Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 19/11 – 26/11/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, diễn biến nghiêm trong của dịch Covid-19 tiếp tục được nâng lên cấp độ mới trước sự bùng phát mạnh mẽ của bệnh dịch tại hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt tại Mỹ và Liên minh EU với số ca mắc bệnh và tử vong liên tục tăng lên mức cao kỷ lục cộng với nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo tại các nền kinh tế hàng đầu châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trước diễn biến này chính quyền các nước nhanh chóng tăng cường các biện pháp, quy định thắt chặt hơn nhằm phòng chống sự lây lan của dịch bệnh. Trong đó, hàng loạt bang tại Mỹ đã thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn sắp tới. Tại châu Âu, chính quyền nhiều nước quyết định kéo dài lệnh phong tỏa có giới hạn nhằm kiếm chế sự lây lan của dịch Covid – 19 với những biện pháp, quy định thắt chặt hơn. Tại Nhật Bản, chính quyền nước này đã nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất mà trong thang báo động cấp 4. Trong khi đó, chính quyền Hàn Quốc chính thức nâng giãn cách xã hội lên mức 2 từ 0h ngày 24/11. Đồng thời tuyên bố từ nay đến ngày 21/12 là khoảng thời gian tạm dừng di chuyển khẩn cấp.

Diễn biến này là nguyên nhân chính khiến đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại rõ rệt và đe dọa sẽ làm mất đi toàn bộ sự phục hồi của các nền kinh tế lớn trong những tháng gần đây.

Kinh tế Mỹ

  • PMI lĩnh vực sản xuất đạt 56,7 điểm trong tháng 11/2020, cao hơn đáng kể với mức 53,4 điểm trong tháng 10/2020.
  • Lĩnh vực dịch vụ ghi nhận diễn biến tích cực với chỉ số PMI tăng nhẹ lên mức 57,7 điểm trong tháng 11/2020.
  • Số người thất nghiệp tại Mỹ bất ngờ tăng trở lại, cho thấy những biện pháp kiếm soát mới để ứng phó dịch bệnh của chính quyền nước này có thể cản trở đà phục hồi của thị trường lao động

Kinh tế Eurozone

  • Nguy cơ suy thoái trở lại trong quý IV/2020 so ảnh hưởng tiêu cức bởi các lệnh phong tỏa trên khắp châu Âu nhằm đối phó bới làn sóng bùng dịch thứ 2.
  • PMI tổng hợp của toàn khu vực trong tháng 11/2020 giảm mạnh xuống 45,1 điểm.
  • PMI trong lĩnh vục dịch vụ chỉ đạt 41,3 điểm.
  • PMI trong lĩnh vực sản xuất đạt 53,6 điểm.
  • Đây được coi là một trong những dấu hiệu báo trước trong quý IV/2020. Nền kinh tế của khu vực này sẽ suy thoái, tập chung chủ yếu ở các lĩnh vục chịu tác động lớn cảu lệnh phong tỏa như dịch vụ.
  • Trong báo cáo tháng 11/2020 của Ủy ban châu Âu, dự báo GDP của toàn khu vực trong năm 2020 sẽ giảm 7,8% và năm 2021 phục hồi ở mức tăng trưởng 4,2%, đến năm 2022 GDP ước đạt tăng 3%.

Kinh tế trong nước       

  • Diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19 tại nhiều quốc gia là nguyên nhân chính khiến hoạt động xuất nhập khẩu sụt giảm đáng kể. Cán cân thương mại trong nửa đầu tháng 11 ước tính đã thâm hụt 63 triệu USD – đưa cán cân thương mại hàng hóa tính từ đầu năm đến 15/11 thăng dư 19,42 tỷ USD.
  • Tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu khởi sắc rõ nét hơn trong tháng 10/2020 với mức tăng thềm gần 1 điểm phần trăm, nhanh hơn nhiều so với các tháng trước và góp phần tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 10/2020 đạt khoảng 6,15% so với cuối năm 2019.
  • Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được lan rộng tại các NHTM và riêng trong 2 tuần cuối tháng 11/2020, diễn biến này đã và đang tạo điều kiện hơn nữa cho các NHTM đưa ra hàng loạt gói lãi suất ưu đãi cho vay đối với doanh nghiệp trong giai đoạn kinh doanh cuối năm.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 11/2020 ước đạt 460 triệu USD, tăng 8,3% so với tháng 10/2020. 11 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hóa chất ước đạt 4,45 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Trong tháng 10/2020 nhiều loại hóa chất nhập khẩu tăng giá so vơi tháng 9/2020 như: Natri carbonate, Natri Sunphate, Vinyl chloride monomer,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 11/2020 ước đạt 550 nghìn tấn với trị giá 750 triệu USD, giảm 7,9% về lượng nhưng tăng 3,5% về trị giá so với tháng 9/2020. 11 tháng năm 2020, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,02 triệu tấn với trị giá 7,46 tỷ USD, tăng 3,9% về lượng nhưng giảm 9,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 10/2020 từ thị trường Thái Lan tăng mạnh, trong khi từ các thị trường Arap Xeut, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia giảm mạnh so với tháng 9/2020.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 11/2020 ước đạt 320 triệu USD, giảm 8,8% so với tháng 10/2020. Tính chung 11 tháng 2020 xuất khẩu san rphaamr nhựa ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Thị trường sản phẩm nhựa toàn cầu tổng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Trong đó, phân khúc lớn nhất chủ yến là túi nhựa; Tấm, màng nhựa chiếm khoảng 20% tổng sản lượng. Quy mô thị trường nhựa bao bì toàn cầu dự báo sẽ đạt 320,9 tỷ USD vào năm 2021 đạt tốc độ CAGR trên doanh thu ở mức 4%.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 19/11 – 26/11/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu
• Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 156 nghìn tấn với trị giá 124 triệu USD, tăng 1,3% về sản lượng nhưng giảm 2,1% về trị giá so với tuần trước.
• Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản tăng, tức các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ giảm so với tuần trước.

Về thị trường xuất khẩu

• Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tuần qua đạt 124 triệu USD, tăng 14,2% so với tuần trước đó.
• Mỹ và Nhật Bản tiếp tục đứng top quốc gia nhập khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu tới thị trường Mỹ trong tuần tăng 18,9% và xuất khẩu tới Nhật tăng 19% so với tuần trước đó.

An Phát Holdings chiến thắng kép tại ABA 2020

Tập đoàn An Phát Holdings (APH) đã vinh dự nhận hai giải thưởng hạng mục Phát triển nguồn nhân lực và Doanh nhân trẻ tiêu biểu tại Lễ trao giải Doanh nghiệp ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh & Đầu tư ASEAN diễn ra từ ngày 12-15/11/2020 tại Việt Nam.
Ông Đinh Xuân Cường, Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings đã vinh dự nhận giải Doanh nghiệp ASEAN tiêu biểu trong Phát triển nguồn nhân lực năm 2020.
Ông Đinh Xuân Cường, Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings đã vinh dự nhận giải Doanh nghiệp ASEAN tiêu biểu trong Phát triển nguồn nhân lực năm 2020.

