CFR Algeria, 90 ngày.

“Nguồn cung màng PPH, HDPE và LLDPE C4 đang rất hạn chế. Nhu cầu ở mức vừa phải, nguồn cung thấp đã trở thành mối lo ngại đối với các doanh nghiệp vì hầu hết các công ty không thể có đủ nguyên liệu để vận hành nhà máy,” một thương nhân ở Algiers cho biết.

Nguồn cung cân bằng do nhu cầu thấp ở Nam Phi

Tại Nam Phi, giá chào hàng PE tháng 2/2021 từ nhà cung cấp lớn Ả Rập Xê Út cao hơn $70-80/ tấn đối với HDPE film và LLDPE film, $90-100/ tấn đối với LLDPE film. Giá chào mới nhất là $1250-1280/ tấn đối với HDPE film, $1530-1560/ tấn đối với LDPE film và $1210-1230/ tấn đối với LLDPE C4 film, tất cả tính theo giá CIF, tiền mặt.

“Nguồn cung vẫn bị hạn chế nhưng bằng cách nào đó nó đã cân bằng được với nhu cầu. Chúng tôi nghĩ rằng điểm bão hòa của thị trường đã gần kề và người bán không thể đẩy giá cao hơn vào tháng tới,” một thương nhân có trụ sở tại Durban cho biết. Theo như chỉ số giá ChermObis, giá nhập khẩu PE trung bình hàng tháng ở Nam Phi đã tăng khoảng 60-80% từ giữa năm 2020.

Nguồn: chemorbis

Từ điển nhựa (phần 1): PP và PE là gì và vai trò của chúng

Hạt nhựa PP và PE

Là 2 loại nhựa thông dụng nhất trong đời sống, PP và PE đều sở hữu những ưu điểm vượt trội và đóng góp giá trị cao trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt trong ngành sản xuất bao bì. Vậy PP và PE đặc biệt như thế nào và chúng thường dùng để làm gì?

Nhựa PP (Polypropylene) và nhựa PE là gì?

Hạt nhựa PP và PE
Hạt nhựa PP và PE

Nhựa PP (Polypropylene)

Được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1950 bởi Giolio Natta, nhựa PP là dòng nhựa có tính bền cơ học cao (bền xé, bền kéo đứt) và khá cứng vững. PP không mềm dẻo như nhựa PE và không thể kéo giãn dài thành sợi, chúng bị xé rách khá dễ dàng, chỉ với một vết cắt hay một vết thủng nhỏ. Bên cạnh đó, nhựa PP còn thường được các nhà sản xuất ưa chuộng bởi những ưu điểm như:

  • Độ bóng bề mặt cao, dễ in ấn và nét in rõ ràng
  • Chịu được nhiệt độ cao lên đến 1000 C; Nhiệt độ hàn dán mí bao bì PP chịu được nhiệt độ lên tới 1400 C
  • Khả năng chống thấm oxy, hơi nước, dầu mỡ cùng các loại khí khác rất tốt
  • Nhựa PP thường trong suốt, không màu, không mùi, không vị và đặc biệt không độc hại, vì vậy thường được sử dụng làm chai đựng nước, bình sữa cho trẻ em, hộp bảo quản thực phẩm và một số sản phẩm được dùng trong lò vi sóng

Nhựa PE (Polyethylene)

Được Reginald Gibson và Eric Fawcett phát hiện vào năm 1933, nhựa PE hiện bao gồm 2 dạng: Polyethylene mật độ thấp (LDPE) và Polyethylene mật độ cao (HDPE). Cùng thuộc dòng nhựa nhiệt dẻo và có tính bền cơ học cao như nhựa PP, nhựa PE có độ trong suốt cao, hơi ánh mờ, độ bóng bề mặt cao và tính mềm dẻo mà không phải loại nhựa nguyên sinh nào cũng có. Ngoài ra, nhựa PE sở hữu khả năng chống thấm nước, hơi nước; chống thấm khí O2, N2, và CO2 cực kỳ tốt.

Tuy nhiên, nhựa PE sẽ dễ bị căng phồng và hư hỏng nếu tiếp xúc tinh dầu thơm hay các chất tẩy rửa như Alcohol, Acetone, H2O2, … Chúng cũng dễ dàng cho khí, Hương thẩm thấu. Vì vậy, PE có thể hấp thụ giữ mùi trong bao bì, gây nên tình trạng thực phẩm đựng trong bao bì làm từ nhựa PE thường có mùi khó chịu, ảnh hưởng cảm quan sản phẩm.

