Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 04/02 – 18/02/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu trong những tuần đầu tháng 2/2021 nhìn chung có xu hướng tích cực hơn nhờ được hỗ trợ bởi diễn biến khả quan trong việc kiểm soát dịch Covid-19. Theo số liệu của WHO, trong tuần tính đến ngày 16/2/2021, số ca nhiễm mới trên toàn cầu đã giảm gần một nửa so với mức hơn 5 triệu ca trong tuần từ 4/1/2021 và đây cũng là tuần thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm trên thế giới giảm liên tục. Con số này cho thấy hiệu quả của các biện pháp kinh tế cộng đồng, đặc biệt lo ngại tại hầu hết các khu vực tiêm vaccine. Tuy nhiên diễn biến dịch bênh vẫn đáng lo ngại tại hầu hết các khu vực của thế giới sau khi nhiều quốc gia đối mặt với sự bùng phát dịch mới.

Kinh tế Mỹ
  • Số ca nhiễm mới Covid 19 liên tục giảm trong những tuần gần đây cộng với tiến triển trong phân phối vaccine và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong quý IV/2020 tốt hơn kỳ vọng đang là những động lực quan trọng hỗ trợ xu hướng phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới.
  • Doanh số bán lẻ trong tháng 1/2021 tăng 5,3%.
  • SẢn lượng ngành sản xuất tăng 0,9% so với tháng trước.
  • Trong giai đoạn tới, kinh tế Mỹ tiếp tục kỳ vọng vào việc gói hỗ trợ kinh tế giá 1,9 nghìn tỷ USD sớm được thông qua cộng với những tiến triển rõ rệt hơn trong việc triển khai tiêm vaccine Covid 19.
Kinh tế khu vực Eurozone
  • Theo số liệu điều chỉnh của Eurostat, GDP của 19 quốc gia thuộc khu vực Eurozone trong quý IV/2020 giảm 0,6% so với quý trước.
  • Xu hướng suy thoái kinh tế tại khu vực này đang trở nên rõ nét hơn sau khi các biên pháp hạn chế tiếp tục được gia hạn để kiểm soát sự lây lan của Covid – 19.
  • Việc triển khai vaccine tại khu vực đang gặp nhiều khó khắn và các chủng virus biến thể mới lan rộng đang tạo sức ép lên các nhà hoạch định chính sách tại khu vực này.
Kinh tế Nhật Bản
  • GDP thực tế của Nhật Bản, theo điều chỉnh của Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý IV/2020 đã tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3% so với quý trước đó.
  • Kinh tế Nhật Bản trong tháng 1/2021 ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bối cảnh dịch bệnh tại quốc gia này đã được kiểm soát tốt hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1/2021 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước nhờ xuất khẩu một số mặt hàng, trong đó có thiết bị sản xuất chip sang các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc đang tăng cao. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 37,5% – mức cao nhất kể từ tháng 4/2010.
Kinh tế trong nước
  • Trong những tuần đầu của năm 2021, mặc dù đã và đang trải qua làn sóng lây nhiễm dịch Covid lần thứ 3, tuy nhiên đến thời điểm này nhìn chung dịch bệnh đã được kiểm soát tại hầu hết các tỉnh, thành phố.
  • Lạm phát tháng 1/2021 diễn biến khá ổn định khi chỉ số CPI tăng 0,06% so với tháng trước,
  • Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc với chỉ số sản xuất trong tháng 1/2021 ước tính tăng cao 22,2% so với cùng kỳ năm trước
  • Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng trc dịp Tết Nguyên đán
  • Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng cả về lượng và về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động
  • Hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm 2021 đến ngày 16/2 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Những kết quả đạt được đã và đang cho thấy những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trong việc phòng chống dịch bệnh song song với thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ Hàn Quốc năm 2020 đạt 434 triệu USD, giảm 0,3% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 8,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hóa chất của Việt Nam.
  • Một số mặt hàng hóa chất có lượng nhập tăng mạnh từ thị trường Hàn Quốc trong năm 2020 như: Propylene, NaOH, Octanol, Alhydrit phthalic,…

 

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liêu từ thị trường Trung Quốc năm 2020 đạt 849 nghìn tấn với trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 12,3% về lượng và tăng 3,8% về trị giá so với năm 2019. Trong đó, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu PVC, PE tăng mạnh so với năm 2019.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng đầu tiên năm 2021 đạt 376,2 triệu USD tăng 3,4% so với năm tháng 12/2020 và tăng 58,9% so với tháng 1/2020. Nguyên nhân xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam tăng mạnh trong tháng 1/2021 là do các doanh nghiệp nhựa dồn hết đơn hàng xuất khẩu trước khi bước vào kì nghỉ tết Nguyên Đán. Dự kiến, tháng 2/2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam sẽ giảm so với tháng 1/2021.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 04/02 – 18/02/2021

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu
  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 156 nghìn tấn với trị giá 250 triệu USD, giảm nhẹ cả về lượng và trị giá so với tuần trước..

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Xuất khẩu nguyên liệu nhựa
  • Theo sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nhựa trong tuần qua đạt 141,4 triệu USD, tăng 20% so với tuần trước.

Dự đoán 2021: Thị trường nhựa PE và PP Châu Âu khan hiếm do nguồn cung mới giảm

Công suất PP bổ sung vượt quá nhu cầu tăng trưởng trong thời gian ngắn

Năm 2020 của thị trường polyethylene (PE) và polypropylene (PP) Châu Âu đã kết thúc không như kì vọng và cảm tính thị trường đã có nhiều thay đổi trong những tuần cuối năm 2020.

Năm 2020 ban đầu được dự đoán là một năm khó khăn vì lượng PE gốc ethane nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ, dự kiến sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, trên thực tế, nửa đầu năm 2020 chứng kiến sự gia tăng trong tiêu thụ bao bì PE và PP. Nguyên nhân là do người dân đổ xô đến các cửa hàng mua sắm khi đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch COVID 19 nổ ra.

Một số ngành công nghiệp khác bị đóng cửa (ví dụ như ngành công nghiệp xe hơi chiếm 10-11% lượng tiêu thụ PP).

Đến nửa cuối năm 2020, phần lớn các ngành nghề đã trở lại hoạt động bình thường. Công nghiệp ô tô đã hoạt động tốt hơn dự kiến và ngành sản xuất bao bì đã trở lại mức bình thường. Những ngành liên quan đến sức khỏe và vệ sinh dịch tễ vẫn hoạt động tốt ngay cả trong mùa dịch.