Tại sự kiện, thay mặt Tập đoàn An Phát Holdings, ông Đinh Xuân Cường, Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn đã vinh dự nhận giải Doanh nghiệp ASEAN tiêu biểu trong Phát triển nguồn nhân lực năm 2020. Đây là ghi nhận xứng đáng của Chính phủ và các cơ quan nhà nước dành cho Tập đoàn trong việc phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thành công lực lượng lao động lành nghề đặc biệt là trong bối cảnh chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19, hướng tới một cộng đồng kinh tế ASEAN cạnh tranh và năng động.

Tiền thân là một doanh nghiệp nhỏ với vài chục nhân sự ban đầu, sau gần 20 năm hình thành và phát triển, APH đã trở thành Tập đoàn Nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á, sở hữu đội ngũ hơn 5.000 cán bộ công nhân viên với 15 công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sản phẩm và nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn, bao bì, nhựa kỹ thuật và nhựa nội thất, cơ khí chính xác và khuôn mẫu, nguyên vật liệu và hóa chất ngành nhựa, bất động sản công nghiệp…

Với số lượng nhân sự lớn, cơ cấu đa dạng, APH luôn chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng, tăng cường kĩ năng chuyên môn và tay nghề của người lao động. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài cũng được APH đặc biệt ưu tiên.

Chia sẻ về giải thưởng, ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings cho biết: “Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2020 là sự ghi nhận quốc tế cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực của APH trong suốt thời gian qua. Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, chúng tôi luôn coi trọng yếu tố con người. Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề và đó cũng chính là nhân tố chính giúp APH không ngừng phát triển”.

Cũng trong khuôn khổ buổi lễ, bà Đặng Thị Quỳnh Phương, Tổng Giám đốc công ty thành viên thuộc APH vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nhân trẻ tiêu biểu” 2020 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình trao tặng. Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) đánh giá cao năng lực của bà Phương trong việc lãnh đạo, quản lý và kinh doanh thành công trên thị trường, đặc biệt là những đóng góp trong việc tao dựng mạng lưới kinh doanh cho dòng sản phẩm sinh học phân huỷ hoàn toàn AnEco và nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnBio. Tại APH, bà Phương cũng là một lãnh đạo trẻ có nhiều đóng góp lớn giúp mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên thuộc Tập đoàn đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình trao tặng cho bà Đặng Thị Quỳnh Phương, Tổng Giám đốc công ty thành viên thuộc APH giải thưởng “Doanh nhân trẻ tiêu biểu” 2020.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình trao tặng cho bà Đặng Thị Quỳnh Phương, Tổng Giám đốc công ty thành viên thuộc APH giải thưởng “Doanh nhân trẻ tiêu biểu” 2020.

Giải thưởng doanh nghiệp ASEAN (ABA) là giải thưởng uy tín của khu vực được ASEAN BAC tổ chức hàng năm từ năm 2007. Sau 14 năm tổ chức, ABA đã tạo được những dấu ấn đậm nét, vinh danh các doanh nghiệp và doanh nhân nổi bật, có nhiều đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng chung của cộng đồng ASEAN. Giải thưởng đồng thời là nền tảng cung cấp thông tin trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm thúc đẩy hội nhập trong khu vực và hội nhập toàn cầu.

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, An Phát Holdings vẫn giữ vững vị thế tập đoàn Nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu, tập trung đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm thị trường mới, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nguyên liệu xanh… Theo đó, trong quý III/2020, APH ghi nhận lợi nhuận tăng 21% so với cùng kỳ, hoạt động xuất khẩu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, sản lượng xuất khẩu bao bì tăng 12% so với cùng kỳ và dự kiến sẽ tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm.

Đặc biệt, cổ phiếu APH của Tập đoàn An Phát Holdings là 1 trong 4 cổ phiếu Việt Nam chính thức được MSCI (Nhà cung cấp chỉ số toàn cầu hàng đầu) thêm vào danh mục từ tháng 12/2020 của MSCI Frontier Markets Small Cap Index. Việc APH vào danh mục MSCI chỉ sau 3 tháng niêm yết giúp nâng cao uy tín và hình ảnh của APH cũng như tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ đầu tư.

Trong năm 2020, APH liên tục nhận được nhiều giải thưởng, vinh danh từ các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế như: Doanh nghiệp xuất sắc và Doanh nhân xuất sắc Châu Á – Thái Bình Dương (APEA) 2020, Top 50 Công ty Kinh doanh hiệu quả, Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500)… cùng nhiều giải thưởng danh giá khác. Đây là minh chứng cho những nỗ lực và đóng góp của APH cho sự phát triển kinh tế, thúc đẩy kết nối và hội nhập giữa Việt Nam và trong khu vực.

An Phát Holdings hiện có 15 Công ty thành viên, trong đó có 4 công ty niêm yết là An Phát Holdings (Mã CK: APH), CTCP Nhựa An Phát Xanh (Mã CK: AAA), CTCP Nhựa Hà Nội (Mã CK: NHH) và Công ty CP An Tiến Industries (Mã CK: HII).

Với hệ sinh thái ngành nhựa đa dạng, An Phát Holdings đã khẳng định được thương hiệu, uy tín và vị trí của mình để đưa sản phẩm ra gần 70 nước như: châu Âu, Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Philippines…

Cụ thể, trong lĩnh vực bao bì màng mỏng, An Phát Holdings hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á. Ở mảng công nghiệp hỗ trợ, Tập đoàn là đối tác tin cậy của nhiều công ty đa quốc gia như: Honda, Toyota, Samsung, Piaggio, LG Electronics… Trong lĩnh vực nguyên vật liệu và hóa chất ngành nhựa, An Phát Holdings là nhà thương mại hạt nhựa hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, An Phát Holdings cũng khẳng định vị thế doanh nghiệp xuất khẩu uy tín đối với các mặt hàng như phụ gia nhựa, sản phẩm nhựa nội thất công nghệ cao… Mở rộng và đầu tư lĩnh vực Bất động sản công nghiệp, An Phát Holdings cũng thu được nhiều thành quả với 2 Khu công nghiệp lớn là An Phát Complex và Quốc Tuấn – An Bình.

Đặc biệt, An Phát Holdings là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, là một trong số ít doanh nghiệp trên thế giới sản xuất thành công nguyên liệu và sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế mang thương hiệu AnEco. Tập đoàn đang xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy nguyên liệu xanh đầu tiên và lớn nhất Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm xanh trong và ngoài nước.

An Phát Holdings đang tiến gần tới mục tiêu trở thành Tập đoàn Nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 1 tỉ USD.

An Phát Holdings trao tặng 3 tấn hàng cho đồng bào lũ lụt Quảng Trị

Cuối tháng 10 vừa qua, gần 5.000 cán bộ công nhân viên Tập đoàn An Phát Holdings (APH) đã tích cực thực hiện các hoạt động hỗ trợ hướng về đồng bào bị lũ lụt ở xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Theo đó, Tập đoàn đã  trao tặng 3 tấn hàng cứu trợ gồm gạo, mỳ tôm, cháo ăn liền, hạt giống, các nhu yếu phẩm cần thiết khác đến hàng ngàn hộ gia đình tại xã Triệu Trung.