Vai trò của nhựa PP và PE trong công nghiệp

Hiện nay, cung cầu nhựa PP và PE được dự báo sẽ duy trì ở mức cân bằng. Năm 2018, sản lượng PE tiêu thụ toàn cầu ước đạt 99,1 triệu tấn, chênh lệch chỉ 0,3 triệu tấn so với sản lượng sản xuất. Theo dự báo từ Nexant Chemical, thị trường nguyên liệu nhựa PP và PE sẽ tiếp tục duy trì mức cân bằng đến năm 2022.

Ứng dụng của PP và PE trong công nghiệp
Ứng dụng của PP và PE trong công nghiệp

Nguyên liệu nhựa PE và PP hiện được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực nhựa bao bì và nhựa dân dụng. Đặc biệt, bao bì nhựa mềm chiếm tỷ trọng khoảng 59% trong cơ cấu tiêu thụ bao bì nhựa thế giới, bao gồm các loại bao bì, túi ni long được sản xuất từ nguyên liệu nhựa PE, PP bằng công nghệ thổi màng. Nhu cầu về bao bì nhựa mềm được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 17,1% do các quốc gia phát triển đang đẩy mạnh việc hạn chế sử dụng chai nhựa PET để giảm thiểu tác động đến môi trường. (Nguồn: Báo cáo ngành nhựa – FPT Security)

Danh mục nhựa PP và PE của An Thành Bicsol

Đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, An Thành Bicsol là doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu nhựa uy tín hàng đầu Đông Nam Á với đa dạng chủng loại hạt nhựa PE và hạt nhựa PP, bao gồm:

  • HDPE: sử dụng để sản xuất chai nhựa, bình sữa, vỏ chai dầu gội, tẩy, đường ống
  • LDPE: sản xuất các ứng dụng đa năng và hiệu suất cao, bao gồm màng thổi và đúc, ép đùn và phủ, và quay và ép phun
  • MDPE: thường được sử dụng trong các ống và phụ kiện khí, bao tải, màng co, màng đóng gói, túi màng và đóng vít
  • LLDPE: dòng hạt nhựa nguyên sinh này được sử dụng phổ biến trong ép màng đóng gói, băng keo, dây cáp, màng thành phẩm
  • MLLDPE: sản xuất màng phim có cường độ va đập và độ bền tốt
  • PP Yarn: sợi nhẹ nhất và hữu ích được sử dụng trong ngày dệt may
  • PP Injection: ứng dụng sản xuất đồ gia dụng, sản phẩm ô tô, hàng hải và sản phẩm RV
  • PP Film: ứng dụng trong đóng gói thực phẩm: thuốc lá, kẹo, đồ ăn nhẹ và màng bọc thực phẩm; sản xuất màng co, bang dính, chống thấm và bọc vô trùng được sử dụng trong các ứng dụng y tế
  • Các loại PP khác: sử dụng trong nhiều ứng dụng như đúc thổi, ép đùn tấm, đóng đai, compound…

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện An Thành Bicsol sở hữu mạng lưới kinh doanh trải rộng với hơn 1000 khách hàng tại Việt Nam và trên thế giới, và công suất hơn 500.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Không dừng lại ở đó, An Thành Bicsol liên tục nghiên cứu và đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm cung cấp cho khách hàng những nguyên liệu phù hợp nhất với chất lượng cao.

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần 18/2-25/2/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu trong những tuần đầu tháng 2/2021 nhìn chung có xu hướng tích cực hơn nhờ được hỗ trợ bởi diễn biến khả quan trong việc kiểm soát dịch Covid-19. Theo số liệu của WHO, trong tuần tính đến ngày 16/2/2021, số ca nhiễm mới trên toàn cầu đã giảm gần một nửa so với mức hơn 5 triệu ca trong tuần từ 4/1/2021 và đây cũng là tuần thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm trên thế giới giảm liên tục. Con số này cho thấy hiệu quả của các biện pháp kinh tế cộng đồng, đặc biệt lo ngại tại hầu hết các khu vực tiêm vaccine. Tuy nhiên diễn biến dịch bênh vẫn đáng lo ngại tại hầu hết các khu vực của thế giới sau khi nhiều quốc gia đối mặt với sự bùng phát dịch mới.

