Tin ngành nhựa

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 08/4 – 15/4/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới tuần qua nhìn chung tiếp tục ghi nhận xu hướng hồi phục của nhiều nền kinh tế trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid – 19 đã dịu bớt, khiến nhiều quốc gia thu hẹp kệnh kiểm soát và giãn cách. Tuy nhiên, rủi ro dịch bệnh bùng phát trở lại vẫn còn hiện hữu trong bối cảnh việc tiêm vaccine triển khai chậm tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, tại một số quốc gia đã xuất hiện tình trạng biến chứng sau khi được tiêm vaccine phòng bệnh của một số hãng dược phẩm lớn, bao hồm, vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca của Johnson&Johnson, diễn biến này  cũng góp phần khiến việc triển khai tiêm vaccine bị “chững” lại. Xác định sự châm trễ trong việc triển khai tiêm vaccine là rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt, trong tuần qua, một số lãnh đạo cấp cao của IMF đã kêu gọi các nước phát triển hỗ trợ các nước kém phát triển hơn trong việc tiếp cận vaccine ngừa Covid – 19 và coi việc đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao là “ưu tiên hàng đầu”. Cùng với IMF, trong tuần qua WB đã cam kết tài trợ 2 tỷ USD để cung cấp vaccine cho khoảng 40 nước đang phát triển vào cuối tháng 4/2021 và dự kiến sẽ mở rộng cam kết lên 4 tỷ USD để cung cấp cho 50 nước vào giữa năm nay nhằm hỗ trợ việc kiểm soát đại dịch, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Kinh tế Mỹ

  • Chỉ số CPI đã tăng 0,6% so với tháng trước và đánh dấu mức tăng mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 8/2012.
  • PPI trong tháng 3/2021 tăng 1% so với tháng trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Áp lực chi phí đang gia tăng khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại sau giai đoạn hạn chế hoạt động vì đại dịch Covid-19.

Kinh tế Trung Quốc

  • Kim ngạch xuất khẩu tính theo USD trong tháng 3/2021 tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu tăng 38,1%, tạo ra thặng dư thương mại lên tới 13,8 tỷ USD cho tháng này .
  • PPI của Trung Quốc trong tháng 3/2021 đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn rất nhiều với mức tăng 1,7% trong tháng 2/2021.
  • CPI tăng 0,4% trong tháng 3/2021 so với cùng kỳ năm trước.
  • Đây là những dấu hiệu nhất cho thấy đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong quý I năm nay.
  • Trung Quốc hiện đang hưởng lợi từ lực cầu toàn cầu tăng mạnh khi các chương trình triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.

Kinh tế châu Âu

  • Kinh tế khu vực châu Âu đang có tín hiệu tích cực hơn nhờ việc triển khai tiêm chủng được thúc đẩy mạnh và một số biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa đại dịch đã được nới lỏng.
  • Doanh thu bán lẻ của khu vực EU trong tháng 2/2021 tăng 2,9% so với tháng trước trong khi doanh thu bán lẻ khu vực Eurozone cũng ghi nhân mức tăng 3% cải thiện đáng kể so với mức giảm 5,2% trong tháng trước đó.
  • Tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến hàng loạt nước châu Âu đưa ra biện pháp thắt chặt trở lại trong tháng 3/2021, dự kiến kinh tế châu lục này sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn để có thể hồi phục trở lại trong thời gian tới.

Kinh tế trong nước

  • Cùng với diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế vĩ mô, hoạt động ngoại thương trong quý I.2021 cũng ghi nhận sự bứt phát rõ nét ở cả 2 chiều xuất và nhập khẩu cho thấy xuất khẩu tiếp tục là một trong những động lực quan trọng nhất trong tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam.
  • Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 78,4 tỷ USD tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 26,8% lên 75,8 tỷ USD
  • Cán cân thương mại trong 3 tháng đầy năm xuất siêu gần 2,8 tỷ USD
  • Hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại cũng như việc tận dụng hiệu quả các FTA đã có hiệu lực được thể hiện rõ ràng hơn trong bối cảnh xuất khẩu tới các thị trường xuất khẩu lớn nhất và quan trong nhất của Việt Nam

Trong những quý tiếp theo, cùng với việc đầu tư công, dự kiến hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục là một trong 2 động lực quan trọng nhất trong việc thúc đẩy GDP, tiến tới đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Tin liên quan