Tiếp tục đọc

An Phát Holdings Tuổi 18 – Bứt phá để vươn xa

Ngày 27/9/2002 – 27/9/2020 là dấu mốc đặc biệt quan trọng đối với Tập đoàn An Phát Holdings – “Kỷ niệm 18 năm thành lập Tập đoàn”. 18 năm là một chặng đường khá dài đối với một Tập đoàn ngành Nhựa, đủ để khẳng định vị thế và cũng đủ tiền đề để An Phát Holdings (APH) vươn tới những mục tiêu lớn trong giai đoạn tiếp theo – trở thành Tập đoàn Nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á.

Từ một doanh nghiệp nhỏ với ít máy móc và gần chục nhân sự ban đầu, khi tất cả đều thiếu thốn chỉ có sự chăm chỉ, nhiệt huyết và quyết tâm tràn đầy mới giúp An Phát Holdings (tiền thân là Công ty CP Nhựa An Phát Xanh) đứng vững, mãnh mẽ và gặt hái nhiều thành công ở hiện tại. APH từ một xưởng sản xuất bao bì nhỏ bé đang vươn tới vị thế Nhà sản xuất và xuất khẩu bao bì màng mỏng số 1 Đông Nam Á.

Sau 18 năm phát triển, APH đã xây dựng được một hệ sinh thái ngành Nhựa đồng bộ và khép kín gồm 15 công ty thành viên hoạt động trong nhiều ngành, bao gồm: bao bì màng mỏng; sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn; nguyên liệu, phụ gia hóa chất ngành Nhựa; các sản phẩm nhựa nội thất công nghệ cao đến nhựa kỹ thuật, cơ khí chính xác và khuôn mẫu hay bất động sản công nghiệp, dịch vụ logistics và thương mại…

Năm 2020 đánh dấu mốc quan trọng với Tập đoàn không chỉ qua những chiến lược, bước đi quan trọng mà còn là năm APH đón nhận rất nhiều tin vui: Tập đoàn chính thức niêm yết trên sàn HoSe (mã chứng khoán APH),  tổng số công ty niêm yết được nâng lên 4… Đặc biệt, sau hơn 2 tháng lên sàn, An Phát Holding trở thành doanh nghiệp ngành nhựa có vốn hóa lớn nhất tại Việt Nam – 9.900 tỷ đồng (~ 421 triệu USD).

Bên cạnh đó, năm 2020 cũng ghi nhận nhiều thành tích ấn tượng của các công ty thuộc Tập đoàn. Đó là An Phát Bioplastics (AAA) và An Tiến Industries (HII) lần lượt dẫn đầu 3 Bảng xếp hạng “Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả”, “FAST 500” và “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”. Đặc biệt, sự đột phá trong năm 2020 chính là khởi động dự án xây dựng nhà máy nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnBio tại Hải Phòng hướng đến tự chủ nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn. Nhà máy với công suất 20.000 tấn/năm, dự kiến khởi công năm 2021 và sẽ đi vào hoạt động năm 2022.

Trong bối cảnh phức tạp của đại dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh, sản xuất của các công ty thành viên thuộc APH vẫn đảm bảo đúng kế hoạch năm 2020, thậm chí còn có nhiều tín hiệu tích cực như: thị trường xuất khẩu các sản phẩm xanh tăng từ 5 nước (năm 2019) lên 20 nước (năm 2020), An Phát Complex lọt Top 10 Khu BĐS công nghiệp lợi nhuận cao nhất Việt Nam hay mảng công nghiệp hỗ trợ thu hút thêm nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước…

Ở mảng công nghiệp hỗ trợ, APH hiện đang là đối tác tin cậy của nhiều Tập đoàn đa quốc gia như: Honda, Toyota, Samsung, Piaggio, LG Electronics… APH đang tiếp tục phấn đấu trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho các đối tác, Tập đoàn lớn trong tương lai gần.

Đặc biệt, nắm bắt cơ hội đón sóng chuyển dịch sản xuất của các Tập đoàn lớn về Việt Nam, APH cũng đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Ngoài An Phát Complex, APH đầu tư thêm một khu công nghiệp mới, KCN Quốc Tuấn – An Bình rộng 180ha. Dự kiến cuối năm 2020 sẽ giải phóng mặt bằng, đến năm 2021 đi vào khai thác thương mại khu công nghiệp này.

Nhân dịp Kỷ niệm 18 năm thành lập, đại diện Ban lãnh đạo Tập đoàn, trân trọng gửi lời tri ân tới Quý Khách hàng, Quý Đối tác đã luôn tin tưởng đồng hành cùng APH trong suốt 18 năm qua, xin cảm ơn gần 5.000 CBCNV Tập đoàn, các công ty thành viên đã nhiệt huyết cống hiến vì sự phát triển chung của Tập đoàn…

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 20/8 – 27/8/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Mặc dù vẫn đối mặt với những thách thức đến từ ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên nhìn chung trong tuần qua kinh tế toàn cầu đã đón nhận một số tín hiệu tích cực trong bối cảnh việc phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 tại nhiều quốc gia đã có những kết quả khả quan bước đầu cộng với sự lạc quan ngày càng tăng về quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong tuần cuối tháng 8/2020, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận kinh tế – thương mại giải đoạn 1 mà hai bên đạt được vào đầu năm 2020 và cam kết tiến hành các bước tiếp theo để bảo đảm sự thành công của thỏa thuận. Diễn biến này được xem là điểm sáng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sau thời gian xung đột giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Kinh tế Mỹ

  • Kinh tế mỹ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu và đối mặt với bế tắc trong việc đưa ra các chính sách kích thích kinh tế mới sau khi điều khoản chính trong gói chi tiêu 2.200 tỷ USD nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh hết hạn ngày 31/7.
  • Tháng 8/2020, niềm tin tiêu dùng của Mỹ sụt giảm mạnh trước sự gia tăng liên tục của số ca nhiễm Covid-19 và triển vọng trong tương lai gần của nền kinh tế Mỹ tiếp tục xấu đi.
  • Trên thị trường lao động, số người nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 15/8/2020 tăng đột biến 1,106 triệu người, đánh dấu từ tháng 3/2020 đến nay số lượng người thất nghiệp tại Mỹ vượt lên mức 1 triệu.
  • Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường nhà đất vẫn có tín hiệu khơi sắc khi doanh số bán nhà mới trong tháng 7/2020 tăng 13,9% so với tháng trước, nguyên nhân chính của tăng trưởng nóng này là nhờ sự hỗ trợ bới mặt bằng lãi suất ở mức thấp và đồng USD tiếp tục suy yếu.

Kinh tế Trung Quốc

  • Trước những sức ép và khó khăn từ dịch Covid-19, các ngân hàng thương mại nước này đã đồng loạt hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước qua việc giảm lợi nhuận trong hoạt động của ngân hàng cho dù tín dụng vẫn ghi nhận kết quả tăng trưởng tích cực.

Kinh tế khu vực Eurozone

  • Các nhà hoạch định chính sách EU vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn trong việc đưa kinh tế châu lục hồi phục trở lại, nhất là trong bối cảnh Covid-19 đang có dấu hiệu tái bùng phát.
  • PMI tổng hợp của khu vực Eurozone trong tháng 8/2020 giảm mạnh xuống mức 51,6 điểm. Trong đó PMI trong lĩnh vực sản xuất đạt 51,7 điểm và lĩnh vực dịch vụ đạt 50,1 điểm.
  • Diễn biến này cho thấy các nền kinh tế tại khu vực sẽ không tăng trưởng trong tháng 8.