Kinh tế Mỹ

  • Số ca nhiễm mới Covid 19 liên tục giảm trong những tuần gần đây cộng với tiến triển trong phân phối vaccine và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong quý IV/2020 tốt hơn kỳ vọng đang là những động lực quan trọng hỗ trợ xu hướng phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới.
  • Doanh số bán lẻ trong tháng 1/2021 tăng 5,3%.
  • SẢn lượng ngành sản xuất tăng 0,9% so với tháng trước.
  • Trong giai đoạn tới, kinh tế Mỹ tiếp tục kỳ vọng vào việc gói hỗ trợ kinh tế giá 1,9 nghìn tỷ USD sớm được thông qua cộng với những tiến triển rõ rệt hơn trong việc triển khai tiêm vaccine Covid 19.

Kinh tế khu vực Eurozone

  • Theo số liệu điều chỉnh của Eurostat, GDP của 19 quốc gia thuộc khu vực Eurozone trong quý IV/2020 giảm 0,6% so với quý trước.
  • Xu hướng suy thoái kinh tế tại khu vực này đang trở nên rõ nét hơn sau khi các biên pháp hạn chế tiếp tục được gia hạn để kiểm soát sự lây lan của Covid – 19.
  • Việc triển khai vaccine tại khu vực đang gặp nhiều khó khắn và các chủng virus biến thể mới lan rộng đang tạo sức ép lên các nhà hoạch định chính sách tại khu vực này.

Kinh tế Nhật Bản

  • GDP thực tế của Nhật Bản, theo điều chỉnh của Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý IV/2020 đã tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3% so với quý trước đó.
  • Kinh tế Nhật Bản trong tháng 1/2021 ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bối cảnh dịch bệnh tại quốc gia này đã được kiểm soát tốt hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1/2021 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước nhờ xuất khẩu một số mặt hàng, trong đó có thiết bị sản xuất chip sang các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc đang tăng cao. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 37,5% – mức cao nhất kể từ tháng 4/2010.

Kinh tế trong nước

  • Trong những tuần đầu của năm 2021, mặc dù đã và đang trải qua làn sóng lây nhiễm dịch Covid lần thứ 3, tuy nhiên đến thời điểm này nhìn chung dịch bệnh đã được kiểm soát tại hầu hết các tỉnh, thành phố.
  • Lạm phát tháng 1/2021 diễn biến khá ổn định khi chỉ số CPI tăng 0,06% so với tháng trước,
  • Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc với chỉ số sản xuất trong tháng 1/2021 ước tính tăng cao 22,2% so với cùng kỳ năm trước
  • Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng trc dịp Tết Nguyên đán
  • Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng cả về lượng và về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động
  • Hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm 2021 đến ngày 16/2 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.
  • Những kết quả đạt được đã và đang cho thấy những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trong việc phòng chống dịch bệnh song song với thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 1/2021 đạt 571 triệu USD, tawg 1,5% so với tháng 12/2020 và tang 53,5% so với tháng 1/2021
  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 1/2021 từ các thị trường Đài Loan, Malaysia tang mạnh so với tháng 12/2020.

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu thnasg 1/2021 đạt 640 nghìn tấn với chị giá 963 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 4,8% về trị giá so với tháng 12/2020, tăng 53,4% về lượng và tăng 73,73% về trị giá so với tháng 1/2020.
    Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 1/021 từ thị trường UAE, Đài Loan tang mạnh so với tháng 12/2020.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo thống kê sơ bộ, sản phẩm nhựa của Việt Nam xuất khẩu trong tháng 2/2021 đạt 300 triệu USD, giảm 20,3% so với tháng 1/2021 nhưng tang 12,7% so với tháng 2/2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 676 triệu USD tang 34,5% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Nhìn chung, trong tháng 1/2021. Xuất khẩu các chủng loại sản phẩm nhựa Việt Nam tang rất mạnh so với tháng 1/2020, nguyên nhân một phần một số sản phẩm nhựa như tấm, phiến, màng nhựa; đồ dùng trong xây lắp; linh kiện lắp đồ đạc trong nhà, xe cộ xuất khẩu tăng mạnh đến thị trường Mỹ.

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 18/02 – 25/02/2021

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu
  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 221 nghìn tấn với trị giá 337 triệu USD.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan.

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường xuất khẩu
  • Theo sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nhựa trong tuần qua đạt 141,4 triệu USD, giảm 38% so với tuần trước.

