Các nhà xuất khẩu PET châu Á vui mừng vì nhu cầu cao trên toàn cầu

Thị trường chai PET toàn cầu đã có xu hướng tăng giá trong tháng 2 nhờ giá dầu thô tăng vọt. Tác động thêm vào tình hình này là cước phí vận tải leo thang và các vấn đề dai dẳng về container, vì chúng đã tạo ưu thế cho người bán. Mùa cao điểm vẫn chưa bắt đầu ở hầu hết các khu vực, nhưng các nhà xuất khẩu châu Á đã đạt được doanh thu cao tại những thị trường chủ chốt.

Theo thống kê, Trung Quốc là nước xuất khẩu PET hàng đầu thế giới với thị phần lớn là 35% vào năm 2021. Đài Loan đứng ở vị trí thứ hai với 10% thị phần tổng xuất khẩu, tiếp theo là Hà Lan và Ấn Độ với 7%. Hàn Quốc và Thái Lan cũng đóng vai trò quan trọng với thị phần tương ứng là 4% và 3% trong xuất khẩu PET toàn cầu.

Báo giá xuất khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 năm qua

Theo dữ liệu trung bình hàng tuần của ChemOrbis, báo giá chai PET xuất khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2018, phản ánh sự nhiệt tình mua hàng và xu hướng tăng giá dầu.

Những người tham gia thị trường cho biết: “Nguồn cung eo hẹp do những khó khăn về logistic cùng với việc giảm bớt lo ngại về Omicron đã hỗ trợ cho các thị trường PET trong khu vực vào tháng 2. Những yếu tố này cũng như nhu cầu sôi động từ các thị trường xuất khẩu đã làm lu mờ đà giảm nhẹ giá MEG và PTA giao ngay trong tuần này.”

Nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa châu Á tại Mỹ, Nhật Bản và châu Âu

Trong khi đó, một số nhà xuất khẩu châu Á cho biết họ đã chứng kiến nhu cầu tăng cao từ các thị trường lớn, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và châu Âu trong tháng này.

Số liệu thống kê cho thấy Mỹ là nước mua PET số một trên thế giới. Trong năm 2021, nhập khẩu vào Mỹ chiếm 18% tổng nhập khẩu PET. Tiếp theo là Nhật Bản với 11% thị phần. Ý và Pháp theo sau trong danh sách với vị trí là các nhà nhập khẩu PET lớn thứ ba và thứ tư. 30% nhập khẩu PET cũng được hình thành bởi các nước châu Âu bao gồm Nga và Ukraine, theo số liệu thống kê năm 2021.

Mặc dù mùa cao điểm vẫn chưa bắt đầu ở nhiều quốc gia và hoạt động hạ nguồn có vẻ trầm lắng, song các nhà cung cấp hàng hóa châu Á đã chứng kiến nhu cầu mua hàng cao trên toàn thế giới nhờ sức cạnh tranh của họ và các hạn chế về nguồn cung tại những thị trường khu vực.

Một thương nhân ở Trung Quốc xác nhận đã nâng các báo giá xuất khẩu hạt nhựa PET của họ, do thị trường dầu thô tăng giá và nguồn cung thắt chặt trong khu vực. Thương nhân này nhận xét: “Nhu cầu trên tất cả các khu vực tăng rất mạnh, do dự báo lạc quan về sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2022. Nhu cầu mua hàng từ người tiêu dùng cuối cũng tăng lên trong tuần này vì nguồn cung trong khu vực eo hẹp.”

Một người bán khác tại Trung Quốc nói: “Doanh số bán hàng trong khu vực và xuất khẩu sang Mỹ rất mạnh mẽ. Lượng mua giao ngay đã tăng lên trong tuần này vì nhiều người mua quay trở lại thị trường hơn.”
Tương tự, một nhà sản xuất Thái Lan đã cập nhật về sự cải thiện nhu cầu trong khu vực và trên toàn cầu bất chấp biến thể Omicron, phản ánh rằng đà phục hồi kinh tế toàn cầu đang đi đúng hướng. Nhà sản xuất này lưu ý thêm: “Nhu cầu từ Nhật Bản, thị trường xuất khẩu chủ chốt của chúng tôi, vẫn sôi động và cũng rất mạnh từ Mỹ và châu Âu.”