Kinh tế trong nước       

  • Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước trên đà suy giảm do chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu hút FDI của nước ta từ đầu năm đến nay đã đạt được những kết quả tương đối khả quan và được coi là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này.
  • Trong lĩnh vực thương mại, hoạt động xuất khẩu tiếp tục có chuyển biến tích cực với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2020 ước tính tăng 6,5% so với tháng trước và 2,5% so với tháng 8/2019.
  • Mặc dù việc phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 tại nhiều quốc gia có những tiến triển tích cực nhưng nhìn chung dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ lớn và kéo theo quá trình hồi phực thực sự trong hoạt động sản xuất.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 8/2020 ước đạt 400 triệu USD tăng 2,1% so với tháng 7/2020. Tổng 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 3,15 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Sau khi giá giảm liên tiếp từ tháng 4/2020 đến tháng 7/2020 nhiều loại hóa chất nhập khẩu tăng giá trở lại như: Axit terephthalic tinh chế. Vinyl chloride monomer, Muội carbon, Methanol,…

 

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 8/2020 ước đạt 580 nghìn tấn với trị giá 680 triệu USD. Tổng 8 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 4,32 triệu tấn với trị giá 6,36 tỷ USD, tăng 4% về lượng nhưng giảm 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 7/2020 tăng trở lại sau khi giảm liên tiếp 3 tháng trước. Trong đó PE; PP; PVC; PET; PS và ABS đều tăng với mức tăng lần lượt là 4,3%; 3,8%; 7,6%; 2,1%; 2%; 4,1% so với tháng 6/2020.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 7/2020 đạt 311,9 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 6/2020, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Nâng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2020 đạt 1,9 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Sản phẩm nhựa xuất khẩu trong tháng 7/2020 tăng nhờ nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Tấm, phiến, màng nhựa đạt 82,8 triệu USD, tăng 59,7%; sản phẩm nhựa gia dụng đạt 36,6 triệu USD tăng 109,8%; phụ kiện hàng my mặc và đồ phụ trợ đạt 3,2 triệu USD tăng 340,1% so với tháng 6/2020.

 

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 20/8 – 27/8/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 161 nghìn tấn với trị giá 195 triệu USD, tăng 3% về sản lượng và 4,5% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản tăng nhẹ; từ thị trường Hồng Kông, Malaysia giảm so với tuần trước.

Về thị trường xuất khẩu

  • Sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần 20/8 – 27/8/2020 đạt 155 triệu USD, tăng 10,5% so với tuần trước.
  • Trong tuần qua, xuất khẩu sản phẩm nhựa sang 85 thị trường trên thế giới, trong đó có 16 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD. Trong đó xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Nhật Bản vượt quá Mỹ vươn lên vị trí đầu đạt kim ngạch xuất khẩu 19,1 triệu USD tăng 15,1% trong khi Mỹ đạt 19 triệu USD tăng 4,7% so với tuần trước đó.

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 13/8 – 20/8/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu tuần qua tiếp tục chịu tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid – 19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt rõ rang trong khi căng thẳng về chính trị, thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Hiện số ca nhiễm Covid – 19 vẫn tăng mạnh tại các khu vực trên thế giới, kéo theo khả năng nhiều quốc gia khó có thể sớm mở cửa trở lại nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Trong thông báo mới nhất ngày 19/8/2020, WTO cho biết thước đo thương mại hàng hóa toàn cầu đã chạm mức thấp kỷ lục trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 lan rộng. Theo đó, chỉ số thương mại hàng hóa toàn cầu trong quý 2/2020 chỉ ở mức 84,5 điểm, giảm 18,6 điểm so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhất của chỉ số này trong 10 năm gần đây.

Kinh tế Mỹ

  • Kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức của giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử nước Mỹ với hàng loạt dấu hiệu đi xuống của các chỉ số vĩ mô như kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
  • Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 7/2020 chỉ tăng 1,2% so với tháng trước và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Sản lượng công nghiệp của Mỹ chỉ tăng 3% so với tháng trước, thấp hơn mức tăng trong tháng 6/2020 và tính chung 7 tháng đầu năm 2020, sản lượng công nghiệp Mỹ giảm mạnh 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn hiện hữu và diễn biến phức tạp, chỉ số này dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm 2020.

Kinh tế Trung Quốc

  • Xu hướng hồi phục của kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu “chững lại”trước những ảnh hưởng bởi tình hình lũ lụt tại khu vực miền Nam Trung Quốc và dịch Covid-19 bùng phát đã khiên một số địa phương phải áp dụng lệnh phong tỏa khiến hoạt động kinh tế bị ngừng trệ.
  • Doanh số bán lẻ của Trung Quốc giảm 1,1% so với tháng trước.
  • Sản lượng công nghiệp trong tháng 7/2020 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2020 đã giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Đầu tư cơ sở hạ tầng – một trong những động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc – giảm 1% trong 7 tháng đầu năm 2020.
  • Trong những tháng cuối năm 2020, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ khó bứt phá với các yếu tố cản đường phục hồi như nhu cầu nội địa đang chững lại và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ – Trung.

Kinh tế trong nước          

  • Cùng với những khó khăn đến từ kinh tế thế giới, kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã quay trở lại khi Việt Nam liên tiếp ghi nhận các ca bệnh mới
  • Ảnh hưởng tới khả năng phục hồi và sự phát triển kinh tế của cả nước trong thời gian tới, làm lu mờ những tia hy vọng sớm phục hồi đối với ngành vận tải, du lịch và đối với với một số địa phương đang nằm trong tâm dịch.
  • Gây sức ép lớn đến chính sách điều hành của các cơ quan quản lý trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn ở mức thấp, nay lại đứng trước nguy cơ nguồn cung bị ảnh hưởng khi hoạt động sản xuất bị ngưng trệ nếu dịch bệnh lan rộng và kéo dài.

 

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 7/2020 đạt 392 triệu USD tăng 9,7% so với tháng 6/2020. Tổng 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 2,75 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ tháng 7/2020 từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Arap Xeut tăng mạnh so với tháng 6/2020.

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Mỹ 6 tháng đầu năm 2020 đạt 347 nghìn tấn với trị giá 379 triệu USD, tăng 18,9% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Nhập khẩu chủng loại nhựa PVC, PP tăng mạnh từ thị trường Mỹ so với 6 tháng đầu năm 2019.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 7/2020 tới thị trường Hàn Quốc đạt 18 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng 6/2020, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt 113,7 triệu USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 5,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
  • Cơ cấu chúng loại sản phẩm nhựa xuất khẩu tới Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2019, có 13 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Trong đó tấm, phiến, màng nhựa vẫn là mặt hành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 25,6 triệu USD.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 06/8 – 13/8/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 169 nghìn tấn với trị giá 202 triệu USD, tăng 6,6% về sản lượng và 4,5% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc Thái Lan tăng nhẹ; từ thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản giảm so với tuần trước.

Về thị trường xuất khẩu

  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa từ ngày 06/8 – 13/8/2020 đạt 101,8 triệu USD, giảm 1,3% so với tuần trước đó.
  • Các sản phẩm xuất khẩu nhựa vẫn tập trung vào các mặt hàng túi nhựa, sản phẩm nhựa gia dụng, sản phẩm nhựa công nghiệp.