Lĩnh vực sản xuất phụ tùng bao gồm cả các loại phụ tùng lớn hay linh kiện nhỏ cũng đã phục hồi vượt kỳ vọng trong 6 tháng cuối năm 2020.

Thông thường, sản lượng tiêu thụ polyolefin sẽ diễn ra chậm lại trong những tháng cuối năm vì những thỏa thuận mua bán đặc biệt được triển khai khiến số lượng người bán gia tăng. Tuy nhiên, thông lệ này đã không còn diễn ra trong năm 2020.

Giá của PE và PP ở Châu Âu đều ở mức thấp, hoạt động xuất khẩu đã trở thành điểm sáng của quý 4 năm 2020, điều này dẫn đến việc khan hiếm trên thị trường, đặc biệt là đối với PP. Cơn bão Laura đã làm hạn chế việc nhập khẩu từ Mỹ, sự khan hiếm ngày càng tăng thêm và tạo ra cơ hội xuất khẩu sang Mỹ Latinh và các nước khác.

Tháng 12/2020 thay vì là một tháng tăng trưởng chậm do giá nguyên liệu liên tục giảm, giá của cả PE và PP đều tăng, đặc biệt đối với các loại polyethylene mật độ thấp (LDPE) và PP. Sự chênh lệch về giá hợp đồng ethylene và PE đã bị nới rộng vào năm 2020, từ mức rất hẹp trong năm 2019.

Giá PE và Ethylene của Châu Âu
Giá PE và Ethylene của Châu Âu

Không chỉ giá tăng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, một số nhà sản xuất đã cảnh báo người mua rằng xu hướng này có thể tiếp tục tăng trong tháng 1/2021.

Các đợt tăng giá gần đây của Châu Âu đang khiến Châu Âu rút ngắn khoảng cách với giá Châu Á sau nhiều tháng Châu Âu duy trì ổn định. Trong khi đó, giá các nguyên liệu tương ứng ở Trung Quốc được bị tăng cao do nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn, đặc biệt kể từ giữa quý 3 năm 2020.

Người mua cho rằng tình hình của tháng 12 và tháng 1 chỉ là vấn đề trước mắt. Vẫn còn cơ hội để các nhà sản xuất khiến nguồn cung thị trường giảm bớt khan hiếm và trở lại bình thường.

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, việc nhập khẩu sẽ khó có thể phục hồi cho đến quý 1/2021, và điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến thị trường.

Khi các nguồn nhập khẩu mới tới được Châu Âu vào cuối tháng 1/2021, nhu cầu nội địa của Trung Quốc sẽ dần giảm tốc trước dịp Tết Nguyên Đán. Theo phân tích của ICIS, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá tại một số khu vực.

Các hợp đồng năm 2021 hiện đang trong quá trình đàm phán và mặc dù sự khan hiếm hiện tại sẽ có lợi cho người bán, nhưng tình hình này sẽ không tiếp tục duy trì mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2021. Toàn bộ hợp đồng có thể không được thực hiện, nhưng một vài bên mua cho biết họ đã cố gắng thỏa thuận để nhận được chiết khấu tốt hơn năm 2020 đối với sản phẩm PP.

Thị trường nhựa PE dự kiến sẽ dần ổn định hơn khi nguồn cung toàn cầu tăng lên.

Về nhu cầu PE, số liệu phân tích của ICIS dự kiến sẽ có sự phục hồi chậm nhưng liên tục trong năm 2021, kèm đó là sự cải thiện kinh tế ở Châu Âu và toàn cầu. Tuy nhiên, thị trường PE năm 2021 có thể phải đối mặt với việc gia tăng nguồn cung mạnh mẽ do công suất PE tăng cao trên phạm vi toàn cầu, dự kiến tăng 6,5% so với 2020. Điều này dẫn đến khả năng cân bằng lượng cung – cầu trong năm nay.

Đặc biệt, công suất polyethylene mật độ cao (HDPE) tăng cao trên toàn thế giới, dự kiến tăng 8% so với năm trước, trong khi đó công suất polyethylene tuyến tính tỉ trọng thấp (LLDPE) và LDPE dự kiến tăng lần lượt 7% và 3% toàn cầu, trong cùng một khoảng thời gian.

Nguồn cung PP cũng sẽ tăng trưởng đáng kể trong năm 2021, đặc biệt ở Châu Á, nơi sẽ có thêm 7,7 triệu tấn/ năm, tương ứng 10% sản lượng PP toàn cầu năm 2020. Sự ảnh hưởng của nguồn cung lên giá cả dự kiến sẽ bắt đầu xuất hiện trên thị trường, đặc biệt vào nửa cuối năm.

Theo phân tích của ICIS, thị trường ethylene thế giới sẽ có dấu hiệu cải thiện trong suốt năm 2021, trong trường hợp giả định rằng giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19 sẽ qua đi. Sự không chắc chắn về tăng trưởng kinh tế, vấn đề phân phối và hiệu quả của vắc xin Corona Virus, có thể ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố cơ bản của thị trường như cung và cầu. Thị trường ethylene của Châu Âu dự kiến sẽ duy trì ổn định trong thời gian dài khi nguồn cung tăng lên.

Với thị trường toàn thế giới, nhu cầu propylene sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn GDP năm 2021, nhưng sẽ phụ thuộc phần lớn vào tốc độ phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Nguồn cung PP theo dự báo cũng sẽ tăng và không xảy ra tình trạng khan hàng, mặc dù cũng không đến mức dư thừa như PE.

Nhu cầu thiết yếu ở Châu Á, và đặc biệt tại Trung Quốc sẽ có tác động đáng kể đến xu hướng thị trường của cả PP và PE ở Châu Âu trong năm 2021.

