TỔNG QUAN KINH TẾ
Kinh tế thế giới
Kinh tế toàn cầu đã vượt qua năm 2020 và bước vào năm 2021 với hàng loạt “vết thương” chưa thể lành và các vấn đề chưa được giải quyết. Trong đó, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, xung đội, bảo động, chia rẽ sâu sắc, căng thẳng thương mại… bao trùm nhiều khu vực và biến năm 2020 trở thành một trong những năm khó khăn nhất trong lịch sử của kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, đại dịch Covid 19 là cú sốc lớn nhất đã bùng phát và lan rộng tới hầu hết các nước trên thế giới, diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường và đẩy kinh tế toàn cầu vốn đang trong giai đoạn phục hồi mong manh rơi vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II; đồng thời các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều nền kinh tế trên toàn cầu phải chứng kiến mức suy giảm mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.
Theo số liệu mới nhất của IMF, kinh tế toàn cầu trong năm 2020 đã giảm 3,5% so với các năm trước, trong đó lần đầu tiên ghi nhận sự suy thoái đồng loạt từ hầu hết các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Canada, Hàn Quốc,…, ngoại trừ Trung Quốc vân đang tăng trưởng 2,3% – mức tăng trưởng yếu nhất của kinh tế nước này trong 30 năm qua. Hoạt động thương mại toàn cầu định trệ, làn sóng doạnh nghiệp phá sản lan khắp thế giới, dẫn tới tình trạng thất nghiệp tăng vọt. Cũng theo IMF, tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2020 đã giảm ới 9,6% so với năm trước. Trong đó, các nền kinh tế phát triển giảm tới 10,1% và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cũng giảm tới 8,9% trái ngược hoàn toàn so với những dự báo lạc quan được đưa ra trong thời điểm đầu năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới
Nhằm hỗ trợ nền kinh tế, bảo vệ doanh nghiệp trước những tóc động do dịch Covid-19, Chính và Ngân hàng trung ương các nước đã triển khai chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua nhiều gói kích thích lớn và các gói cho vay khẩn cấp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức chống đỡ và ngăn chặn đà suy giảm kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm nay như (i) chương trình viêm vaccine ngừa Covid-19 đang được triển khau tích cực tại nhiều quốc gia và bước đầu đã đạt kết quả khả quan; (ii) căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có tín hiệu hạ nhiệt; (iii) thỏa thuận thương mại song phương hậu Brexit giữa Anh và EU đã chính thức đc kí kết vào cuối năm 2020, mơ ra trang mới tích cực hơn trong quan hệ thương mại giữa Anh – EU; (iv) sự phục hồi mạnh mẽ vượt kỳ vọng của một số nền kinh tế mới nởi, đặc biệt là tại khu vực châu Á với động lực và sự tăng tốc của thương mại nội khối.Nguồn: Báo cáo “Triển vọng Kinh tế toàn cầu” của IMF trong tháng 1/2021
=> Với những yếu tố này, có thể nói 2021 sẽ là năm quan trọng để kinh tế tòa cầu vượt qua trở lại trước những vướng mắc kéo dài nối tiếp từ năm 2020. Tuy nhiên tốc độ phục hồi của kinh tế toàn cầu nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc chủ yếu và nỗ lực ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch Covid -19 của tất cả quốc gia.
Kinh tế trong nước
- Kết thúc năm 2020, với GDP đạt tốc độ tăng trưởng 2,91% so với năm 2019, Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,6%, khu vực dịch vụ tăng 4,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,6%; khu vực dịch vụ tăng 4,29% ; thuế sản phẩm trợ cấp sản phẩm tăng 1,07% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất của kinh tế Việt Nam trong thập niên 2011 – 2020 nhưng trước nhiều khó khăn, thách thức như năm vừa qua thì kết quả này rất đáng ghi nhận và được hàng loạt các tổ chức tài chính lớn trên toàn cầu đánh giá cáo, thậm chí nhận định Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong năm 2020.
Nguồn: Tổng cục thống kê
- Cùng với GDP duy trì được xu hướng tăng trưởng, kinh tế Việt Nam cũng đạt được những kết quả tích cực trong lĩnh vực thương mại, với xuất siêu 2020 đạt mức cao kỷ lục 19,95 tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt mục tiêu đặt ta với mức tăng trưởng 7% so với năm 2019. Trong lĩnh vực tài chính, tỷ giá tiếp tục duy trì xu hướng ổn định trong khi mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh xuống các vùng thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Dòng vốn đầu từ nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam kết hợp với xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh đã bù đắp cho mức giảm về ngoại tệ do hoạt động du lịch suy yếu và nguồn kiều hối bị thu hẹp.
- Năm 2021 là năm rất quan trọng và là năm bản lề đối với kinh tế Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, từ 2021 – 2025. Bên cạnh đó, năm nay, kinh tế Việt Nam tiếp tục được hỗ trờ nhờ những nền tảng đã đạt đc trong năm 2020, xu hưởng ổn định của kinh tế vĩ mô, dòng vốn FDI bền bỉ và lợi thế đến từ các FTA đã có hiệu lực. Tuy nhiên, để đạt hoặc vượt mức tăng trưởng 6,5% còn phụ thuộc rất lớn vào kết quả trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 trong bối cảnh đây vẫn là rủi ro lớn nhất đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế và thương mại toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.
NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM
Nhập khẩu hóa chất
- Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hóa chất đạt 5,02 tỷ USD, giảm 2,2% so với năm 2019. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hóa chất năm 2020 từ các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ giảm so với năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Arap Xeut tăng so với năm trước.
- Nhiều loại hóa chất nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2020 như: Axit terephthalic tinh chế, Axit sunfuric, Mono ethylenne glycol, NaOH, Propylene…
Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu
- Năm 2020, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,6 triệu tấn với trị giá 8,4 tỷ USD, tăng 3,3% về lượng nhập nhưng giảm 6,9% về trị giá so với năm 2019.
- Các thị trường nhập khẩu chính chất dẻo nguyên liệu là Hàn Quốc, Arap Xeut, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan, Mỹ giảm mạnh so với năm 2019.
- Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu PE và PP chiếm tới 55,5% tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam. Nhập khẩu chủng loại chất dẻo nguyên liệu PVC tăng mạnh trong khi PET giảm mạnh.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa
Năm 2020, Mỹ trở thành thị trường lớn nhất nhập khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Mỹ năm 2020 đạt 1095 tỷ USD, chiểm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam. So với năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Mỹ thăng 58,9%.
TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 28/01 – 04/02/2021
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa
Về thị trường nhập khẩu
- Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 178 nghìn tấn với trị giá 272 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và 8,7% về trị giá so với tuần trước.
- Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ giảm so với tuần trước.
Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa
Theo sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nhựa trong tuần qua đạt 119,2 triệu USD, giảm 18,1% so với tuần trước.