Nhu cầu ở Đông Nam Á cũng sôi động

Theo một nhà sản xuất PET của Hàn Quốc, nhu cầu ở Đông Nam Á được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian còn lại của tháng 2 nhờ việc dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

Nhà sản xuất này nói: “Đợt tăng mạnh giá các tiêu chuẩn dầu đã thu hút người mua trở lại thị trường, điều này thúc đẩy nhu cầu gia tăng từ Mỹ, châu Phi, Trung Đông và châu Âu. Chúng tôi còn cho rằng hoạt động tăng lên là vì chi phí vận chuyển cao và tình trạng khan hiếm container trên toàn cầu.”

Nguồn cung giao ngay hạn chế, chi phí thúc đẩy nhu cầu từ châu Âu

Người tiêu dùng hạt nhựa PET ở châu Âu đã gặp khó khăn trong việc phản ánh sự gia tăng chi phí tiện ích lên khách hàng cuối cùng của họ do nguồn cung hạn chế khiến thị trường giao ngay trong khu vực leo thang trong một tháng nữa. Trong khi đó, các lô chai PET nhập khẩu từ Bắc và Đông Nam Á cũng như Ấn Độ đã thu hút nhu cầu mua hàng, đặc biệt là vào đầu tháng 2 do lợi thế cạnh tranh của chúng.
Trong thực tế, báo giá nhập khẩu đã xuất hiện ở mức 1400-1430 EUR/tấn CIF/DDP Ý so với giá nội địa bằng hoặc cao hơn 1500 EUR/tấn theo phương thức FD, trước khi tăng lên 1450-1470 EUR/tấn trong thời gian gần đây.

Theo thống kê, các nhà xuất khẩu châu Á đã đáp ứng khoảng 20% tổng cầu của các nước Liên minh châu Âu trong năm 2021, trong khi khu vực này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung nội địa. Các nhà cung cấp châu Á chính của khu vực là Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Hàn Quốc.

Người bán PET ở châu Âu cho biết nhu cầu ở mức bình thường vào thời điểm này trong năm, vì mùa cao điểm của các vật dụng PET vẫn chưa bắt đầu. Đối với tháng 3, khả năng việc cập bến của hàng nhập khẩu bị trì hoãn cùng với đợt tăng giá dầu thô được dự kiến sẽ khiến thị trường duy trì ở các mức giá phổ biến. Tuy nhiên, những người tham gia thị trường không loại trừ các mức tăng nhỏ nếu hoạt động tăng lên do đầu mùa.

(Nguồn: chemorbis)

Giải thưởng Sao Vàng đất Việt vinh danh An Phát Holdings

Ngày 14/02/2022 BTC Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt công bố An Phát Holdings chính thức đoạt giải thưởng danh giá này. Đây là giải thưởng do Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức.

Giải Sao Vàng đất Việt 2021 có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. An Phát Holdings đã xuất sắc vượt qua những tiêu chí khắt khe về chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, các hoạt động đóng góp cho xã hội… để lọt vào Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu của giải thưởng.

 

Đây là lần thứ 5 An Phát Holdings và các công ty thành viên được vinh dự đón nhận giải thưởng cao quý này.. Cùng với các giải thưởng lớn khác như Giải vàng chất lượng quốc gia, Giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á (APEA), Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA)… Giải thưởng Sao Vàng đất Việt là minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực của An Phát Holdings trong việc trở thành Tập đoàn nhựa công nghệ cao và thân thiện với môi trường hàng đầu Đông Nam Á. Đây cũng là sự khẳng định uy tín, thương hiệu của An Phát Holdings trên thị trường trong nước và quốc tế.

Những mối lo ngại về Covid gia tăng ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến nhu cầu và chuỗi cung ứng

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán và khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã phải đối mặt với một làn sóng Covid-19 mới, bao gồm cả biến thể Omicron mới nhất và dễ lây nhiễm hơn.

Các biện pháp phòng dịch Covid-19 mới nhất không chỉ ảnh hưởng tới nhu cầu trong nước mà còn dẫn đến những lo ngại mới về chuỗi cung ứng toàn cầu do các cảng nằm ở những khu vực bị phong tỏa lân cận đang phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn, tồn đọng và tạm dừng hoạt động tương ứng.

