Tin ngành nhựa

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 30/7 – 06/8/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu tuần qua tiếp tục chịu tác động nặng nề trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tính đến ngày 6/8/2020, số người lây nhiễm trên toàn cầu đã lên tới gần 19 triệu người, trong đó đặc biệt lây lan mạnh tại Mỹ – nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ngoài ra, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang cộng với những bất ổn địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, diễn biến phức tạo của dịch bệnh cộng với chính sách tiền tệ nới lỏng với hàng loạt gói kích thích, các mức lãi suất cực thấp thậm chí là lãi suất âm ở nhiều nước phát triển là nguyên nhân chính dẫn dến sự leo thang của giá vàng thế giới thời gian qua. Riêng trong tuần đầu tháng 8/2020, giá vàng trên thị trường thế giới đã chính thức vượt ngưỡng 2000 USD/ounce và leo lên mức kỷ lục 2049 USD/ounce do nhu cầu đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn ngày càng tăng trong giai đoạn hiện nay.

Trong thông báo được đưa ra vào tuần đầu tháng 8/2020, WTO dự báo tổng giá tị thương mại toàn cầu năm 2020 dư báo tổng hợp giá trị thương mại toàn cầu 2020 giảm 13% so với năm 2019 do dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động thương mại thế giới.

Kinh tế Mỹ

  • Tác động tiêu cực trên mọi lĩnh vực của dịch bệnh và quyết định đóng cửa nền kinh tế đã khiến nền kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh. Trong quý II/2020, GDP của Mỹ giảm 18% so với quý trước và giảm tới 32% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm mạnh nhất kể chỉ số này từ năm 1921 đến nay.
  • Báo cáo việc làm ADP trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ cho thấy số việc làm mới được tạo ra là 167 nghìn việc làm, ít hơn rất nhiều so với tháng trước và chưa thể bù đắp được số lượng việc làm đã mất trong tháng 3 – 4/2020.
  • Hoạt động sản xuất và dịch vụ theo tính toán của ISM bất ngờ tăng mạnh vượt dự kiến trong tháng 7/2020 nhằm bù đắp lại những tháng bị thu hẹp đáng kể trước đó.
  • PMI trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ trong tháng 7/2020 ở mức 54,2 điểm cao hơn so với thắng trước và vượt nhẹ so so với dự báo.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ tăng từ 57,1 điểm trong tháng 6/2020 lên 58,1 điểm trong tháng 7/2020.

*Số liệu tuy nhiều khả quan nhưng dịch bệnh Covid – 19  được báo cáo gần đây tăng đột biến ở nhiều nơi trển cả nước cho thấy rõ nét triển vọng hồi phục không bền vững và chắc chắn của kinh tế Mỹ.

Kinh tế Trung Quốc

  • Hoạt động sản xuất tiếp tục hồi phục nhanh trong tháng 7/2020. PMI trong lĩnh vực sản xuất theo tính toán của Caixin/Markit tăng nhẹ lên 52,8 điểm trong tháng 7/2020.
  • Diễn biến này cho thấy sự hồi phục trong hoạt động sản xuất đối với các doanh nghiệp tại quốc gia này, có thêm nhiều tín hiệu về sự hồi phục kinh tế Trung Quốc sau giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh.

Kinh tế trong nước          

  • Thị trường vàng trong nước chứng kiến những mức giá cao kỷ lục liên tục được thiết lập. Diễn biến tăng mạnh của giá vàng kéo theo những tác động không nhỏ đến thị trường tài chính trong nước. Theo đó, diễn biến này cũng là giảm tính thanh khoản của thị trường chứng khoán khiến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp khó khắn và keo theo tâm lý đầu cơ, tích trữ trên thị trường.
  • Trong lĩnh vực thương mại, các Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra những cơ hội và triển vọng lớn, đánh dấu thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ hợp tác Việt Nam và Liên minh châu Âu EU

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 6/2020 từ thị trường Hàn Quốc đạt 23,1 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 5/2020. 6 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu hóa chất từ thị trường này giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 221 triệu USD.
  • Một số mặt hàng hóa chất có lượng nhập khẩu tăng mạnh từ thị trường Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 như Propylene, NaOH, Vinyl chloride monomer,…

 

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc tháng 6/2020 đạt 97,8 nghìn tấn với trị giá 115 triệu USD, tăng 19,3% về lượng và tăng 23,2% về trị giá so với tháng 5/2020. 6 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường này giảm 555 nghìn tấn với trị giá 723 triệu USD, tăng 10,3% về lượng nhưng giảm 10,1% về trị giá so với cùng kỳ 2019.
  • Nhập khẩu một số mặt hàng chất dẻo nguyên liệu tháng 6/2020 từ thị trường Hàn Quốc tăng trong đó, PP; PE; ABS; PS có mức tăng lần lượt là 5,9%; 27,8%;64,8% và 27% so với tháng 5/2020.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa EU tháng 7/2020 ước đạt 300 triệu USD, tăng 3,6% so với tháng 6/2020 và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa 7 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Theo số liệu thông kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 6/2020 đạt 289,7 triệu USD tăng 10,7% so với tháng 5/2020, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,6 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Kim ngạch xuất khẩn sản phẩm nhựa sang thị trường EU 6 tháng đầu năm 2020 đạt 227,8 triệu USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 13,9%.
  • EU có nhu cầu lớn sản phẩm nhựa, các sản phẩm nhựa của Việt Nam tại EU không bị áp thuế chống phá giá từ 8 – 30% như các nguồn cung khác trong khu vực châu Á.
  • Các sản phẩm nhựa xuất khẩu tới thị trường châu Âu nổi bật như là túi nhựa; vải bạt; tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác; tấm, phiến, màng nhựa; sản phẩm nhựa gia dụng;…

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ  30/7 – 06/8/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 159 nghìn tấn với trị giá 194 triệu USD, tăng 9,3% về sản lượng và 8,7% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Hồng Kông, Nhật Bản tăng mạnh; từ thị trường Thái Lan, Malaysia giảm so với tuần trước.

Về thị trường xuất khẩu

  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa từ ngày 30/7 – 06/8/2020 đạt 103,2 triệu USD, tăng 1,4% so với tuần trước đó.
  • Kim ngạch xuất khẩu trong tuần tăng do xuất khẩu nhiều mặt hàng túi nhựa; sản phẩm nhựa gia dụng; tấm, phiến, màng nhựa.
  • Xuất khẩu sản phẩm nhựa trong tuần chủ yếu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Đức.

Tin liên quan