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 06/8 – 13/8/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu tuần qua tiếp tục đối mặt với hàng loạt thách thức trước những tác động nặng nề của dịch Covid – 19 cộng với căng thẳng trong quan hệ chính trị, thương mại tại một số quốc gia và những biến động liên tục trên thị trường hàng hóa, chứng khoán, tiền tệ. Tính đến trung tuần tháng 8/2020, tốc độ lây nhiễm tại nhiều quốc gia trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Trong đó, ngay cả những quốc gia đã từng thành công ở giai đoạn đầu thì giờ cũng đang phải nỗ lực đối phó với làn song dịch bệnh thứ 2 và thứ 3.

Mặc dù vậy, tình hình dịch bệnh và triển vọng của kinh tế toàn cầu cũng đã xuất hiện mốt số tín hiệu tích cực, đó là những dấu hiệu cho thấy dịch Covid-19 đang lây lan chậm lại ở nhiều bang quan trọng của Mỹ, trong khi Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới điều chế thành công và đăng ký lưu hành vắc xin phòng Covid-19 và những động thái mềm mỏng hơn trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, nhận định của các chuyên gia từ số liệu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, có khả năng Trung Quốc sẽ không nhập khẩu được số lượng hàng hóa Mỹ như đã cam kết trong Thỏa thuận thương mại giai đoạn một do những quy định hạn chế được áp dụng nhằm ngăn chặn dịch Covid – 19 lây lan.

Kinh tế Mỹ

  • Mặc dù dịch Covid – 19 vẫn ảnh hưởng xấu đến đà hồi phục của kinh tế Mỹ nhưng các chương trình nới lỏng tiền tệ lớn của FED nhằm thúc đẩy thị trường tiếp tục phát đi những dấu hiệu tích cực.
  • PPI trong lĩnh vực sản xuất tháng 7/2020 đã tăng 0,6% nhờ phí quản lý danh mục đầu tư và chi phí xăng dầu tăng.
  • CPI trong tháng 7/2020 tăng 0,6% bằng mức tăng trong tháng trước nguyên nhân chính là do giá xăng tăng trở lại.
  • 2 chỉ số PPI và CPI tăng lên tiếp tục hạn chế nguy cơ giảm phát, cho phép FED duy trì chính sác tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn cơ quan này đang nỗ lực điều chỉnh nền kinh tế trở lại bình thường.
  • Tổng số việc làm kinh tế Mỹ tạo ra trong tháng 7/2020 là 1,76 triệu việc làm, mặc dù giảm đáng kể so với tháng trước nhưng con số này vẫn ở mức cao so với bình quân 7 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, nhiều khả năng con số này sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo trong bối số lượng đơn xin nhận hỗ trợ thấp nghiệp đã tăng trở lại và giữa tháng 7/2020.
  • Diễn biến này dự kiến sẽ gây sức ép lên Chính phủ và Quốc hội Mỹ trong việc thúc đẩy nhanh các cuộc đàm phán về gói cứu trợ thứ 2 vốn đã chậm trễ.

Kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc tiếp tục đón nhận những tín hiệu tích cực, củng cố thêm những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế nước này:

  • Chỉ số PPI trong tháng 7/2020 giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước và giảm 3% so với tháng 6/2020 cho thấy tình trạng giảm phát của các nhà máy ở Trung Quốc đã giảm bớt do giá dầu toàn cầu tăng và hoạt động công nghiệp trở lại sau đại dịch Covid toàn cầu.
  • CPI tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế trong nước

  • Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid – 19 lên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đã khiến sức hấp thụ vốn tín dụng của toàn nền kinh tế suy yếu trong khi các gói hỗ trợ đã được triển khai đặc biệt các gói hỗ trợ vãi suất vay của NHTM đã giảm xuống mức 0,5% – 2,5%/năm và lần thứ 3 giảm lãi suất cho vay của NHNN vào ngày 1/8/2020.
  • Việc kéo giảm mức lãi suất là cơ sở để góp phần hạ them lãi suất cho vay  nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt khó, góp phần phục hòi sản xuất kinh doanh trong giai đoạn dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 7/2020 đạt 392 triệu USD tăng 9,7% so với tháng 6/2020. Tổng 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 2,75 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Nhiều loại hóa chất nhập khẩu tăng trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 như: Axit terephthalic tinh chế, Natri sunphate, Vinyl chloride monomer,…
  • Dự báo, năm 2020 Việt Nam tiếp tục nhập khẩu các loại hóa chất trong nước chưa sản xuất được, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 5 tỷ USD và giảm 2,5% so với năm 2019.

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Mỹ 6 tháng đầu năm 2020 đạt 347 nghìn tấn với trị giá 379 triệu USD, tăng 18,9% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Nhập khẩu chủng loại nhựa PVC, PP tăng mạnh từ thị trường Mỹ so với 6 tháng đầu năm 2019.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 7/2020 tới thị trường Hàn Quốc đạt 18 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng 6/2020, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt 113,7 triệu USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 5,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
  • Cơ cấu chúng loại sản phẩm nhựa xuất khẩu tới Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2019, có 13 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Trong đó tấm, phiến, màng nhựa vẫn là mặt hành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 25,6 triệu USD.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 06/8 – 13/8/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 169 nghìn tấn với trị giá 202 triệu USD, tăng 6,6% về sản lượng và 4,5% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc Thái Lan tăng nhẹ; từ thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản giảm so với tuần trước.

 

Về thị trường xuất khẩu

  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa từ ngày 06/8 – 13/8/2020 đạt 101,8 triệu USD, giảm 1,3% so với tuần trước đó.
  • Các sản phẩm xuất khẩu nhựa vẫn tập trung vào các mặt hàng túi nhựa, sản phẩm nhựa gia dụng, sản phẩm nhựa công nghiệp.

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 30/7 – 06/8/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu tuần qua tiếp tục chịu tác động nặng nề trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tính đến ngày 6/8/2020, số người lây nhiễm trên toàn cầu đã lên tới gần 19 triệu người, trong đó đặc biệt lây lan mạnh tại Mỹ – nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ngoài ra, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang cộng với những bất ổn địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, diễn biến phức tạo của dịch bệnh cộng với chính sách tiền tệ nới lỏng với hàng loạt gói kích thích, các mức lãi suất cực thấp thậm chí là lãi suất âm ở nhiều nước phát triển là nguyên nhân chính dẫn dến sự leo thang của giá vàng thế giới thời gian qua. Riêng trong tuần đầu tháng 8/2020, giá vàng trên thị trường thế giới đã chính thức vượt ngưỡng 2000 USD/ounce và leo lên mức kỷ lục 2049 USD/ounce do nhu cầu đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn ngày càng tăng trong giai đoạn hiện nay.

Trong thông báo được đưa ra vào tuần đầu tháng 8/2020, WTO dự báo tổng giá tị thương mại toàn cầu năm 2020 dư báo tổng hợp giá trị thương mại toàn cầu 2020 giảm 13% so với năm 2019 do dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động thương mại thế giới.