Tổng công suất bổ sung theo kế hoạch 2019 - 2025
Tổng công suất bổ sung theo kế hoạch 2019 – 2025
Công suất PP bổ sung vượt quá nhu cầu tăng trưởng trong thời gian ngắn
Công suất PP bổ sung vượt quá nhu cầu tăng trưởng trong thời gian ngắn
Những điều chỉnh về công suất PE trên thế giới
Những điều chỉnh về công suất PE trên thế giới
Nguồn cung cấp PP mới 2021
Nguồn cung cấp PP mới 2021

Nguồn: ICIS

An Phát Holdings tiếp tục hỗ trợ 10 tỷ đồng tiếp sức cùng tỉnh Hải Dương chống dịch Covid-19

Ngày 17/02/2021 tại trụ sở Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương, đại diện BLĐ Tập đoàn An Phát Holdings (APH) đã trực tiếp trao 10 tỷ đồng tiền mặt cho đại diện chính quyền tỉnh Hải Dương nhằm chung tay và hỗ trợ công tác phòng chống đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, vào đầu tháng 2/2021, khi Hải Dương phát hiện nhiều ca dương tính với Covid-19-SARS-CoV-2, An Phát Holdings cũng đã trao tặng 100 chiếc tivi cùng 40 tấn hàng hoá nhu yếu phẩm trị giá 1,35 tỷ đồng ủng hộ Ủy ban Phòng chống Covid-19 tỉnh Hải Dương. Với 2 đợt hỗ trợ trị giá 11,35 tỷ đồng, An Phát Holdings hi vọng sẽ góp phần mạnh mẽ để chung tay cùng chính quyền và người dân tỉnh Hải Dương chống dịch Covid-19.

Có mặt tại trụ sở Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương, đại diện BLĐ Tập đoàn An Phát Holdings, ông Phạm Văn Tuấn – Quyền Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đã trực tiếp trao tặng 10 tỷ đồng cho đại diện chính quyền tỉnh Hải Dương. Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã trực tiếp tiếp nhận quà tặng từ An Phát Holdings và gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và tập thể CBNV Tập đoàn.

Ông Lê Văn Cần - Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương (thứ 3 bên trái) nhận 10 tỷ đồng hỗ trợ từ đại diện Tập đoàn APH, ông Phạm Văn Tuấn - Q. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn (thứ 3 bên phải)
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương nhận 10 tỷ đồng hỗ trợ từ đại diện Tập đoàn APH, ông Phạm Văn Tuấn – Q. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn (thứ 3 bên phải)
Ông Nguyễn Dương Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương (thứ 3 bên trái) gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ của Tập đoàn An Phát Holdings
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ của Tập đoàn An Phát Holdings

Theo diễn biến hiện tại, Hải Dương đang là địa phương có tình hình dịch đáng lo ngại với 5 ổ dịch lớn là Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Nam Sách và Tp. Hải Dương. Là một trong các doanh nghiệp lớn nhất tại Hải Dương, Tập đoàn An Phát Holdings đã nhanh chóng phát động chủ trương tại các công ty thành viên đóng góp chung tay cùng tỉnh chống dịch.

Thay mặt An Phát Holdings, ông Phạm Văn Tuấn – Quyền Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn chia sẻ: “Chúng tôi mong rằng sự hỗ trợ của An Phát Holdings sẽ là kịp thời và có thể giúp đỡ chính quyền tỉnh Hải Dương nhanh chóng ứng biến, kiểm soát thành công tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Với trách nhiệm của một doanh nghiệp, chúng tôi sẵn sàng đóng góp nhân lực, vật lực giúp tỉnh Hải Dương vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Song hành cùng công tác hỗ trợ cộng đồng, An Phát Holdings đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn cho người lao động quay trở lại làm việc, duy trì ổn định hoạt đông sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong thời điểm Quý I/2021. Tính đến thời điểm hiện tại, APH và 15 công ty thành viên chưa xuất hiện ca lây nhiễm dương tính nào, An Phát Holdings vẫn an toàn tuyệt đối.

Trước đó, vào đầu năm 2020, An Phát Holdings cũng đã trao tặng sản phẩm sinh học phân huỷ hoàn toàn cho 300 cư dân và cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ cách ly tại khu Trúc Bạch (Hà Nội) và trao tặng 5.000 khẩu trang y tế và nước sát khuẩn cho Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần 28/1-4/2/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu đã vượt qua năm 2020 và bước vào năm 2021 với hàng loạt “vết thương” chưa thể lành và các vấn đề chưa được giải quyết. Trong đó, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, xung đội, bảo động, chia rẽ sâu sắc, căng thẳng thương mại… bao trùm nhiều khu vực và biến năm 2020 trở thành một trong những năm khó khăn nhất trong lịch sử của kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, đại dịch Covid 19 là cú sốc lớn nhất đã bùng phát và lan rộng tới hầu hết các nước trên thế giới, diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường và đẩy kinh tế toàn cầu vốn đang trong giai đoạn phục hồi mong manh rơi vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II; đồng thời các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều nền kinh tế trên toàn cầu phải chứng kiến mức suy giảm mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.

Theo số liệu mới nhất của IMF, kinh tế toàn cầu trong năm 2020 đã giảm 3,5% so với các năm trước, trong đó lần đầu tiên ghi nhận sự suy thoái đồng loạt từ hầu hết các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Canada, Hàn Quốc,…, ngoại trừ Trung Quốc vân đang tăng trưởng 2,3% – mức tăng trưởng yếu nhất của kinh tế nước này trong 30 năm qua. Hoạt động thương mại toàn cầu định trệ, làn sóng doạnh nghiệp phá sản lan khắp thế giới, dẫn tới tình trạng thất nghiệp tăng vọt. Cũng theo IMF, tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2020 đã giảm ới 9,6% so với năm trước. Trong đó, các nền kinh tế phát triển giảm tới 10,1% và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cũng giảm tới 8,9% trái ngược hoàn toàn so với những dự báo lạc quan được đưa ra trong thời điểm đầu năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới

Nhằm hỗ trợ nền kinh tế, bảo vệ doanh nghiệp trước những tóc động do dịch Covid-19, Chính và Ngân hàng trung ương các nước đã triển khai chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua nhiều gói kích thích lớn và các gói cho vay khẩn cấp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức chống đỡ và ngăn chặn đà suy giảm kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm nay như (i) chương trình viêm vaccine ngừa Covid-19 đang được triển khau tích cực tại nhiều quốc gia và bước đầu đã đạt kết quả khả quan; (ii) căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có tín hiệu hạ nhiệt; (iii) thỏa thuận thương mại song phương hậu Brexit giữa Anh và EU đã chính thức đc kí kết vào cuối năm 2020, mơ ra trang mới tích cực hơn trong quan hệ thương mại giữa Anh – EU; (iv) sự phục hồi mạnh mẽ vượt kỳ vọng của một số nền kinh tế mới nởi, đặc biệt là tại khu vực châu Á với động lực và sự tăng tốc của thương mại nội khối.Nguồn: Báo cáo “Triển vọng Kinh tế toàn cầu” của IMF trong tháng 1/2021

=> Với những yếu tố này, có thể nói 2021 sẽ là năm quan trọng để kinh tế tòa cầu vượt qua trở lại trước những vướng mắc kéo dài nối tiếp từ năm 2020. Tuy nhiên tốc độ phục hồi của kinh tế toàn cầu nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc chủ yếu và nỗ lực ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch Covid -19 của tất cả quốc gia.

