Tin ngành nhựa

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 06/8 – 13/8/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu tuần qua tiếp tục đối mặt với hàng loạt thách thức trước những tác động nặng nề của dịch Covid – 19 cộng với căng thẳng trong quan hệ chính trị, thương mại tại một số quốc gia và những biến động liên tục trên thị trường hàng hóa, chứng khoán, tiền tệ. Tính đến trung tuần tháng 8/2020, tốc độ lây nhiễm tại nhiều quốc gia trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Trong đó, ngay cả những quốc gia đã từng thành công ở giai đoạn đầu thì giờ cũng đang phải nỗ lực đối phó với làn song dịch bệnh thứ 2 và thứ 3.

Mặc dù vậy, tình hình dịch bệnh và triển vọng của kinh tế toàn cầu cũng đã xuất hiện mốt số tín hiệu tích cực, đó là những dấu hiệu cho thấy dịch Covid-19 đang lây lan chậm lại ở nhiều bang quan trọng của Mỹ, trong khi Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới điều chế thành công và đăng ký lưu hành vắc xin phòng Covid-19 và những động thái mềm mỏng hơn trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, nhận định của các chuyên gia từ số liệu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, có khả năng Trung Quốc sẽ không nhập khẩu được số lượng hàng hóa Mỹ như đã cam kết trong Thỏa thuận thương mại giai đoạn một do những quy định hạn chế được áp dụng nhằm ngăn chặn dịch Covid – 19 lây lan.

Kinh tế Mỹ

  • Mặc dù dịch Covid – 19 vẫn ảnh hưởng xấu đến đà hồi phục của kinh tế Mỹ nhưng các chương trình nới lỏng tiền tệ lớn của FED nhằm thúc đẩy thị trường tiếp tục phát đi những dấu hiệu tích cực.
  • PPI trong lĩnh vực sản xuất tháng 7/2020 đã tăng 0,6% nhờ phí quản lý danh mục đầu tư và chi phí xăng dầu tăng.
  • CPI trong tháng 7/2020 tăng 0,6% bằng mức tăng trong tháng trước nguyên nhân chính là do giá xăng tăng trở lại.
  • 2 chỉ số PPI và CPI tăng lên tiếp tục hạn chế nguy cơ giảm phát, cho phép FED duy trì chính sác tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn cơ quan này đang nỗ lực điều chỉnh nền kinh tế trở lại bình thường.
  • Tổng số việc làm kinh tế Mỹ tạo ra trong tháng 7/2020 là 1,76 triệu việc làm, mặc dù giảm đáng kể so với tháng trước nhưng con số này vẫn ở mức cao so với bình quân 7 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, nhiều khả năng con số này sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo trong bối số lượng đơn xin nhận hỗ trợ thấp nghiệp đã tăng trở lại và giữa tháng 7/2020.
  • Diễn biến này dự kiến sẽ gây sức ép lên Chính phủ và Quốc hội Mỹ trong việc thúc đẩy nhanh các cuộc đàm phán về gói cứu trợ thứ 2 vốn đã chậm trễ.

Kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc tiếp tục đón nhận những tín hiệu tích cực, củng cố thêm những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế nước này:

  • Chỉ số PPI trong tháng 7/2020 giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước và giảm 3% so với tháng 6/2020 cho thấy tình trạng giảm phát của các nhà máy ở Trung Quốc đã giảm bớt do giá dầu toàn cầu tăng và hoạt động công nghiệp trở lại sau đại dịch Covid toàn cầu.
  • CPI tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế trong nước

  • Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid – 19 lên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đã khiến sức hấp thụ vốn tín dụng của toàn nền kinh tế suy yếu trong khi các gói hỗ trợ đã được triển khai đặc biệt các gói hỗ trợ vãi suất vay của NHTM đã giảm xuống mức 0,5% – 2,5%/năm và lần thứ 3 giảm lãi suất cho vay của NHNN vào ngày 1/8/2020.
  • Việc kéo giảm mức lãi suất là cơ sở để góp phần hạ them lãi suất cho vay  nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt khó, góp phần phục hòi sản xuất kinh doanh trong giai đoạn dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 7/2020 đạt 392 triệu USD tăng 9,7% so với tháng 6/2020. Tổng 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 2,75 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Nhiều loại hóa chất nhập khẩu tăng trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 như: Axit terephthalic tinh chế, Natri sunphate, Vinyl chloride monomer,…
  • Dự báo, năm 2020 Việt Nam tiếp tục nhập khẩu các loại hóa chất trong nước chưa sản xuất được, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 5 tỷ USD và giảm 2,5% so với năm 2019.

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Mỹ 6 tháng đầu năm 2020 đạt 347 nghìn tấn với trị giá 379 triệu USD, tăng 18,9% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Nhập khẩu chủng loại nhựa PVC, PP tăng mạnh từ thị trường Mỹ so với 6 tháng đầu năm 2019.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 7/2020 tới thị trường Hàn Quốc đạt 18 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng 6/2020, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt 113,7 triệu USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 5,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
  • Cơ cấu chúng loại sản phẩm nhựa xuất khẩu tới Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2019, có 13 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Trong đó tấm, phiến, màng nhựa vẫn là mặt hành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 25,6 triệu USD.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 06/8 – 13/8/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 169 nghìn tấn với trị giá 202 triệu USD, tăng 6,6% về sản lượng và 4,5% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc Thái Lan tăng nhẹ; từ thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản giảm so với tuần trước.

 

Về thị trường xuất khẩu

  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa từ ngày 06/8 – 13/8/2020 đạt 101,8 triệu USD, giảm 1,3% so với tuần trước đó.
  • Các sản phẩm xuất khẩu nhựa vẫn tập trung vào các mặt hàng túi nhựa, sản phẩm nhựa gia dụng, sản phẩm nhựa công nghiệp.

Tin liên quan