Kinh tế Mỹ

  • Tác động tiêu cực trên mọi lĩnh vực của dịch bệnh và quyết định đóng cửa nền kinh tế đã khiến nền kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh. Trong quý II/2020, GDP của Mỹ giảm 18% so với quý trước và giảm tới 32% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm mạnh nhất kể chỉ số này từ năm 1921 đến nay.
  • Báo cáo việc làm ADP trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ cho thấy số việc làm mới được tạo ra là 167 nghìn việc làm, ít hơn rất nhiều so với tháng trước và chưa thể bù đắp được số lượng việc làm đã mất trong tháng 3 – 4/2020.
  • Hoạt động sản xuất và dịch vụ theo tính toán của ISM bất ngờ tăng mạnh vượt dự kiến trong tháng 7/2020 nhằm bù đắp lại những tháng bị thu hẹp đáng kể trước đó.
  • PMI trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ trong tháng 7/2020 ở mức 54,2 điểm cao hơn so với thắng trước và vượt nhẹ so so với dự báo.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ tăng từ 57,1 điểm trong tháng 6/2020 lên 58,1 điểm trong tháng 7/2020.

*Số liệu tuy nhiều khả quan nhưng dịch bệnh Covid – 19  được báo cáo gần đây tăng đột biến ở nhiều nơi trển cả nước cho thấy rõ nét triển vọng hồi phục không bền vững và chắc chắn của kinh tế Mỹ.

Kinh tế Trung Quốc

  • Hoạt động sản xuất tiếp tục hồi phục nhanh trong tháng 7/2020. PMI trong lĩnh vực sản xuất theo tính toán của Caixin/Markit tăng nhẹ lên 52,8 điểm trong tháng 7/2020.
  • Diễn biến này cho thấy sự hồi phục trong hoạt động sản xuất đối với các doanh nghiệp tại quốc gia này, có thêm nhiều tín hiệu về sự hồi phục kinh tế Trung Quốc sau giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh.

Kinh tế trong nước          

  • Thị trường vàng trong nước chứng kiến những mức giá cao kỷ lục liên tục được thiết lập. Diễn biến tăng mạnh của giá vàng kéo theo những tác động không nhỏ đến thị trường tài chính trong nước. Theo đó, diễn biến này cũng là giảm tính thanh khoản của thị trường chứng khoán khiến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp khó khắn và keo theo tâm lý đầu cơ, tích trữ trên thị trường.
  • Trong lĩnh vực thương mại, các Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra những cơ hội và triển vọng lớn, đánh dấu thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ hợp tác Việt Nam và Liên minh châu Âu EU

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 6/2020 từ thị trường Hàn Quốc đạt 23,1 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 5/2020. 6 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu hóa chất từ thị trường này giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 221 triệu USD.
  • Một số mặt hàng hóa chất có lượng nhập khẩu tăng mạnh từ thị trường Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 như Propylene, NaOH, Vinyl chloride monomer,…

 

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc tháng 6/2020 đạt 97,8 nghìn tấn với trị giá 115 triệu USD, tăng 19,3% về lượng và tăng 23,2% về trị giá so với tháng 5/2020. 6 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường này giảm 555 nghìn tấn với trị giá 723 triệu USD, tăng 10,3% về lượng nhưng giảm 10,1% về trị giá so với cùng kỳ 2019.
  • Nhập khẩu một số mặt hàng chất dẻo nguyên liệu tháng 6/2020 từ thị trường Hàn Quốc tăng trong đó, PP; PE; ABS; PS có mức tăng lần lượt là 5,9%; 27,8%;64,8% và 27% so với tháng 5/2020.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa EU tháng 7/2020 ước đạt 300 triệu USD, tăng 3,6% so với tháng 6/2020 và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa 7 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Theo số liệu thông kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 6/2020 đạt 289,7 triệu USD tăng 10,7% so với tháng 5/2020, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,6 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch xuất khẩn sản phẩm nhựa sang thị trường EU 6 tháng đầu năm 2020 đạt 227,8 triệu USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 13,9%.
  • EU có nhu cầu lớn sản phẩm nhựa, các sản phẩm nhựa của Việt Nam tại EU không bị áp thuế chống phá giá từ 8 – 30% như các nguồn cung khác trong khu vực châu Á.
  • Các sản phẩm nhựa xuất khẩu tới thị trường châu Âu nổi bật như là túi nhựa; vải bạt; tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác; tấm, phiến, màng nhựa; sản phẩm nhựa gia dụng;…

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ  30/7 – 06/8/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 159 nghìn tấn với trị giá 194 triệu USD, tăng 9,3% về sản lượng và 8,7% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Hồng Kông, Nhật Bản tăng mạnh; từ thị trường Thái Lan, Malaysia giảm so với tuần trước.

Về thị trường xuất khẩu

  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa từ ngày 30/7 – 06/8/2020 đạt 103,2 triệu USD, tăng 1,4% so với tuần trước đó.
  • Kim ngạch xuất khẩu trong tuần tăng do xuất khẩu nhiều mặt hàng túi nhựa; sản phẩm nhựa gia dụng; tấm, phiến, màng nhựa.
  • Xuất khẩu sản phẩm nhựa trong tuần chủ yếu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Đức.

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 23/7 – 30/7/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, rủi ro đối với kinh tế toàn cầu tiếp tục gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp với việc nhiều nơi trên thế giới bước vào làn sóng lây nhiễm đợt 2, đặc biệt tăng mạnh tại Mỹ – nền kinh tế hàng đầu thế giới, buộc một số tiểu bang phải tái thiết lập các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.

 Trong khi đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang khi Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô (Trung Quốc) đã phải đống cửa ngày 27/7 nhằm đáp trả việc Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston phải đóng cuối tuần trước. Diễn biến này đang làm gia tăng lo ngại các cuộc đàm phán tiến tới chấm dứt căng thẳng thương mại giữa hai nước sẽ thất bại, ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế hai nước cũng như các nền kinh tế châu Á đang cung cấp nguyên liệu, linh kiện cho Trung Quốc và khiến hoạt động thương mại toàn cầu tiếp tục đối mặt với sức ép suy giảm trong thời gian tới.

Kinh tế Mỹ

  • Trước hàng loạt những bất ổn về việc kiểm soát dịch bệnh, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt như Trung Quốc, EU cộng với những vấn đề xung đột chính trị trong bội bộ kinh tế Mỹ khiến niền tin tiêu dùng của Mỹ giảm mạnh trong tháng 7/2020.
  • Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến chính quyền nhiều bang phải yêu cầu đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc đừng kế hoạch mở cửa đã khiến số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng nhanh.
  • Trong giai đoạn này, sự tăng ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cùng với việc tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tiếp tục là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phục hổi của kinh tế Mỹ.
  • Trong cuộc họp chính sách tăng 7/2020, FED đã thông báo tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức 0% – 0,25% kể từ ngày 15/3 khi dịch bắt đầu bùng phát, đồng thời khẳng định sự phục hồi của nền kinh tế này sẽ phụ thuộc đáng kể vào diễn biến của đại dịch.

Kinh tế Trung Quốc

  • Kinh tế Trung Quốc tiếp tục cho thấy xu hướng hồi phục rõ nét với những diễn biến tích cực của các chỉ số vĩ mô dự kiến trong quý II khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ và các nhà hoạch định chính sách tăng cường kích thích kinh tế.
  • Lợi nhuận của các doanh nghiệp đã tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước lên 666,55 tỷ NDT ( tương ứng 95,27 tỷ USD).
  • Sự hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giời phụ thuộc nhiều vào hoạt động đầu tư công trong khi bối cảnh nhu cầu trong nước và toàn cầu vẫn còn yếu.

