Tin ngành nhựa

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 23/7 – 30/7/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, rủi ro đối với kinh tế toàn cầu tiếp tục gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp với việc nhiều nơi trên thế giới bước vào làn sóng lây nhiễm đợt 2, đặc biệt tăng mạnh tại Mỹ – nền kinh tế hàng đầu thế giới, buộc một số tiểu bang phải tái thiết lập các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.

 Trong khi đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang khi Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô (Trung Quốc) đã phải đống cửa ngày 27/7 nhằm đáp trả việc Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston phải đóng cuối tuần trước. Diễn biến này đang làm gia tăng lo ngại các cuộc đàm phán tiến tới chấm dứt căng thẳng thương mại giữa hai nước sẽ thất bại, ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế hai nước cũng như các nền kinh tế châu Á đang cung cấp nguyên liệu, linh kiện cho Trung Quốc và khiến hoạt động thương mại toàn cầu tiếp tục đối mặt với sức ép suy giảm trong thời gian tới.

Kinh tế Mỹ

  • Trước hàng loạt những bất ổn về việc kiểm soát dịch bệnh, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt như Trung Quốc, EU cộng với những vấn đề xung đột chính trị trong bội bộ kinh tế Mỹ khiến niền tin tiêu dùng của Mỹ giảm mạnh trong tháng 7/2020.
  • Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến chính quyền nhiều bang phải yêu cầu đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc đừng kế hoạch mở cửa đã khiến số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng nhanh.
  • Trong giai đoạn này, sự tăng ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cùng với việc tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tiếp tục là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phục hổi của kinh tế Mỹ.
  • Trong cuộc họp chính sách tăng 7/2020, FED đã thông báo tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức 0% – 0,25% kể từ ngày 15/3 khi dịch bắt đầu bùng phát, đồng thời khẳng định sự phục hồi của nền kinh tế này sẽ phụ thuộc đáng kể vào diễn biến của đại dịch.

Kinh tế Trung Quốc

  • Kinh tế Trung Quốc tiếp tục cho thấy xu hướng hồi phục rõ nét với những diễn biến tích cực của các chỉ số vĩ mô dự kiến trong quý II khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ và các nhà hoạch định chính sách tăng cường kích thích kinh tế.
  • Lợi nhuận của các doanh nghiệp đã tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước lên 666,55 tỷ NDT ( tương ứng 95,27 tỷ USD).
  • Sự hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giời phụ thuộc nhiều vào hoạt động đầu tư công trong khi bối cảnh nhu cầu trong nước và toàn cầu vẫn còn yếu.

Kinh tế trong nước

  • Trong những tháng cuối năm 2020, kinh tế trong nước được đánh giá có nhiều triển vọng hơn nhờ những nỗ lực của Chính phủ và tác động tích cực đến các chính sách Chính phủ đã thực thi.
  • Hiệu ứng tích cực từ các hiệp định thương mại và những lợi thế Việt Nam có được coi là những yếu tố được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thương mại và sản xuất trong nước.
  • Diễn biến phức tạp của dich Covid-19 trên toàn cầu và nhất là dịch bệnh đã trở lại tại một số địa phương trên cả nước khiến ưu tiên số 1 là chống dịch trở nên cấp thiết hơn bao giờ hệt. Cùng với nguy cơ về làng song thứ 2 của đại dịch Covid-19, kinh tế trong nước.
  • Trong tháng 7/2020, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục dối mặt với khó khan, bất ổn do dịch Covid – 19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu dẫn dến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào bị gián đoạn. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng chỉ tăng 3,6% so với tháng trc và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,6% là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.
  • Tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2020 ước tính đạt 431,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
  • CPI trong 7 tháng tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước biến động tăng theo giá xăng dầu trên thế giới và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao trong thời gian nắng nóng kéo dài.
  • Trong 7 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn là 33,7 nghìn doanh nghiệp tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số doanh nghiệp đăng kỳ thành lập mới giảm 5,1% về số doanh nghiệp, giảm 6,3% về vốn đăng ký và giảm 19,5% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
  • Vốn FDI trong tháng 7/2020 tăng mạnh so với các tháng trước và so vời cùng kỳ năm 2019. Theo đó, tháng 7/2020, cả nước đã thu hút đc 3,15 tỷ USD vốn đăng ký mới.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 7/2020 ước đạt 360 triệu USD, tăng 0,8% so với tháng 6/2020. Tổng 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 2,72 tỷ USD, giảm 9% so vời cùng kỳ năm 2019.
  • Trong tháng 6/2020 nhiều loại hóa chất có lượng nhập khẩu tăng mạnh so với tháng 5/2020 như: Axit terephthalic tinh chế, Natri carbonate, Methanol, Toluene,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 7/2020 ước đạt 570 nghìn tấn với trị giá 640 triệu USD. Tổng 7 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 3,73 triệu tấn với trị giá 4,56 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng nhưng giảm 12,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 6/2020 đạt 561 nghìn tấn với trị giá 619 triệu USD, tăng 13,7% về lượng nhưng giảm 9,7% về trị giá so với tháng 5/2020. Trong đó: lượng nhập khẩu PE tăng 10,4%; PP tăng 14,9%; PVC tăng 0,8%;…

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 6/2020 đạt 289,7 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng 5/2020; tăng 7,8% so với tháng 6/2019. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,6 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.
  • 6 tháng đầu năm 2020, sản phẩm nhựa của Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Trong đó xuất khẩu Mỹ chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, đạt 429,2 triệu USD tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2019; riêng tháng 6/2020 xuất khẩu sang Mỹ đạt 87,95 triệu USD, tăng 18,8% so với tháng 5/2020 và tăng mạnh 60% so với cùng kỳ năm trước.
  • Các mặt hàng xuất khẩu chính là: túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa; SP như công nghiệp; SP nhựa gia dụng; đồ dùng trong xây lắp. Dự báo xuất khẩu nửa cuối năm 2020 tăng khoảng 15 – 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 145 nghìn tấn với trị giá 178 triệu USD, giảm 20,3% về sản lượng và 13,3% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ giảm mạnh so với tuần trước.

Về thị trường xuất khẩu

  • Theo thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 101,7 triệu USD, tăng 2% so với tuần trước. Dự kiến xuất khẩu sản phẩm nhựa trong tháng 7/2020 đạt khoảng 300 triệu USD, tăng 6% so với tháng 6/2020.
  • Xuất khẩu sản phẩm nhựa sang các thị trường tuần này chủ yếu sang các thị trường Mỹ tăng 12,8%; Đài loan tăng 11,1%; Hồng Kông tăng 3%, Campuchia tăng 2,9%.

Tin liên quan