Kinh tế trong nước

  • Kết thúc năm 2020, với GDP đạt tốc độ tăng trưởng 2,91% so với năm 2019, Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,6%, khu vực dịch vụ tăng 4,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,6%; khu vực dịch vụ tăng 4,29% ; thuế sản phẩm trợ cấp sản phẩm tăng 1,07% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất của kinh tế Việt Nam trong thập niên 2011 – 2020 nhưng trước nhiều khó khăn, thách thức như năm vừa qua thì kết quả này rất đáng ghi nhận và được hàng loạt các tổ chức tài chính lớn trên toàn cầu đánh giá cáo, thậm chí nhận định Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong năm 2020.

Nguồn: Tổng cục thống kê

  • Cùng với GDP duy trì được xu hướng tăng trưởng, kinh tế Việt Nam cũng đạt được những kết quả tích cực trong lĩnh vực thương mại, với xuất siêu 2020 đạt mức cao kỷ lục 19,95 tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt mục tiêu đặt ta với mức tăng trưởng 7% so với năm 2019. Trong lĩnh vực tài chính, tỷ giá tiếp tục duy trì xu hướng ổn định trong khi mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh xuống các vùng thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Dòng vốn đầu từ nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam kết hợp với xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh đã bù đắp cho mức giảm về ngoại tệ do hoạt động du lịch suy yếu và nguồn kiều hối bị thu hẹp.
  • Năm 2021 là năm rất quan trọng và là năm bản lề đối với kinh tế Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, từ 2021 – 2025. Bên cạnh đó, năm nay, kinh tế Việt Nam tiếp tục được hỗ trờ nhờ những nền tảng đã đạt đc trong năm 2020, xu hưởng ổn định của kinh tế vĩ mô, dòng vốn FDI bền bỉ và lợi thế đến từ các FTA đã có hiệu lực. Tuy nhiên, để đạt hoặc vượt mức tăng trưởng 6,5% còn phụ thuộc rất lớn vào kết quả trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 trong bối cảnh đây vẫn là rủi ro lớn nhất đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế và thương mại toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hóa chất đạt 5,02 tỷ USD, giảm 2,2% so với năm 2019. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hóa chất năm 2020 từ các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ giảm so với năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Arap Xeut tăng so với năm trước.
  • Nhiều loại hóa chất nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2020 như: Axit terephthalic tinh chế, Axit sunfuric, Mono ethylenne glycol, NaOH, Propylene…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Năm 2020, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,6 triệu tấn với trị giá 8,4 tỷ USD, tăng 3,3% về lượng nhập nhưng giảm 6,9% về trị giá so với năm 2019.
  • Các thị trường nhập khẩu chính chất dẻo nguyên liệu là Hàn Quốc, Arap Xeut, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan, Mỹ giảm mạnh so với năm 2019.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu PE và PP chiếm tới 55,5% tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam. Nhập khẩu chủng loại chất dẻo nguyên liệu PVC tăng mạnh trong khi PET giảm mạnh.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

Năm 2020, Mỹ trở thành thị trường lớn nhất nhập khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Mỹ năm 2020 đạt 1095 tỷ USD, chiểm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam. So với năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Mỹ thăng 58,9%.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 28/01 – 04/02/2021

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 178 nghìn tấn với trị giá 272 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và 8,7% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ giảm so với tuần trước.

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Theo sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nhựa trong tuần qua đạt 119,2 triệu USD, giảm 18,1% so với tuần trước.

 

Hạt nhựa PP Yarn T3050 – mặt hàng tiềm năng cho thị trường Việt Nam và thế giới

An Thành Bicsol và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) giao nhận 150 tấn sản phẩm hạt nhựa mới T3050 (Nguồn: BSR.com.vn)

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, An Thành Bicsol đã tiến hành nhập 150 tấn sản phẩm hạt nhựa Polypropylene mới T3050 (Homo PP Yarn MFR 5g/10 phút) từ Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Đại diện Công ty An Thành Bicsol cho biết, Công ty hiện đã sử dụng hạt nhựa mới T3050 chạy thử nghiệm trong dây chuyền sản xuất của nhà máy An Vinh vào cuối năm 2020 và thu được kết quả khả quan.

An Thành Bicsol và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) giao nhận 150 tấn sản phẩm hạt nhựa mới T3050 (Nguồn: BSR.com.vn)
An Thành Bicsol và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) giao nhận 150 tấn sản phẩm hạt nhựa mới T3050 (Nguồn: BSR.com.vn)

Ưu điểm của Polypropylene

Nhựa PP (Polypropylene) là một loại polymer, là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propylen. Với những đặc tính nổi bật như tính bền cơ học cao, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài, hạt PP Yarn thường được chế tạo thành sợi. Polypropylene trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn chất lượng, nét in rõ. PP sợi chịu được nhiệt độ cao hơn 100 độ C, có tính chất chống thấm oxy, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

An Thành Bicsol sử dụng hạt nhựa mới T3050 chạy thử nghiệm thành công trong dây chuyền sản xuất của nhà máy An Vinh (Hải Dương)
An Thành Bicsol sử dụng hạt nhựa mới T3050 chạy thử nghiệm thành công trong dây chuyền sản xuất của nhà máy An Vinh (Hải Dương)

Ứng dụng của Polypropylene

Hạt nhựa T3050 có tính chất phù hợp cho các dòng máy dệt sợi phẳng hiện đại và siêu tốc ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và thế giới, An Thành Bicsol sử dụng nguyên liệu này để chạy thử nghiệm trong các dây chuyền sản xuất tốc độ cao và ứng dụng trong các lĩnh vực như sản xuất dây thừng, băng kéo, sợi thô cho bao dệt, bao bì đóng gói, bao bì công nghiệp và nông nghiệp như vải dệt, bao FIBC…

Do đặc tính kỹ thuật nổi trội, hạt PP Yarn không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực dệt phẳng mà còn là loại nguyên liệu ưa thích được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dệt nội địa, sản xuất tất và thảm.