Trung Quốc chiến đấu với Covid một lần nữa, hoạt động cảng chậm chạp làm gián đoạn chuỗi cung ứng

Thành phố Tây An phía bắc và thành phố Vũ Châu ở tỉnh Hà Nam tại miền trung đã lần lượt bị phong tỏa kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2021 và ngày 3 tháng 1 do sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19. Mặc dù số lượng ca nhiễm ít, song chính phủ Trung Quốc đã ban hành các lệnh phong tỏa này như một phần của chính sách zero-Covid nghiêm ngặt của họ.

Vào ngày 9 tháng 1, một thành phố cảng phía bắc Trung Quốc, Thiên Tân, cũng bắt đầu chiến dịch xét nghiệm 14 triệu cư dân trên toàn thành phố. Vị trí gần Bắc Kinh của Thiên Tân càng làm tăng thêm tính cấp thiết của vấn đề, vì thủ đô sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa đông vào ngày 4 tháng 2.

Sau khi các hoạt động cảng tại cảng bận rộn thứ ba thế giới nằm ở thành phố Ninh Ba bị gián đoạn, quận Bắc Lôn đã chịu gánh nặng kể từ đầu tháng 1. Do đó, các nhà điều hành chuỗi cung ứng và vận chuyển hiện đang theo dõi sát sao mọi tác động tiềm ẩn đối với Thiên Tân.

Cước phí vận tải đã có xu hướng tăng lên trước Tết Nguyên đán do hoạt động chậm chạp. Các biện pháp Covid mới hiện đang tạo ra thêm một đợt giảm tốc, làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn trong giao thông vận tải và khiến chi phí tăng cao hơn.

Nhu cầu polyme chịu thêm áp lực

Nhu cầu polyme bao gồm PP, PE và PVC đã bị hạn chế ở Trung Quốc do mùa thấp điểm cũng như lập trường thận trọng của người mua. Trong khi đó, hoạt động thị trường được dự đoán là sẽ chậm lại trước thềm Tết Nguyên đán và Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh gần kề.

Tác động thêm tới tình hình này là sự tái bùng phát của Covid-19, thậm chí thúc đẩy người mua bắt đầu kỳ nghỉ sớm hơn dự kiến.

Một nhà phân phối PVC ở Giang Tô nhận xét: “Người mua đã cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc di chuyển hàng hóa ở Chiết Giang, Ninh Ba và Thiên Tân do các lệnh phong tỏa. Các nhà sản xuất ở những khu vực này có thể sẽ có tâm trạng nghỉ lễ nếu đợt bùng phát có khả năng mất vài tuần để được kiểm soát.”

Một thương nhân PP cũng cho biết: “Nhiều nhà máy ở Ninh Ba bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngoài ra còn có các hạn chế về giao thông. Nhu cầu có thể sẽ chậm lại do những mối lo ngại về sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 tăng cường và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chúng tôi cho rằng những người tham gia thị trường Trung Quốc, đặc biệt là từ các thị trường hạ nguồn, sẽ bắt đầu kỳ nghỉ vào tuần tới.”

(Nguồn: ChemOrbis)

Thị trường PE Châu Âu chịu áp lực từ nguồn cung gia tăng

Giá PE tháng 1 ở châu Âu ở mức không đổi hoặc giảm so với tháng trước. Mặc dù sự cập bến chậm trễ của hàng hóa Mỹ đã phần nào hỗ trợ các nhà cung cấp trong khu vực, song nguồn cung ngày càng tăng vì nguồn cung nhập khẩu cao hơn và nhu cầu thấp đã đặc biệt gây áp lực lên các loại LDPE và HDPE.

Giá PE xuất xứ ngoài Châu Âu giảm

Mặc dù giá PE xuất xứ châu Âu hầu như không đổi, song PE xuất xứ ngoài châu Âu đã giảm giá so với tháng trước do người bán nhún nhường trước nhu cầu thấp và sự cải thiện nguồn cung. Sự xuất hiện của những báo giá cạnh tranh hơn từ các nước lân cận đã gây áp lực lên các nhà sản xuất trong khu vực.