Kinh tế trong nước

  • Trong những tháng cuối năm 2020, kinh tế trong nước được đánh giá có nhiều triển vọng hơn nhờ những nỗ lực của Chính phủ và tác động tích cực đến các chính sách Chính phủ đã thực thi.
  • Hiệu ứng tích cực từ các hiệp định thương mại và những lợi thế Việt Nam có được coi là những yếu tố được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thương mại và sản xuất trong nước.
  • Diễn biến phức tạp của dich Covid-19 trên toàn cầu và nhất là dịch bệnh đã trở lại tại một số địa phương trên cả nước khiến ưu tiên số 1 là chống dịch trở nên cấp thiết hơn bao giờ hệt. Cùng với nguy cơ về làng song thứ 2 của đại dịch Covid-19, kinh tế trong nước.
  • Trong tháng 7/2020, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục dối mặt với khó khan, bất ổn do dịch Covid – 19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu dẫn dến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào bị gián đoạn. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng chỉ tăng 3,6% so với tháng trc và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,6% là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.
  • Tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2020 ước tính đạt 431,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
  • CPI trong 7 tháng tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước biến động tăng theo giá xăng dầu trên thế giới và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao trong thời gian nắng nóng kéo dài.
  • Trong 7 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn là 33,7 nghìn doanh nghiệp tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số doanh nghiệp đăng kỳ thành lập mới giảm 5,1% về số doanh nghiệp, giảm 6,3% về vốn đăng ký và giảm 19,5% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
  • Vốn FDI trong tháng 7/2020 tăng mạnh so với các tháng trước và so vời cùng kỳ năm 2019. Theo đó, tháng 7/2020, cả nước đã thu hút đc 3,15 tỷ USD vốn đăng ký mới.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 7/2020 ước đạt 360 triệu USD, tăng 0,8% so với tháng 6/2020. Tổng 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 2,72 tỷ USD, giảm 9% so vời cùng kỳ năm 2019.
  • Trong tháng 6/2020 nhiều loại hóa chất có lượng nhập khẩu tăng mạnh so với tháng 5/2020 như: Axit terephthalic tinh chế, Natri carbonate, Methanol, Toluene,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 7/2020 ước đạt 570 nghìn tấn với trị giá 640 triệu USD. Tổng 7 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 3,73 triệu tấn với trị giá 4,56 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng nhưng giảm 12,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 6/2020 đạt 561 nghìn tấn với trị giá 619 triệu USD, tăng 13,7% về lượng nhưng giảm 9,7% về trị giá so với tháng 5/2020. Trong đó: lượng nhập khẩu PE tăng 10,4%; PP tăng 14,9%; PVC tăng 0,8%;…

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 6/2020 đạt 289,7 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng 5/2020; tăng 7,8% so với tháng 6/2019. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,6 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.
  • 6 tháng đầu năm 2020, sản phẩm nhựa của Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Trong đó xuất khẩu Mỹ chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, đạt 429,2 triệu USD tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2019; riêng tháng 6/2020 xuất khẩu sang Mỹ đạt 87,95 triệu USD, tăng 18,8% so với tháng 5/2020 và tăng mạnh 60% so với cùng kỳ năm trước.
  • Các mặt hàng xuất khẩu chính là: túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa; SP như công nghiệp; SP nhựa gia dụng; đồ dùng trong xây lắp. Dự báo xuất khẩu nửa cuối năm 2020 tăng khoảng 15 – 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 145 nghìn tấn với trị giá 178 triệu USD, giảm 20,3% về sản lượng và 13,3% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ giảm mạnh so với tuần trước.

Về thị trường xuất khẩu

  • Theo thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 101,7 triệu USD, tăng 2% so với tuần trước. Dự kiến xuất khẩu sản phẩm nhựa trong tháng 7/2020 đạt khoảng 300 triệu USD, tăng 6% so với tháng 6/2020.
  • Xuất khẩu sản phẩm nhựa sang các thị trường tuần này chủ yếu sang các thị trường Mỹ tăng 12,8%; Đài loan tăng 11,1%; Hồng Kông tăng 3%, Campuchia tăng 2,9%.

Tổng quan thị trường nhựa: Cập nhật đến quý 2 năm 2020

Châu Á

Sản lượng PE trong nước của Trung Quốc tăng trong quý 2, do hoạt động hạ nguồn phần lớn đã hoạt động trở lại. Một số đơn vị đã ngừng hoạt động để bảo trì theo kế hoạch trong quý 2, nhưng sản lượng mới đã được đưa trực tuyến. Nguồn cung khu vực Đông Nam Á đã giảm nhẹ ban đầu khi quay vòng và mất điện đột xuất. Nhưng tỷ suất lợi nhuận vẫn eo hẹp, với một số nhà sản xuất đang chạy với tốc độ giảm do phong tỏa. Từ khoảng giữa quý 2, các hạn chế đã được nới lỏng và tỷ lệ sản xuất tăng nhưng nguồn cung – đặc biệt là từ các nhà cung cấp ở nước ngoài – vẫn bị thắt chặt.

Nhu cầu nội địa của Trung Quốc Q2 quý II được cải thiện, khi các nhà máy ở hạ nguồn hoạt động trở lại. Nhu cầu đóng gói, màng nông nghiệp và đường ống tăng do kích thích kinh tế của chính phủ, nhưng đơn hàng xuất khẩu giảm trong bối cảnh đại dịch. Nhu cầu trên khắp Đông Nam Á gần như hoàn toàn cạn kiệt trong những tuần đầu của quý 2 do virus coronavirus. Khoảng giữa quý 2, nhu cầu bắt đầu phục hồi. Đến cuối quý 2, một số đơn hàng tồn đọng và cung cấp cao hơn đã đẩy giá lên cao nhưng các công cụ chuyển đổi trở nên rất khó chịu trước sự tăng giá.

Cập nhật đến quý 1 năm 2020

Trung Quốc

Mặc dù một số nhà sản xuất địa phương chọn cách cắt giảm lãi suất hoạt động, nhưng tổn thất đầu ra bị hạn chế. Công suất mới từ hóa dầu Chiết Giang và hóa dầu Hengli đã được phát hành vào tháng Hai.

Tiếp tục công việc ở Trung Quốc dần hồi phục vào tháng 3, nhưng suy thoái kinh tế toàn cầu đè nặng lên tâm lý thị trường.

Cập nhật đến quý 2 năm 2020

Châu Âu

Nguồn cung PE quý 2 bị thắt chặt ở một số khu vực do nhu cầu tăng đối với các loại bao bì. Nguồn cung quan trọng hơn giá cả đối với nhiều người trong những ngày đầu của coronavirus và nhu cầu mạnh đã khiến nguồn cung bị thắt chặt trong tháng 3 và tháng 4. Nhu cầu cấp thực phẩm và vệ sinh khiến nguồn cung bị thắt chặt và những khó khăn về hậu cần được thêm vào các vấn đề cung ứng. Đến tháng 5, hầu hết các vấn đề này đã giảm bớt, chuyển sang một thị trường cân bằng, mặc dù các nhà cung cấp đã cố gắng cải thiện tỷ suất lợi nhuận.