Hạt nhựa PP Yarn ứng dụng trong lĩnh vực dệt may, sản xuất bao bì
Hạt nhựa PP Yarn ứng dụng trong lĩnh vực dệt may, sản xuất bao bì

Với MFR = 5 (cao hơn so với sản phẩm truyền thống T3034 của BSR) hạt nhựa T3050 phù hợp với các máy tốc độ cao, nhằm tăng năng suất trong cùng 1 khoảng thời gian chạy máy, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất cho các nhà máy cũng như giảm giá thành sản phẩm.

Việc An Thành Bicsol và Công ty cổ phần hóa dầu Bình Sơn bắt tay hợp tác phát triển mã hàng PP Yarn sẽ mở ra khả năng cung ứng lớn cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu.

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 24/12 – 31/12/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Năm 2020 đã chính thức khép lại với những cú sốc lớn tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực của kinh tế toàn cầu, khác biệt hoàn toàn với những dự báo về triển vọng kinh tế thế giới được đưa vào đầu năm. Trong đó, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, xung đột, bạo động bao trùm nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là sự bùng phát mạnh mẽ và lan rộng của đại dịch Covid-19 đến hầu hết các quốc gia, là nguyên nhân chính khiến GDP của hàng loạt các nền kinh tế chủ chốt suy giảm mạnh, hoạt động thương mại toàn cầu đình trệ và lao dốc, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, kéo kinh tế toàn cầu rơi vào vào vùng suy thoái nặng nề nhất trong 100 năm qua.

Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 12/2020, khi phần lớn các nền kinh tế đã tái khởi động trở lại sau phong tỏa và giãn cách cộng với hiệu quả từ hàng loạt chính sách mở rộng tài khóa như tăng chi tiêu, giảm thuế và đẩy mạnh đầu tư công, hay nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương được thực Trong giai đoạn thi trên toàn cầu, cộng với những tiến triển trong việc tiêm phòng vaccine. Nhìn chung các lĩnh vực của kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu khả quan hơn và xu hướng suy giảm đã chậm lại.

Trong giai đoạn nửa đầu năm 2021, nhiều khả năng dịch bệnh vẫn còn dai dẳng và tiếp tục tác động tiêu cực lên kinh tế toàn cầu, nhưng tác động của nó được dự đoán sẽ suy giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nhưng tín hiệu hồi phục của một số nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm 2020, được xem là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang liên tục đối mặt với những tác động của dịch bệnh.

Kinh tế Mỹ

  • Trong tuần cuối tháng 12/2020, Tổng thống Mỹ đã chính thức ký thông qua dự luật hỗ trợ Covid-19 và chi tiêu chính phủ trị giá 2300 tỷ USD, trong đó đã bao gồm gói cứu trợ trị giá 900 tỷ USD.

Kinh tế EU

  • Anh và EU đã đạt được nhất trí về các thỏa thận thương mại Brexit mới. Theo đó việc hai bên đạt được “thỏa thuận thuế quan và hạn ngạch bằng 0” sẽ giúp thông suốt thương mại hàng hóa giữa Anh và EU. Thỏa thuận này đã chính thức hoàn tết việc anh tách khỏi EU sau gần 5 năm diễn ra cuộc trưng cầu ý dân vào năm 2016 và chấm dứt thời gian bất ổn của nền kinh tế thời kỳ hậu Brexit kéo dài 4 năm.

Kinh tế trong nước       

  • Kinh tế trong nước vượt qua năm 2020 với GDP ước tính đạt tốc độ tăng trưởng 2,91% so với năm trước. Trong đó, GDP quý I tăng 3,68%; Quý II tăng 0,39%, Quý III tăng 2,69% và quý IV tăng 4,48%.
  • Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, dóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.
  • Lạm phát tiếp tục được kiểu soát tốt.
  • Chỉ số CPI trong tháng 12/2020 tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước do giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.
  • Hoạt động sản xuất công nghiệp trong quý IV/2020 đã có sự khởi sắc với tốc độ giá trị tăng thêm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý IV/2020 tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 12/2020 ước đạt 500 triệu USD, tăng 8,6% so với tháng 11/2020. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 4,95 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Tổng 11 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hóa chất đạt 4,45 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất 11 tháng năm 2020 từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch giảm mạnh từ các thị trường này do giá hóa chất giảm mạnh, mặc dù lượng hóa chất nhập khẩu giảm không nhiều. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Arap Xeut tăng so với cùng kỳ năm trước.
  • Nhiều loại hóa chất nhập khẩu tăng mạnh trong 11 tháng so với cùng kỳ năm 2019 như: Axit terephthalic tinh chế, Axit sunfuric, Mono ethylene glycol,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên tháng 12/2020 ước đạt 600 nghìn tấn với trị giá 855 triệu USD, tăng 10,5% về lượng nhưng tăng 12,4% về trị giá so với tháng 11/2020. Năm 2020, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,61 triệu tấn với trị giá 8,32 tỷ USD, tăng 3,5% về lượng nhưng giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Các thị trường nhập khẩu chính chất dẻo nguyên liệu là Hàn Quốc, Arap Xeut, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan. Trong đó nhập khẩu từ thị trường Đài Loan và Mỹ giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • 11 tháng năm 2020, xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 nhưng đây vẫn là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam
  • Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường HÀn Quốc đạt 191,1 triệu USD, chiếm 5,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 1,9% so với cùng kỳ năm 2019.

 

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 17/12 – 24/12/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 129 nghìn tấn với trị giá 198 triệu USD, giảm 25,3% về lượng và 22,5% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản giảm mạnh so với tuần trước.
Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Về thị trường xuất khẩu

  • Sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 117 triệu USD, tăng 3,3% so với tuần trước.
    Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 17/12 – 24/12/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cấu đã bước vào tuần cuối cùng của tháng 12/2020 và tiếp tục phải đối mặt với những tác động nặng nề của dịch Covid-19. Theo đó, tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Đồng thời, dịch bệnh lây lan diện rộng với số ca nhiễm mới liên tục leo thang tại nhiều quốc gia, nhất là tại các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt đã phát hiện biến thể mới của virus Corona tại Anh. Diễn biến này đã khiến hàng loạt quốc gia trên thế giới phải siết chặt duy định hạn chế đi lại và các biện pháp khác nhằm kiểm soát sự lây lan nhanh chóng của bệnh dịch, làm giảm nhu cầu tiêu thụ, hạn chế hoạt động giao thương, qua đó làm gia tăng lo ngại về xu hướng hồi phục kinh tế toàn cầu trong giai đoạn mới.