Nguồn cung tăng lên bất chấp sự gián đoạn sản xuất

Tại châu Âu, việc ngừng hoạt động để bảo trì hoặc các trục trặc sản xuất khác chưa có tác động rõ ràng tính đến thời điểm này. Một số người tham gia thị trường cho rằng điều này là do các nhà sản xuất đã tích trữ đủ tồn kho trước khi bảo trì. Bên cạnh đó, tồn kho cao hơn do các nhà phân phối và công ty chuyển đổi đã mua hàng vượt nhu cầu trong những tháng trước để giảm thiểu sự gián đoạn logistic.

Trong khi đó, Versalis đã đóng cửa nhà máy LDPE ở Ragusa, Ý để bảo trì theo kế hoạch từ ngày 10 tháng 1 đến ngày 28 tháng 2, trong khi Dow tuyên bố trường hợp bất khả kháng đối với sản lượng PE sau vụ đóng cửa nhà máy cracker ở Terneuzen, Hà Lan.

Người tiêu dùng “choáng ngợp” sau những đợt tăng giá không ngừng

Hoạt động bổ sung hàng trước đó và sự tạm lắng trong kỳ nghỉ lễ kéo dài đã khiến nhu cầu giảm trong tháng 1. Ngoài ra, người mua PE ở châu Âu đã bị “choáng ngợp” với đà tăng mạnh giá nguyên liệu thô và chi phí năng lượng.

Sự gia tăng chi phí năng lượng có thể sẽ có tác động mới tới các công ty hạ nguồn muốn vận hành với công suất thấp hơn để giảm bớt gánh nặng chi phí. Một số người tham gia thị trường cho rằng điều này thậm chí có thể thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng sang châu Âu về lâu dài.

PE của Mỹ có giá thấp hơn xuất xứ châu Âu

Trái ngược với vài tháng trước, giá PE nhập khẩu của Mỹ hiện đang có lợi thế cạnh tranh so với xuất xứ châu Âu. Giá của Mỹ đạt nhỉnh dưới giá giao ngay tại Ý là 1730-1750 EUR/tấn DDP, 60 ngày đối với LDPE film. Trong khi đó, HDPE film của Mỹ giao tháng 3 được báo giá 1500 EUR/tấn.

Omicron dường như đang trở thành biến thể chiếm ưu thế trên toàn cầu, điều này tác động thêm đến sự gián đoạn logistic do thiếu tài xế xe tải, giảm nhân lực và hoạt động cảng chậm chạp. Sự tồn đọng logistic đang diễn ra đã hạn chế dòng nhập khẩu từ Mỹ và việc cập bến của những lô hàng này đã bị trì hoãn nhiều lần. Mặc dù những thách thức về logistic vẫn diễn ra, song nhiều hàng PE của Mỹ chuẩn bị cập các bờ biển châu Âu vào tháng 2.

Châu Âu bảo toàn sức hút đối với các nhà nhập khẩu

Do châu Âu mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhất, rõ ràng là các nhà nhập khẩu sẽ có động lực để bán hàng trên thị trường này. Chỉ số Giá ChemOrbis cho thấy giá LDPE giao ngay ở Ý và Tây Âu vẫn duy trì mức cao nhất mọi thời đại mặc dù chúng đã trượt khỏi đỉnh cách đây vài tháng.

Giá PE trên khắp châu Âu có mức chênh lệch lớn so với các thị trường toàn cầu khác do các thị trường trong khu vực vẫn bị cô lập bởi các rào cản logistic.

Theo biểu đồ dưới đây, giá LDPE film tại thị trường nội địa của Ý được giao dịch với mức chênh lệch lớn so với các thị trường. Giá LDPE nhập khẩu được báo cáo tại Trung Quốc, Đông Nam Á và Thổ Nhĩ Kỳ theo phương thức CIF, tiền mặt, không bao gồm bất kỳ chi phí thông quan và vận chuyển nội địa.

Theo truyền thống, Ý có giá cao hơn các thị trường khác vì giá LDPE nội địa của nước này là dành cho hàng giao nhanh bao gồm tất cả các loại thuế nếu có và chi phí giao hàng đến nhà máy của người mua.

Theo Chỉ số Giá ChemOrbis, giá LDPE film giao ngay tính theo USD ở Ý cao hơn Đông Nam Á khoảng 615 USD/tấn, cao hơn Trung Quốc 680 USD/tấn và cao hơn Thổ Nhĩ Kỳ 595 USD/tấn.
Theo Chỉ số Giá ChemOrbis, giá LDPE film giao ngay tính theo USD ở Ý cao hơn Đông Nam Á khoảng 615 USD/tấn, cao hơn Trung Quốc 680 USD/tấn và cao hơn Thổ Nhĩ Kỳ 595 USD/tấn.

