Tin ngành nhựa

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 24/12 – 31/12/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Năm 2020 đã chính thức khép lại với những cú sốc lớn tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực của kinh tế toàn cầu, khác biệt hoàn toàn với những dự báo về triển vọng kinh tế thế giới được đưa vào đầu năm. Trong đó, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, xung đột, bạo động bao trùm nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là sự bùng phát mạnh mẽ và lan rộng của đại dịch Covid-19 đến hầu hết các quốc gia, là nguyên nhân chính khiến GDP của hàng loạt các nền kinh tế chủ chốt suy giảm mạnh, hoạt động thương mại toàn cầu đình trệ và lao dốc, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, kéo kinh tế toàn cầu rơi vào vào vùng suy thoái nặng nề nhất trong 100 năm qua.

Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 12/2020, khi phần lớn các nền kinh tế đã tái khởi động trở lại sau phong tỏa và giãn cách cộng với hiệu quả từ hàng loạt chính sách mở rộng tài khóa như tăng chi tiêu, giảm thuế và đẩy mạnh đầu tư công, hay nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương được thực Trong giai đoạn thi trên toàn cầu, cộng với những tiến triển trong việc tiêm phòng vaccine. Nhìn chung các lĩnh vực của kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu khả quan hơn và xu hướng suy giảm đã chậm lại.

Trong giai đoạn nửa đầu năm 2021, nhiều khả năng dịch bệnh vẫn còn dai dẳng và tiếp tục tác động tiêu cực lên kinh tế toàn cầu, nhưng tác động của nó được dự đoán sẽ suy giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nhưng tín hiệu hồi phục của một số nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm 2020, được xem là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang liên tục đối mặt với những tác động của dịch bệnh.

Kinh tế Mỹ

  • Trong tuần cuối tháng 12/2020, Tổng thống Mỹ đã chính thức ký thông qua dự luật hỗ trợ Covid-19 và chi tiêu chính phủ trị giá 2300 tỷ USD, trong đó đã bao gồm gói cứu trợ trị giá 900 tỷ USD.

Kinh tế EU

  • Anh và EU đã đạt được nhất trí về các thỏa thận thương mại Brexit mới. Theo đó việc hai bên đạt được “thỏa thuận thuế quan và hạn ngạch bằng 0” sẽ giúp thông suốt thương mại hàng hóa giữa Anh và EU. Thỏa thuận này đã chính thức hoàn tết việc anh tách khỏi EU sau gần 5 năm diễn ra cuộc trưng cầu ý dân vào năm 2016 và chấm dứt thời gian bất ổn của nền kinh tế thời kỳ hậu Brexit kéo dài 4 năm.

Kinh tế trong nước       

  • Kinh tế trong nước vượt qua năm 2020 với GDP ước tính đạt tốc độ tăng trưởng 2,91% so với năm trước. Trong đó, GDP quý I tăng 3,68%; Quý II tăng 0,39%, Quý III tăng 2,69% và quý IV tăng 4,48%.
  • Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, dóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.
  • Lạm phát tiếp tục được kiểu soát tốt.
  • Chỉ số CPI trong tháng 12/2020 tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước do giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.
  • Hoạt động sản xuất công nghiệp trong quý IV/2020 đã có sự khởi sắc với tốc độ giá trị tăng thêm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý IV/2020 tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 12/2020 ước đạt 500 triệu USD, tăng 8,6% so với tháng 11/2020. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 4,95 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Tổng 11 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hóa chất đạt 4,45 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất 11 tháng năm 2020 từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch giảm mạnh từ các thị trường này do giá hóa chất giảm mạnh, mặc dù lượng hóa chất nhập khẩu giảm không nhiều. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Arap Xeut tăng so với cùng kỳ năm trước.
  • Nhiều loại hóa chất nhập khẩu tăng mạnh trong 11 tháng so với cùng kỳ năm 2019 như: Axit terephthalic tinh chế, Axit sunfuric, Mono ethylene glycol,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên tháng 12/2020 ước đạt 600 nghìn tấn với trị giá 855 triệu USD, tăng 10,5% về lượng nhưng tăng 12,4% về trị giá so với tháng 11/2020. Năm 2020, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,61 triệu tấn với trị giá 8,32 tỷ USD, tăng 3,5% về lượng nhưng giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Các thị trường nhập khẩu chính chất dẻo nguyên liệu là Hàn Quốc, Arap Xeut, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan. Trong đó nhập khẩu từ thị trường Đài Loan và Mỹ giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • 11 tháng năm 2020, xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 nhưng đây vẫn là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam
  • Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường HÀn Quốc đạt 191,1 triệu USD, chiếm 5,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 1,9% so với cùng kỳ năm 2019.

 

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 17/12 – 24/12/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 129 nghìn tấn với trị giá 198 triệu USD, giảm 25,3% về lượng và 22,5% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản giảm mạnh so với tuần trước.
Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Về thị trường xuất khẩu

  • Sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 117 triệu USD, tăng 3,3% so với tuần trước.
    Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Tin liên quan