Kinh tế Mỹ

  • Nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tăng trưởng với tốc độ kỷ lục trong quý III/2020 nhờ gói cứu trợ Covid-19 trị giá hơn 3.000 tỷ USD được đưa ra vào đầu năm 2020.
  • GDP quý III/2020, theo điều chỉnh của Bộ Thương mại Mỹ đã phục hồi với tốc độ tăng trưởng lên 33,4% – cải thiện đáng kể so với mức sụt giảm 31,4% trong quý II/2020.
  • Trong tháng 11/2020, thu nhập cá nhân giảm 11% so với tháng trước;
  • Tổng chi tiêu tiêu dùng giảm 0,4% so với tháng 10/2020;
  • Giá cả tăng, thu nhập cá nhân giảm đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán lẻ cho dù lãi suất ngân hàng đang được áp dụng ở mức thấp kỷ lục.
  • Doanh số bán nhà mới giảm sâu trong tháng 11/2020.
  • Trên thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm nhẹ tính đến ngày 19/12/2020.
  • Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng giảm đáng kể từ mức 92,2 điểm trong tháng 10/2020 xuống còn 88,6 điểm trong tháng 11/2020.
  • Ngày 21/12/2020, Quốc hội Mỹ đã chính thwucs thông qua gói hỗ trợ Covid – 19 trị giá gần 1000 tỷ USD để hỗ trợ kinh tế trước những ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc

  • Tăng trưởng GDP ước đạt 2% trong năm nay và dự báo sẽ tăng lên 7,9% trong năm 2021.
  • Hoạt động kinh tế đã bình thường hóa trở lại nhanh hơn dự kiến nhờ chiến lược kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và hoạt động xuất khẩu bền vững.
  • Trung quốc đã quyết định tăng nhu cầu trong nước nhằm thúc đẩy phát triển trường trong nước. Theo lộ trình, Trung Quốc sẽ không chỉ chuyển đổi kinh tế mà còn nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, qua đó thúc đẩy tiêu thụ nội địa và hỗ trợ tăng trưởng khẩu, tạo ra những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp quốc tế và mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp hưởng lợi ích từ thị trường nội địa.

Kinh tế trong nước       

  • Do ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng mạnh trong khi số lương doanh nghiệp mới thành lập trong 11 tháng năm 2020 giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
  • Tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019.
  • Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng nhẹ và vượt ngưỡng duy trì 2% từ 2017 đến đầu năm 2020.
  • Hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 12/2020 tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, đạt 25 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu ước tăng 16,5% đạt 26,1 tỷ USD.

Tính chung năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 280 tỷ USD tăng 5,9% và tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 261 tỷ USD tăng 3% so với năm 2019, đưa cán cân thương mại năm 2020 thặng dư kỷ lục gần 19 tỷ USD.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 12/2020 ước đạt 500 triệu USD, tăng 8,6% so với tháng 11/2020. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 4,95 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Tháng 11/2020 nhiều loại hóa chất nhập khẩu như: Natri carbonate, Methanol, Vinyl chloride monomer, Toluene, Muội carbon,… có giá tăng cao so với tháng 10/2020.

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên tháng 12/2020 ước đạt 600 nghìn tấn với trị giá 855 triệu USD, tăng 10,5% về lượng nhưng tăng 12,4% về trị giá so với tháng 11/2020. Năm 2020, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,61 triệu tấn với trị giá 8,32 tỷ USD, tăng 3,5% về lượng nhưng giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 11/2020 tăng so với tháng 10/2020. Trong đó, PE; PP; PVC; PS; EVA; ABS tăng với mức tăng lần lượt là 3,2%; 4,7%; 4,1%; 6,5%; 2,8%; 7,4%.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo số liệu ước tính, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng 12/2020 đạt 340 triệu USD, tăng 0,5% so với tháng 11/2020 và tăng 13,8% so với tháng 12/2019. NĂm 2020, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt 3,63 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2019.
  • Trong 11 tháng năm 2020, trong 21 chủng loại sản phẩm nhựa Việt Nam xuất khẩu có 8 sản phẩm nhựa đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD. Trong đó có 2 chủng loại sản phẩm đạt kim ngạch trên 600 triệu đó là túi nhựa và tấm, phiến, màng nhựa.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 17/12 – 24/12/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 173 nghìn tấn với trị giá 256 triệu USD, tăng 7,9% về lượng và 8,4% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Mỹ tăng mạnh so với tuần trước.

 

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Về thị trường xuất khẩu

  • Sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 107 triệu USD, giảm 2,7% so với tuần trước.
Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 10/12 – 17/12/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, dịch Covid- 19 vẫn leo thang ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới với số ca nhiễm mới không ngừng gia tăng. Diễn biến này tiếp tục buộc nhiều quốc gia phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế và phong tỏa nghiêm ngặt như Hà Lan, Đức và Anh. Ở chiều ngược lại, kinh tế toàn cầu cũng đã ghi nhận một số diễn biến tích cực. Nổi bật trong đó là việc Mỹ và nhiều quốc gia khác đã chính thức khởi động chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cộng với cuộc đàm phán gói kích cầu mới trong Quốc hội Mỹ đã đạt được một số tiến triển tích cực, mở ra triển vọng sớm chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tháng qua trong nội bộ chính quyền nước này.