Dự báo giảm giá trong tháng 2

Những người tham gia thị trường đề xuất rằng hầu hết các giao dịch PE tháng 1 sẽ được chốt với giá thấp hơn so với tháng trước, do cả bên bán và bên mua đều có tồn kho cao. Một số người bán trong kênh phân phối đang muốn giảm lượng hàng tồn kho của họ. Sự xuất hiện của các báo giá cạnh tranh hơn đối với xuất xứ ngoài châu Âu và việc cập bến dự kiến của hàng nhập khẩu sẽ làm suy yếu triển vọng tháng 2.

LLDPE C4 có khả năng duy trì đà phục hồi do sự thiếu hụt mLL C6 thúc đẩy nhu cầu

Không giống như LDPE và HDPE, giá LLDPE C4 film được tin rằng sẽ không chịu áp lực sụt giảm rõ rệt do nhu cầu từ người mua mLLDPE C6 gia tăng. Tình trạng khan hàng buộc người mua phải chuyển sang dùng LLDPE C4 film, điều này có thể làm tăng giá.

(Nguồn: ChemOrbis)

An Phát Holdings tổng kết năm 2021, sẵn sàng bước vào giai đoạn mới

Tổng quan buổi Lễ Tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.

Ngày 18/01/2022, Tập đoàn An Phát Holdings đã tổ chức Lễ tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 tại nhà máy An Phát Bioplastics tại Hải Dương. Lễ tổng kết nhằm mục tiêu đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn và các CTTV trong năm và triển khai các kế hoạch cho năm 2022 – mốc lịch sử quan trọng đánh dấu kỉ niệm 20 thành lập Tập đoàn.

Tổng quan buổi Lễ Tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.
Tổng quan buổi Lễ Tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.

Buổi lễ có sự tham dự của Ban Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings cùng Lãnh đạo các CTTV. Sự kiện diễn ra đảm bảo tuân thủ nguyên tắc 5K và an toàn sức khỏe.

2021 là một năm có nhiều thử thách với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và An Phát Holdings nói riêng. Các tác động từ đại dịch Covid-19, vấn đề giá cước biển tăng cao, quy trình vận tải gặp nhiều khó khăn cũng như giá thành nguyên liệu có nhiều diễn biến mạnh… đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là năm khẳng định sự vững vàng và vị thế của An Phát Holdings nhờ nỗ lực của Ban Lãnh đạo và toàn thể CBCNV.

Tập đoàn đã tổng kết những công việc đạt được cũng như các nhiệm vụ cần cố gắng theo kế hoạch trong hoạt động sản xuất và triển khai các dự án trọng điểm của năm 202. Nhìn chung, toàn Tập đoàn ghi nhận kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tích cực. Điểm nhấn doanh thu, lợi nhuận năm nay đến từ khối các đơn vị sản xuất bao bì, khối nhựa kỹ thuật và nhựa nội thất, khối thương mại và logistics.

Bên cạnh đó, năm nay An Phát Holdings cùng các CTTV đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong đó có Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021, Top 100 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2021, Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam, Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, Top 10 doanh nghiệp niêm yết có báo cáo thường niên tốt nhất năm 2021… cùng các giải thưởng uy tín khác.

Tập đoàn cũng nhấn mạnh một số hoạt động quan trọng trong năm đã thực hiện được như việc hợp tác với Actis – Quỹ đầu tư Anh quốc trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, đẩy mạnh tiến độ dự án PBAT,  tăng trưởng hoạt động xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu… Đặc biệt, Ban Lãnh đạo An Phát Holdings tuyên dương, tặng bằng khen và trao thưởng trước toàn thể Tập đoàn cho 4 CTTV đã có thành tích xuất sắc nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 là: Công ty CP An Thành Bicsol, Công ty CP Nhựa An Phát Xanh, Công ty CP Nhựa bao bì An Vinh và Công ty CP Vật liệu Xây dựng Công nghệ cao An Cường.