Nhu cầu PE trong quý 2 rất mạnh, mạnh hơn tới 100% so với năm 2019 trong nhiều trường hợp, do nhu cầu đóng gói tăng vọt khiến người tiêu dùng hoảng loạn khi mua một số thứ gọi là hiệu ứng ‘toilet-roll. Nhu cầu tháng 4 hàng tháng tăng tới 200%, nhưng đến cuối quý, nhu cầu đóng gói ở mức 2019 hoặc thấp hơn một chút. Đến tháng 6, nhu cầu chậm lại do chứng khoán đã tăng giá mua.

Mỹ

Nguồn cung PE của Mỹ vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu trong quý hai, mặc dù các tuần cuối quý đã chứng kiến ​​sự thắt chặt liên tục về nguyên liệu nhanh chóng khi các nhà sản xuất cắt giảm lãi suất hoạt động trong tháng 4 dự đoán rằng nhu cầu sẽ giảm một lượng lớn hơn so với thực tế. Hai nhà máy LDPE mới từ Formosa và Sasol đã bị trì hoãn từ khởi động quý 2 theo kế hoạch đến khởi nghiệp quý 3 theo kế hoạch.

Nhu cầu PE của Mỹ vẫn ổn định ở mức cao hơn trong quý 2, bất chấp những kỳ vọng và làm khuynh đảo xu hướng kinh tế vĩ mô chung đang giảm mà thấy nhiều sản phẩm hóa dầu chịu tổn thất đáng kể trong tiêu dùng. Việc tiếp xúc nhiều với lĩnh vực bao bì và hàng tiêu dùng không bền vững đã giúp duy trì mức cầu PE trong khi kinh tế thuận lợi cho phép các nhà sản xuất Mỹ tiếp tục đẩy mạnh doanh số xuất khẩu.

Châu phi

Mức cung dao động trong quý 2, sự lây lan của coronavirus làm thay đổi động lực của thị trường toàn cầu theo từng tuần. Các nhà sản xuất cắt giảm sản xuất, vì họ giảm số lượng công nhân trong các nhà máy của họ. Tính khả dụng tăng sau đó, khi những người bán hàng từ khắp nơi trên thế giới tìm kiếm bất kỳ địa điểm nào để bán sản phẩm của họ. Khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng vào cuối quý 2, mức cung đã bị dư.

Nhu cầu đã ảnh hưởng lớn khi coronavirus bắt đầu lan rộng khắp lục địa. Các biện pháp phong tỏa đã được thi hành và rất đa dạng. Phong tỏa đã được thực thi trong một số, trong khi những phương pháp khác không kiểm soát được. Các nền kinh tế lớn nhất đã đưa ra lệnh giới nghiêm vào ban đêm, có nghĩa là nhiều công nhân có thể duy trì công việc của họ. Các biện pháp phân tán xã hội đã giảm hàng giờ cho nhiều người và một số người chuyển đổi đóng cửa nhà máy của họ trong một hoặc hai tuần để tổ chức lại các cơ sở của họ để đáp ứng điều này.

Thỗ Nhĩ Kỳ

Bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch coronavirus. Biên giới Thổ Nhĩ Kỳ / Iran được mở cho vật liệu vận chuyển bẳng tàu lửa, mặc dù chi phí vận chuyển hàng hóa rất cao. Biên giới sau đó đã được mở hạn chế cho một số lượng xe tải trước khi được mở hoàn toàn sau Eid ul-Fitr. Khi các thị trường bắt đầu đóng cửa trên toàn thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ đã thu hút nhiều chào hàng từ khắp nơi trên thế giới khi nhiều người bán tìm cách giảm giá nguyên liệu. Các chào hàng sau đó giảm xuống khi các nhà cung cấp nhìn sang Trung Quốc.

Nhiều công ty đóng cửa hoặc giảm hoạt động trong tháng 6 vì cả thị trường trong nước và xuất khẩu đều bị suy giảm bởi lệnh phong tỏa. Bao bì thực phẩm, chai chất tẩy rửa và thiết bị bảo vệ là những ngoại lệ, nhưng ngay cả những thị trường này cũng thấy nhu cầu giảm so với mức giá dự kiến. Từ thời điểm này, nhu cầu vẫn không thay đổi nhiều cho đến khi giá tăng dự kiến ​​sẽ đưa một số bên lại thị trường vào cuối quý 2.

Trung đông

Nguồn cung đầu quý 2 cao hơn Q1, sau khi hoàn thành bảo trì tại một số đơn vị sản xuất. Đại dịch lan rộng trong khu vực đã thúc đẩy khóa máy ở Ả Rập Saudi vào giữa quý 2. Một sự gia tăng trong các trường hợp gây ra tai ương sản xuất và thách thức hậu cần, cản trở nguồn cung khu vực. Cắt giảm sản xuất thô cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp ethane và do đó có sẵn ethylene và PE. Phân bổ nhiều hơn cho châu Á trong bối cảnh nhu cầu phục hồi và netbacks cao hơn cũng cắt giảm nguồn cung khu vực vào cuối quý.

Nhu cầu đầu quý 2 suy yếu khi các nước trong khu vực áp đặt các biện pháp phong tỏa và hạn chế trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch lan rộng. Nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng và gia dụng và các mặt hàng không thiết yếu khác đã giảm mạnh, mặc dù các cửa hàng tạp hóa, thực phẩm và thuốc vẫn tiếp tục được tìm kiếm. Một sự chậm lại trong tháng Ramadan và kỳ nghỉ lễ Eid đã ngăn chặn sự tiêu thụ vào cuối tháng Tư và tháng Năm. Sự phục hồi nhu cầu trong tháng 6 vẫn tăng dần sau các trường hợp gia tăng liên tục, ngay cả khi các nước dỡ bỏ phong tỏa để thúc đẩy hoạt động kinh tế.

Mỹ La-tinh

Nguồn cung quý 2 thấp hơn do tốc độ hoạt động giảm và các nhà máy không hoạt động trong bối cảnh các biện pháp kiểm dịch trong khu vực. Sản xuất ethylene Braskem sườn đã giảm xuống 65%, trong khi Dow nhàn rỗi một số nhà máy và Mexico tiếp tục sản xuất ở mức thấp hơn. Trong khi LDPE vẫn là grade chặt nhất, nguồn cung vẫn đủ cho tất cả các grades. Chào hàng nhập khẩu ở mức giá cạnh tranh nhưng biến động tỷ giá, thuế quan và thời gian giao hàng dài hơn giới hạn lãi suất.

Nhu cầu quý 2 đối với các loại màng PE liên quan đến bao bì thực phẩm và thuốc tiếp tục ở mức bình thường hoặc giảm nhẹ. Đóng cửa và coronavirus nhu cầu giảm do Corona trong xây dựng, ô tô và thiết bị làm giảm đáng kể nhu cầu, đặc biệt là đối với HDPE. Đại dịch đã dẫn đến sự suy giảm tổng quát trong hoạt động kinh doanh và các quốc gia trong khu vực đang đối mặt với rủi ro suy thoái cao, trong khi Argentina đang đàm phán với các chủ nợ để tránh vỡ nợ.