Kinh tế Mỹ

  • Số liệu kinh tế vĩ mô mới được công bố tiếp tục cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế Mỹ trước sự bùng phát của dịch bệnh Covid- 19 trong những tuần gần đây.
  • Trên thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng từ 712 nghìn đơn lên 853 nghìn đơn.
  • Doạnh số bán lẻ trong tháng 11/2020 giảm 1,1% so với tháng trước.
  • PMI trong lĩnh vực sản xuất theo tính toán của HIS đạt 56,5 điểm trong tháng 12/2020.
  • Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất siêu thất ở mức 0 – 0,25% nhằm hỗ trợ kinh tế.
  • FED dự báo kinh tế Mỹ năm 2020 giảm 2,4% thay vì 3,7% như dự báo trong tháng 9/2020.
  • Dự kiến GDP 2021 cũng sẽ cải thiện tăng từ 4% lên 4,2%.
  • FED giữ nguyên dự báo lạm phát năm 2020 là 1,2%

Kinh tế châu Âu

  • FMI lĩnh vực sản xuất đạt 55,5 điểm trong tháng 12/2020, tăng so với mức 53,8 điểm trong tháng trước đó.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ bứt phá mạnh mẽ từ mức 41,7 điểm trong tháng 11/2020 lên 47,3 điểm trong tháng 12/2020/
  • Triển vọng tích cực của châu lục này tiêp tục được duy trì trong bối cảnh lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã đạt được hỏa thuận về ngân sách dài hạn cùng với gói phục hồi kinh tế trị giá 1800 tỷ Euro nhằm giải quyết những hậu quả về kinh tế xã hội do đại dịch.

Kinh tế Nhật Bản

  • Chính quyền nước này thông qua gói ngân sách bổ sung thứ 3 trị giá 21,840 tỷ Yên (210 tỷ USD). Điều này làm dấy lên quan ngại tình hình tài chính của Nhật rơi vào trình trạng xuất nhất trong nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới.

Kinh tế trong nước       

  • Trên thị trường tài chính, trong nửa đầu tháng 12/2020, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tại nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục được điều chỉnh giảm.
  • Đây là tín hiệu khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của nền kinh tế sau những tác động từ dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay.
  • Lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất khẩu hàng tóa trong tháng 11/2020 đạt 25,24 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng trước, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng 2020 tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 11/2020 đạt 460 triệu USD, tăng 8,4% so với tháng 10/2020. 11 tháng năm 2020, nhập khấu hóa chất đạt 4,45 tủ USD giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ tháng 11/2020 từ các thị trường Trung Quốc, Singapore tăng mạnh, từ Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ giảm mạnh so với tháng 10/2020.

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên tháng 11/2020 đạt 543 nghìn tấn với trị giá 760 triệu USD, giảm 9% về lượng nhưng tăng 4,9% về trị giá so với tháng 10/2020. 11 tháng năm 2020, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,01 triệu tấn với trị giá 7,47 tỷ USD, tăng 3,7% về lượng nhưng giảm 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 11/2020 từ thị trường Trung Quốc, Malaysia tăng mạnh; trong khi từ các thị trường Thái Lan, Mỹ giảm mạnh so với tháng 10/2020.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 đạt 3,29 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Trong tháng 11/2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt 338,2 triệu USD, giảm 3,7% so với tháng 10/2020 nhưng tăng 16,2% so với tháng 11/2019.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 10/12 – 17/12/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 160 nghìn tấn với trị giá 236 triệu USD, giảm 5,2% về lượng và 4,1% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông giảm; từ thị trường Thái Lan, Nhật Bản tăng mạnh so với tuần trước đó.

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

 

Về thị trường xuất khẩu

  • Sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 110 triệu USD, giảm 3,1% so với tuần trước.

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 03/12 – 10/12/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, dịch Covid- 19 lan rộng buộc chính phủ các nước tái áp đặt biện pháp phong tỏa hoặc các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh của dịch bệnh. Số ca mắc Covid – 19 đang tăng mạnh tại hàng loạt bang chủ chốt của nước Mỹ và các quốc gia châu Âu, cũng như bùng phát trở lại tại một số khu vực châu Á. Trong khi đó, căng thẳng Mỹ – Trung Quốc leo thang và các cuộc đàm phán liên quan đến gói kích thích mới nhằm hỗ trợ kinh tế Mỹ phục hồi từ ảnh hưởng của Covid – 19 vẫn chưa đem lại kết quả rõ rệt.

Kinh tế Mỹ

  • Các số liệu kinh tế yếu đi cùng hàng loạt các đợt phong tỏa mới nahwfm ngăn chặn sự lây lan của virus Covid – 19 đã gây áp lực lên sự phục hồi của nền kinh tế này.
  • Số việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 11/2020 chỉ đạt 245 nghìn việc làm – mức thấp nhất trong 6 tháng gần đây.
  • Diễn biến này cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới đang “chững lại” rõ rệt bởi số ca lây nhiễm vẫn tăng khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa.
  • Dự báo trong quý tiếp theo, nước Mỹ vẫn chỉ có thể đạt được mức tăng trưởng bằng hoặc thậm chí sụt giảm nhẹ trước khi có khả năng phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm 2021.

Kinh tế Trung Quốc

  • Giá cả tiêu dùng trong tháng 11/2020 đã giảm mạnh hơn dự kiến trong bối cảnh giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm đều giảm, khiến CPI lần đầu tiên trong 11 năm qua giảm xuống mức âm.
  • CPI lõi, chỉ số không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm, trong tháng 11/22020 tăng nhẹ 0,5%.
  • PPI trong tháng 11/2020 giảm 1,5%.
  • Xu hướng giảm sâu CPI có thể gây bất lợi cho sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc nếu người tiêu dùng và doanh nghiệp trì hoãn việc mua sắm với hy vọng giá cả sẽ trở nên rẻ hơn.

Kinh tế trong nước       

  • Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục được kéo giảm xuống những mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Chi tiết, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ở mức 4,5%/năm; lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1% – 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn,…
  • Xu hướng giảm của lãi suất cho vay cộng với việc tung ra hàng loạt các gói tín dụng ưu đãi cuối năm của các ngân hàng thương mại là yếu tố hỗ trợ chính khiến tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm tăng mạnh.
  • Dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 có thể đạt mức 10 – 11%.
  • Xu hướng phục hồi rõ nét trên nhiều lĩnh vực cơ bản của kinh tế Việt Nam tiếp tục là yếu tố quan trong khiến nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới đưa ra những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP trong năm nay.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ thị trường Hàn Quốc 10 tháng năm 2020 đạt 356 triệu USD, tăng 1,56% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Một số mặt hàng hóa chất có lượng nhập tăng mạnh từ thị trường Hàn Quốc trong 10 tháng năm 2020 như Propylene, NaOH, Octanol, Oxy già,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc trong 10 tháng năm 2020 đạt 936 nghìn tấn với trị giá 1,24 tỷ USD tăng 6,8% về lượng nhưng giảm 9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu PVC, PE, PP trong 10 tháng năm 2020 từ thị trường Hàn Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó tốc độ tăng trưởng của PVC; PE; PP; ABS tăng với mức tăng lần lượt là 108%; 35,4%; 29,4%; 28,2%. Ngược lại, nhập khẩu PET lại giảm mạnh 34,5%.