Cũng trong buổi Lễ tổng kết, Lãnh đạo Tập đoàn thông báo và triển khai các kế hoạch cũng như những dự án tiềm năng, sẵn sàng với những cơ hội mới trong năm 2022, đăc biệt là việc cần tiếp tục đẩy mạnh tiến độ Dự án Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân huỷ hoàn toàn PBAT An Phát. Đối với các lĩnh vực kinh doanh trọng điểm, Tập đoàn chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ đối với các sản phẩm nhựa kỹ thuật, nhựa nội thất, các sản phẩm và nguyên vật liệu sinh học phân hủy hoàn toàn, bao bì… đến các nước châu Âu; tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực bất động sản công nghiệp, cụ thể là dự án KCN An Phát 1 song song triển khai tối ưu các hoạt động gia tăng sản xuất và kinh doanh, phát triển thị trường đồng thời “thích ứng linh hoạt” trước tình dịch bệnh sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp.

Kết thúc Lễ Tổng kết, Ban Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings cùng các Lãnh đạo CTTV cùng ký quyết tâm hoàn thành kế hoạch năm 2022 với mục tiêu đồng lòng, tập trung xây dựng và phát triển các chiến lược hành động nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, từ đó tạo ra bước đệm phát triển cho Tập đoàn những năm tiếp theo.

Một số hình ảnh tại buổi tổng kết:

Ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn phát biểu tại buổi Lễ.
Ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn phát biểu tại buổi Lễ.
Ban Lãnh đạo Tập đoàn và các Lãnh đạo CTTV cùng ký quyết tâm hoàn thành kế hoạch năm 2022.
Ban Lãnh đạo Tập đoàn và các Lãnh đạo CTTV cùng ký quyết tâm hoàn thành kế hoạch năm 2022.
Ông Nguyễn Lê Trung – Phó Chủ tịch Tập đoàn (phải) và ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, TGĐ Tập đoàn (trái) tặng hoa chúc mừng An Thành Bicsol – đơn vị xuất sắc nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021.
Ông Nguyễn Lê Trung – Phó Chủ tịch Tập đoàn (phải) và ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, TGĐ Tập đoàn (trái) tặng hoa chúc mừng An Thành Bicsol – đơn vị xuất sắc nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021.
Ban Lãnh đạo Tập đoàn trao tặng thưởng Công ty CP Nhựa An Phát Xanh – đơn vị xuất sắc thứ hai trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021.
Ban Lãnh đạo Tập đoàn trao tặng thưởng Công ty CP Nhựa An Phát Xanh – đơn vị xuất sắc thứ hai trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021.
Công ty CP Nhựa bao bì An Vinh và Công ty CP Vật liệu Xây dựng Công nghệ cao An Cường cũng xuất sắc nhận giải.
Công ty CP Nhựa bao bì An Vinh và Công ty CP Vật liệu Xây dựng Công nghệ cao An Cường cũng xuất sắc nhận giải.
Ban Lãnh đạo Tập đoàn và Lãnh đạo CTTV chụp ảnh lưu niệm, quyết tâm đạt kế hoạch đề ra trong năm 2022.
Ban Lãnh đạo Tập đoàn và Lãnh đạo CTTV chụp ảnh lưu niệm, quyết tâm đạt kế hoạch đề ra trong năm 2022.

 

 

Nhìn lại thị trường PP, PE châu Âu năm 2021: Tắc nghẽn nguồn cung đẩy giá lên mức cao kỷ lục

Năm 2021 được minh chứng là một năm đầy thách thức so với năm 2020, vì cả giá PP và PE giao ngay đều tăng vọt lên mức chưa từng có ở châu Âu. Thị trường PP và PE đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 3 với thị trường PP và LDPE dao động quanh mức đỉnh kể từ thời điểm đó.

Những khó khăn do đại dịch gây ra, nhu cầu bị dồn nén và sự gia tăng chi phí đều đóng góp vào xu hướng tăng giá này. Hơn cả, tình trạng tắc nghẽn nguồn cung là nguyên nhân chính dẫn đến các đợt tăng giá mạnh mẽ và có ảnh hưởng cuối cùng trong suốt năm 2021.

Một năm monomer tăng giá liên tục

Các thị trường phái sinh đã được hỗ trợ tốt bởi chi phí thượng nguồn do công suất vận hành thấp hơn hoặc những vấn đề sản xuất tại các nhà máy cracker trong khu vực .

