TỔNG QUAN KINH TẾ
Kinh tế thế giới
Tuần qua, diễn biến nghiêm trong của dịch Covid-19 tiếp tục được nâng lên cấp độ mới trước sự bùng phát mạnh mẽ của bệnh dịch tại hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt tại Mỹ và Liên minh EU với số ca mắc bệnh và tử vong liên tục tăng lên mức cao kỷ lục cộng với nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo tại các nền kinh tế hàng đầu châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trước diễn biến này chính quyền các nước nhanh chóng tăng cường các biện pháp, quy định thắt chặt hơn nhằm phòng chống sự lây lan của dịch bệnh. Trong đó, hàng loạt bang tại Mỹ đã thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn sắp tới. Tại châu Âu, chính quyền nhiều nước quyết định kéo dài lệnh phong tỏa có giới hạn nhằm kiếm chế sự lây lan của dịch Covid – 19 với những biện pháp, quy định thắt chặt hơn. Tại Nhật Bản, chính quyền nước này đã nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất mà trong thang báo động cấp 4. Trong khi đó, chính quyền Hàn Quốc chính thức nâng giãn cách xã hội lên mức 2 từ 0h ngày 24/11. Đồng thời tuyên bố từ nay đến ngày 21/12 là khoảng thời gian tạm dừng di chuyển khẩn cấp.
Diễn biến này là nguyên nhân chính khiến đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại rõ rệt và đe dọa sẽ làm mất đi toàn bộ sự phục hồi của các nền kinh tế lớn trong những tháng gần đây.
Kinh tế Mỹ
- PMI lĩnh vực sản xuất đạt 56,7 điểm trong tháng 11/2020, cao hơn đáng kể với mức 53,4 điểm trong tháng 10/2020.
- Lĩnh vực dịch vụ ghi nhận diễn biến tích cực với chỉ số PMI tăng nhẹ lên mức 57,7 điểm trong tháng 11/2020.
- Số người thất nghiệp tại Mỹ bất ngờ tăng trở lại, cho thấy những biện pháp kiếm soát mới để ứng phó dịch bệnh của chính quyền nước này có thể cản trở đà phục hồi của thị trường lao động
Kinh tế Eurozone
- Nguy cơ suy thoái trở lại trong quý IV/2020 so ảnh hưởng tiêu cức bởi các lệnh phong tỏa trên khắp châu Âu nhằm đối phó bới làn sóng bùng dịch thứ 2.
- PMI tổng hợp của toàn khu vực trong tháng 11/2020 giảm mạnh xuống 45,1 điểm.
- PMI trong lĩnh vục dịch vụ chỉ đạt 41,3 điểm.
- PMI trong lĩnh vực sản xuất đạt 53,6 điểm.
- Đây được coi là một trong những dấu hiệu báo trước trong quý IV/2020. Nền kinh tế của khu vực này sẽ suy thoái, tập chung chủ yếu ở các lĩnh vục chịu tác động lớn cảu lệnh phong tỏa như dịch vụ.
- Trong báo cáo tháng 11/2020 của Ủy ban châu Âu, dự báo GDP của toàn khu vực trong năm 2020 sẽ giảm 7,8% và năm 2021 phục hồi ở mức tăng trưởng 4,2%, đến năm 2022 GDP ước đạt tăng 3%.
Kinh tế trong nước
- Diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19 tại nhiều quốc gia là nguyên nhân chính khiến hoạt động xuất nhập khẩu sụt giảm đáng kể. Cán cân thương mại trong nửa đầu tháng 11 ước tính đã thâm hụt 63 triệu USD – đưa cán cân thương mại hàng hóa tính từ đầu năm đến 15/11 thăng dư 19,42 tỷ USD.
- Tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu khởi sắc rõ nét hơn trong tháng 10/2020 với mức tăng thềm gần 1 điểm phần trăm, nhanh hơn nhiều so với các tháng trước và góp phần tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 10/2020 đạt khoảng 6,15% so với cuối năm 2019.
- Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được lan rộng tại các NHTM và riêng trong 2 tuần cuối tháng 11/2020, diễn biến này đã và đang tạo điều kiện hơn nữa cho các NHTM đưa ra hàng loạt gói lãi suất ưu đãi cho vay đối với doanh nghiệp trong giai đoạn kinh doanh cuối năm.
NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM
Nhập khẩu hóa chất
- Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 11/2020 ước đạt 460 triệu USD, tăng 8,3% so với tháng 10/2020. 11 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hóa chất ước đạt 4,45 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.
- Trong tháng 10/2020 nhiều loại hóa chất nhập khẩu tăng giá so vơi tháng 9/2020 như: Natri carbonate, Natri Sunphate, Vinyl chloride monomer,…
Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu
- Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 11/2020 ước đạt 550 nghìn tấn với trị giá 750 triệu USD, giảm 7,9% về lượng nhưng tăng 3,5% về trị giá so với tháng 9/2020. 11 tháng năm 2020, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,02 triệu tấn với trị giá 7,46 tỷ USD, tăng 3,9% về lượng nhưng giảm 9,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
- Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 10/2020 từ thị trường Thái Lan tăng mạnh, trong khi từ các thị trường Arap Xeut, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia giảm mạnh so với tháng 9/2020.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 11/2020 ước đạt 320 triệu USD, giảm 8,8% so với tháng 10/2020. Tính chung 11 tháng 2020 xuất khẩu san rphaamr nhựa ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019.
- Thị trường sản phẩm nhựa toàn cầu tổng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Trong đó, phân khúc lớn nhất chủ yến là túi nhựa; Tấm, màng nhựa chiếm khoảng 20% tổng sản lượng. Quy mô thị trường nhựa bao bì toàn cầu dự báo sẽ đạt 320,9 tỷ USD vào năm 2021 đạt tốc độ CAGR trên doanh thu ở mức 4%.
TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 19/11 – 26/11/2020
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa
Về thị trường nhập khẩu
• Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 156 nghìn tấn với trị giá 124 triệu USD, tăng 1,3% về sản lượng nhưng giảm 2,1% về trị giá so với tuần trước.
• Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản tăng, tức các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ giảm so với tuần trước.
Về thị trường xuất khẩu
• Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tuần qua đạt 124 triệu USD, tăng 14,2% so với tuần trước đó.
• Mỹ và Nhật Bản tiếp tục đứng top quốc gia nhập khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu tới thị trường Mỹ trong tuần tăng 18,9% và xuất khẩu tới Nhật tăng 19% so với tuần trước đó.