 

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong tháng 10 năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Nhật Bản đạt 561,4 triệu USD, chiểm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đến Nhật Bản giảm 7,5%
  • Tính riêng trong tháng 10/2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đến Nhật Bản, đạt 58,2 triệu USD, tăng 6,8% so với tháng 9/2020 nhưng giảm 9,2% so với tháng 10/2019.
  • Ba sản phẩm nhựa lớn nhất xuất khẩu sang thị trường Nhật trong 10 tháng năm 2020 đó là: Túi nhựa; Tấm, phiến, màng nhựa và sản phẩm nhựa gia dụng. Trong khi xuất khẩu túi nhựa sang Nhật Bản giảm thì xuất khẩu tấm, phiến, màng nhựa và sản phẩm nhựa gia dụng ghi nhận sự tăng trưởng.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ  03/12 – 10/12/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 169 nghìn tấn với trị giá 246 triệu USD, tăng 18% về lượng và 19,1% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan tăng mạnh so với tuần trước đó.

Về thị trường xuất khẩu

  • Sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 113,6 triệu USD, giảm 12,7% so với tuần trước.

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 26/11 – 03/12/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, dịch Covid- 19 tiếp tục diễn biến nghiêm trong với sự lây lan trên diện rộng tại hàng loạt quốc gia trên thế giới. Trong đó, số ca mắc liên tục tăng mạnh ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu, trong khi Mỹ vẫn là “ổ dịch” lớn nhất thế giới. Ngoài ra, các quốc gia lớn tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng nghiệp trọng bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trên thị trường tài chính, hàng loạt nền kinh tế thực hiện gói hỗ trợ quy mô lớn đang kéo theo những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính và tình trạng nợ toàn cầu. Diễn biến này cũng cố thêm triển vọng thiếu chắc chắn của kinh tế toàn cầu và xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu trong thời gian tới vẫn phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực kiểm soát dịch.

Kinh tế Mỹ

  • Xu hướng phục hồi kinh tế tại Mỹ đã có dấu hiện chậm lại trong bối cảnh Covid – 19 tiếp tục lây lan trong khi các nhà hoạch định chính sách nước này vẫn chưa thể đồng thuận về gói hỗ trợ tiếp theo.
  • Chỉ số PMI sản xuất trong tháng 11/2020 (theo ISM) đạt 57,5 điểm, giảm nhẹ so với tháng 10/2020 nhưng còn cách xa so với ngưỡng 50 điểm – cho thấy hoạt động sản xuất của nền kinh tế này vẫn đang được mở rộng.

Kinh tế Trung Quốc

  • Kinh tế Trung Quốc đã hồi phục hết các lĩnh vực cơ bản – đây được đánh giá là động lực lớn nhất của kinh tế toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.
  • PMI lĩnh vực sản xuất trong tháng 11/2020 đạt 54,9 điểm, đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2010 đến nay.
  • Đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang trên đà phục hồi rõ nét kể từ khi đại dịch Covid – 19 bùng phát.

Kinh tế trong nước       

  • Trong nước phát hiện thêm một vài ca mắc mới trong cộng đồng sau 88 ngày liên tiếp không có trường hợp nào được ghi nhận – đây là sức ép lớn đối với các cơ quan quản lý trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang nỗ lực về đích và giữ mục tiêu tăng trưởng đã được điều chỉnh trong cả năm đạt khoảng 2% – 2,5%
  • Tình hình dịch bệnh được kiểm soát cộng với tác động tích cực từ các EVFTA đã tạo động lực quan trọng, góp phần hỗ trợ nhiều lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế phục hồi.
  • Hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 11/2020 khởi sắc, chỉ spps IIP trong tháng ước tính tăng 0,5% so với tháng trước.
  • Hoạt động thương mại giữ tốc độ tăng trưởng khá trong tháng 11/2020 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 48,5 tỷ USD, gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng được cải thiện đáng kê,r thể hiện qua mức tăng trưởng khá của doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.
  • Kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt.
  • Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11/2020 giảm 0,01% so với tháng trước trong bối cảnh giá xăng dầu, giá điện, nước sinh hoạt đều được điều chỉnh giảm.
  • PMI tháng 11/2020 rơi xuống dưới 50 điểm trong 3 tháng, đạt 49,9 điểm do phục hồi của lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ tháng tạm dừng bởi tác động bão lũ.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ thị trường Đài Loan 10 tháng năm 2020 đạt 521 triệu USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Giá nhập khẩu một số loại hóa chất từ thị trường Đài Loan giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019: Axit terephthalic tinh chế, Muội carbon, Mono ethylene glycol,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 10/2020 tăng so với tháng 9/2020. Trong đó các mặt hàng PE, PP, PVC, EVA, ABS tăng với mức tăng lần lượt là 4,6%; 3,3%; 10,7%; 14,6% và 3,4%.
  • Thị trường nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu chính như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan tăng nhẹ, giá nhập khẩu trung bình trong tháng các sản phẩm tăng 3,3%.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của sản phẩm nhựa Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2020. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Mỹ trong 10 tháng đạt 841,2 triệu USD, chiếm 28,5% tổng kim ngạch nhựa của Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nhựa đến Mỹ tăng 57,3%.
  • Có 4 sản phẩm nhựa xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch nhập khẩu trên 100 triệu USD trong 10 tháng 2020 đó là sản phẩm nhựa gia dụng; tấm, phiến, màng nhựa; túi nhựa và đồ dùng trong xây lắp với tổng kim ngạch xuất khẩu 4 sản phẩm đạt 72% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng 2020.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ  26/11 – 03/12/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 143 nghìn tấn với trị giá 206 triệu USD, giảm 8,2% về lượng và 7,7% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản giảm mạnh, từ thị trường Malaysia tăng mạnh so với tuần trước

Về thị trường xuất khẩu

  • Sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 130 triệu USD, tăng 4,9% so với tuần trước.