Các hợp đồng propylene hàng tháng đã được thanh toán với giá tăng kể từ tháng 1 năm 2021, ngoại trừ đợt giảm nhẹ vào tháng 9 và không đổi vào tháng 12. Tương tự, hợp đồng ethylene cũng đã được thỏa thuận với mức tăng hàng tháng ngoại trừ mức giảm tích lũy chỉ 18 EUR/tấn trong các đợt thanh toán tháng 9 và tháng 12.

Nguồn cung khan hiếm thống lĩnh thị trường PP và PE trong cả năm 2021

Sau khi đảo ngược xu hướng vào tháng 11 năm 2020, thị trường PP và PE đã tăng giá tới 3 con số trong 4 tháng đầu năm 2021. Vào đầu tháng 3, giá cả đã vượt qua mức đỉnh từng đạt được vào tháng 6 năm 2015 và đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Vào đầu năm, nguồn cung nhập khẩu trong khu vực đã cạn kiệt do khu vực này không có chênh lệch cao hơn các thị trường khác do các thị trường châu Âu không bắt kịp đà tăng giá trên thị trường toàn cầu. Nguồn cung trong khu vực cũng giảm do các nhà cung cấp ưu tiên xuất khẩu sang những khu vực có lợi nhuận cao hơn và một loạt các trường hợp bất khả kháng. Các đợt tăng giá đã đạt động lực do thiếu nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là từ Mỹ vì bão tuyết. Tình trạng thiếu container đã làm gián đoạn các chuyến hàng từ những nhà cung cấp nước ngoài khác.

Điều này có nghĩa là năm 2021 được đánh dấu bằng sự thiếu hụt nguồn cung do lượng hàng tồn kho thấp của các nhà sản xuất và những rủi ro logistic dai dẳng.

Nhu cầu dồn nén tác động thêm tới hạn chế về nguồn cung

Ngoài ra, nhu cầu về bao bì thực phẩm và dược phẩm vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu đại dịch. Nhu cầu mạnh mẽ trong lĩnh vực ô tô và xây dựng cũng thúc đẩy nhu cầu ở nhiều phân khúc. Sự tồn đọng đơn đặt hàng tại các nhà sản xuất thành phẩm và việc tăng cường di chuyển sau khi nới lỏng các biện pháp phong tỏa đã khiến hoạt động mua hàng diễn ra mạnh mẽ vì lượng phân bổ bị cắt giảm.

Hàng loạt đợt tăng giá được ghi nhận trong quý 1

Theo Chỉ số giá ChemOrbis, giá PPH và PPBC đã tăng 54-58% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3. Con số này so với mức tăng tổng cộng 74-78% từ tháng 1 đến tháng 5, khi giá bắt đầu rời đỉnh.

Đối với các loại PE, giá LDPE, LLDPE và HDPE film đã tăng khoảng 50-60% trong ba tháng đầu năm 2021 so với mức tăng tích lũy đạt 70-90% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5.

Lợi nhuận cao kỷ lục thu hút các nhà nhập khẩu quay trở lại châu Âu trong quý 2

Vào tháng 4, tình trạng khan hàng kéo dài đã đẩy giá lên mức cao mới do sự gián đoạn nguồn cung trầm trọng thêm sau khi vụ tắc nghẽn ở Suez khuyến khích các nhà cung cấp trong khu vực tăng giá mạnh. Tuy nhiên, người mua trở nên thận trọng do giá quá cao và các tin tức về mức đỉnh gần kề.

Điều này là do cửa sổ kinh doanh chênh lệch giá đã mở lại sau khi châu Âu tăng cường chênh lệch so với các thị trường khác. Chênh lệch giữa châu Âu và các thị trường khác trở nên rõ rệt do châu Âu vẫn tương đối không bị dao động bởi xu hướng giảm giá rộng hơn vào tháng 5 và tháng 6, khi các thị trường khác giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng. Lợi nhuận béo bở đã thu hút hàng hóa nhập khẩu đến châu Âu, với tốc độ tăng giá chậm lại trong tháng 5.

Giá PE chứng kiến các đợt điều chỉnh giảm lớn hơn PP

Tính đến tháng 6, thị trường PP và PE giao ngay đã đảo chiều sau 7 tháng tăng giá liên tiếp sau khi áp lực từ các báo giá nhập khẩu cạnh tranh gia tăng.

