Tin ngành nhựa

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 13/8 – 20/8/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu tuần qua tiếp tục chịu tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid – 19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt rõ rang trong khi căng thẳng về chính trị, thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Hiện số ca nhiễm Covid – 19 vẫn tăng mạnh tại các khu vực trên thế giới, kéo theo khả năng nhiều quốc gia khó có thể sớm mở cửa trở lại nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Trong thông báo mới nhất ngày 19/8/2020, WTO cho biết thước đo thương mại hàng hóa toàn cầu đã chạm mức thấp kỷ lục trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 lan rộng. Theo đó, chỉ số thương mại hàng hóa toàn cầu trong quý 2/2020 chỉ ở mức 84,5 điểm, giảm 18,6 điểm so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhất của chỉ số này trong 10 năm gần đây.

Kinh tế Mỹ

  • Kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức của giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử nước Mỹ với hàng loạt dấu hiệu đi xuống của các chỉ số vĩ mô như kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
  • Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 7/2020 chỉ tăng 1,2% so với tháng trước và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Sản lượng công nghiệp của Mỹ chỉ tăng 3% so với tháng trước, thấp hơn mức tăng trong tháng 6/2020 và tính chung 7 tháng đầu năm 2020, sản lượng công nghiệp Mỹ giảm mạnh 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn hiện hữu và diễn biến phức tạp, chỉ số này dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm 2020.

Kinh tế Trung Quốc

  • Xu hướng hồi phục của kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu “chững lại”trước những ảnh hưởng bởi tình hình lũ lụt tại khu vực miền Nam Trung Quốc và dịch Covid-19 bùng phát đã khiên một số địa phương phải áp dụng lệnh phong tỏa khiến hoạt động kinh tế bị ngừng trệ.
  • Doanh số bán lẻ của Trung Quốc giảm 1,1% so với tháng trước.
  • Sản lượng công nghiệp trong tháng 7/2020 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2020 đã giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Đầu tư cơ sở hạ tầng – một trong những động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc – giảm 1% trong 7 tháng đầu năm 2020.
  • Trong những tháng cuối năm 2020, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ khó bứt phá với các yếu tố cản đường phục hồi như nhu cầu nội địa đang chững lại và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ – Trung.

Kinh tế trong nước          

  • Cùng với những khó khăn đến từ kinh tế thế giới, kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã quay trở lại khi Việt Nam liên tiếp ghi nhận các ca bệnh mới
  • Ảnh hưởng tới khả năng phục hồi và sự phát triển kinh tế của cả nước trong thời gian tới, làm lu mờ những tia hy vọng sớm phục hồi đối với ngành vận tải, du lịch và đối với với một số địa phương đang nằm trong tâm dịch.
  • Gây sức ép lớn đến chính sách điều hành của các cơ quan quản lý trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn ở mức thấp, nay lại đứng trước nguy cơ nguồn cung bị ảnh hưởng khi hoạt động sản xuất bị ngưng trệ nếu dịch bệnh lan rộng và kéo dài.

 

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 7/2020 đạt 392 triệu USD tăng 9,7% so với tháng 6/2020. Tổng 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 2,75 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ tháng 7/2020 từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Arap Xeut tăng mạnh so với tháng 6/2020.

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Mỹ 6 tháng đầu năm 2020 đạt 347 nghìn tấn với trị giá 379 triệu USD, tăng 18,9% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Nhập khẩu chủng loại nhựa PVC, PP tăng mạnh từ thị trường Mỹ so với 6 tháng đầu năm 2019.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 7/2020 tới thị trường Hàn Quốc đạt 18 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng 6/2020, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt 113,7 triệu USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 5,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
  • Cơ cấu chúng loại sản phẩm nhựa xuất khẩu tới Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2019, có 13 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Trong đó tấm, phiến, màng nhựa vẫn là mặt hành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 25,6 triệu USD.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 06/8 – 13/8/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 169 nghìn tấn với trị giá 202 triệu USD, tăng 6,6% về sản lượng và 4,5% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc Thái Lan tăng nhẹ; từ thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản giảm so với tuần trước.

Về thị trường xuất khẩu

  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa từ ngày 06/8 – 13/8/2020 đạt 101,8 triệu USD, giảm 1,3% so với tuần trước đó.
  • Các sản phẩm xuất khẩu nhựa vẫn tập trung vào các mặt hàng túi nhựa, sản phẩm nhựa gia dụng, sản phẩm nhựa công nghiệp.

Tin liên quan