Về chủng loại xuất khẩu

Xuất khẩu sản phẩm nhựa theo mã:

Mã sản phẩm

Trị giá
( triệu USD)
3926 21.33
3923 20.70
3921 14.41
3920 9.37
3918 8.73
3919 8.72
3924 3.00
3925 2.55
3917 1.51
3922 0.64

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

—————————————THE END ————————————-

An Phát Holdings tiếp tục trao tặng thêm 20 tỷ đồng hỗ trợ Hải Dương mua vaccine phòng chống Covid-19

Hôm nay, tại trụ sở Ủy Ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương, đại diện BLĐ Tập đoàn An Phát Holdings tiếp tục trao 20 tỷ đồng hỗ trợ chính quyền tỉnh mua vaccine phòng chống Covid-19 cho người dân Hải Dương. Trước đó, trong 2 đợt hỗ trợ ngày 01/02 và ngày 17/02, An Phát Holdings đã trao 11,35 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt cùng nhiều nhu yếu phẩm, trang thiết bị… đến chính quyền tỉnh Hải Dương. Như vậy, chỉ trong tháng 2/2021, tổng giá trị 31,35 tỷ đồng đã được An Phát Holdings trao tặng cho công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Song hành với 3 đợt hỗ trợ bằng tiền mặt và nhu yếu phẩm, An Phát Holdings phối hợp cùng Tỉnh đoàn Hải Dương, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… phát động chương trình “Cứu trợ và giải cứu nông sản Hải Dương” với kết quả đạt được là 1.000 tấn nông sản được giải cứu.

Ông Nguyễn Đức Tuấn - Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương (thứ 3 bên trái) nhận 20 tỷ đồng hỗ trợ từ đại diện lãnh đạo An Phát Holdings – ông Phạm Văn Tuấn – Q. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn (thứ 2 bên phải)
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương nhận 20 tỷ đồng hỗ trợ từ đại diện lãnh đạo An Phát Holdings – ông Phạm Văn Tuấn – Q. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn (thứ 2 bên phải)

Có mặt tại trụ sở Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương, đại diện BLĐ Tập đoàn An Phát Holdings, ông Phạm Văn Tuấn – Quyền Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đã trực tiếp trao 20 tỷ đồng cho đại diện chính quyền tỉnh Hải Dương nhằm hỗ trợ công tác triển khai mua vaccine Covid-19 cho người dân Hải Dương. Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã trực tiếp tiếp nhận hỗ trợ từ APH và gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và tập thể CBNV An Phát Holdings.

Đây cũng là đợt hỗ trợ với giá trị lớn nhất mà Tập đoàn An Phát Holdings gửi tới chính quyền tỉnh Hải Dương trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Theo chia sẻ của ông Phạm Văn Tuấn – Quyền Phó Tổng Giám đốc An Phát Holdings: “Trước tình hình cấp thiết cần có vaccine để tiêm chủng, giúp nhân dân yên tâm, giúp chính quyền sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh thì không chỉ riêng An Phát Holdings mà tất cả tổ chức, cá nhân đều mong muốn góp sức. Mọi sự hỗ trợ của An Phát Holdings từ nhân lực, vật lực đều xuất phát trên tinh thần đồng lòng, chung tay hướng về Hải Dương, mong tỉnh nhà nhanh chóng dập dịch thành công”.

Ông Nguyễn Dương Thái - Chủ Tịch UBND tỉnh Hải Dương, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh (thứ 3 bên trái) cảm ơn sự hỗ trợ từ Tập đoàn An Phát Holdings
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cảm ơn sự hỗ trợ từ Tập đoàn An Phát Holdings

Hải Dương là khu vực sản xuất trọng điểm của An Phát Holdings với 10 nhà máy sản xuất, nhiều trụ sở công ty và là nơi 3.500 CBCNV đang làm việc và sinh sống. Chính vì vậy, BLĐ và hơn 5.000 CBNV của toàn Tập đoàn luôn sẵn sàng đồng hành và chia sẻ với mọi khó khăn của tỉnh trong bất kì giai đoạn và thời điểm nào.

Song hành cùng công tác hỗ trợ cộng đồng, An Phát Holdings luôn tuân thủ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt tại toàn bộ các nhà máy, cơ sở sản xuất và văn phòng, thực hiện xét nghiệm Covid-19 cho CBCNV, đảm bảo “An toàn cho sản xuất, an toàn cho người lao động”.

Trước đó, vào đầu năm 2020, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Hà Nội, An Phát Holdings cũng đã trao tặng sản phẩm sinh học phân huỷ hoàn toàn cho 300 cư dân và cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ cách ly tại khu Trúc Bạch (Hà Nội) và trao tặng 5.000 khẩu trang y tế và nước sát khuẩn cho Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.