LDPE vẫn là loại khan hiếm nhất do một số trường hợp bất khả kháng trong khu vực và thiếu hàng nhập khẩu, trong khi giá HDPE và LLDPE tại Ý chịu áp lực từ hàng xuất xứ ngoài châu Âu cạnh tranh. Do đó, LDPE đã giảm tương đối nhẹ hơn và giảm 16% từ tháng 5 đến tháng 7. Trong khi đó, giá HDPE và LLDPE đã giảm 23% tại Ý.

Sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 5, giá PP tại Ý đã giảm 7-9% tính đến cuối tháng 6, trong khi mức giảm nhỏ hơn là 2-3% được chứng kiến ở Tây Bắc Âu do nguồn cung nhập khẩu hạn chế.

Quý 3 được đánh dấu bởi sự chậm trễ giao hàng nhập khẩu và gián đoạn chuỗi cung ứng

Sự xuất hiện của các xuất xứ nhập khẩu cạnh tranh không có tác động lâu dài do tình trạng chậm trễ giao hàng nhập khẩu đã được mua trước đó khiến nguồn cung giao ngay eo hẹp tại châu Âu. Do đó, các nhà sản xuất trong khu vực có thể kiểm soát giá trong quý 3 và tránh các đợt điều chỉnh giá lớn.

Hàng hóa nhập khẩu đã bị trì hoãn do tồn đọng logistic và thời gian hoàn thành dài hơn bình thường. Phản ứng dây chuyền của vụ tắc nghẽn tại Suez, lũ lụt và tắc nghẽn cảng đã tác động thêm vào sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Trong khi đó, cước phí vận tải tăng vọt và sản lượng sụt giảm ở Mỹ sau cơn bão Ida đã khiến giá PP và PE nhập khẩu tăng trở lại trong tháng 9.

Châu Âu vẫn đứng trên các thị trường lớn khác, điều gì đang chờ đợi ở phía trước?

Mặc dù các báo giá nhập khẩu đã mất tính cạnh tranh, song nguồn cung trong khu vực đã bắt đầu được cải thiện nhờ việc tái khởi động nhà máy ở châu Âu. Các nhà cung cấp đã thúc đẩy tăng giá do chi phí năng lượng tăng vọt trong quý 4, trong khi mức tăng cao và sự mệt mỏi mua hàng cũng ngăn cản giá cả tăng mạnh, không giống như trường hợp đầu năm 2021.

Theo Chỉ số giá ChemOrbis, thị trường LDPE, PPH và PPBC đạt mức cao nhất mọi thời đại. Do thị trường PP và PE tính chung vẫn đạt mức cao nhất trong nhiều năm sau khi rời đỉnh vào quý 2, giá cả được cho là đã tới thời điểm điều chỉnh. Châu Âu là một trong những khu vực hấp dẫn nhất vì cước phí vận tải cao ngất ngưởng và những rủi ro logistic khác đã giữ nguyên sự chênh lệch giá giữa châu Âu và các thị trường khác.

Lợi nhuận kỷ lục ở châu Âu sẽ thu hút lượng hàng lớn từ các nhà cung cấp nước ngoài. Báo giá PE của Mỹ dự kiến sẽ gây áp lực lên các thị trường giao ngay của châu Âu trong quý 1 năm 2022, do việc giao hàng bị trì hoãn và khối lượng xuất khẩu từ Mỹ ngày càng tăng.

Đối với PP, dòng nguyên liệu từ châu Á có thể bị cản trở do tình trạng khan hiếm container mặc dù Trung Quốc đã bổ sung lượng công suất lớn. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng sẽ không thể tránh khỏi việc điều chỉnh giá, vì kháng cự đối với mức giá cao đang gia tăng trong thời gian tới năm 2022.

(Nguồn: chemorbis.com)

Giá PP, PE tháng 12 có xu hướng giảm tại Trung Quốc và Đông Nam Á

Những người tham gia thị trường PP, PE ở Trung Quốc và Đông Nam Á đã nhận được báo giá tháng 12 thấp hơn từ các nhà cung cấp trong khu vực và nước ngoài kể từ đầu tuần này. Tác động của biến thể Omicron mới và đợt trượt giá dầu thô gần đây đã tạo thêm áp lực giảm giá được gây ra do sự suy yếu liên tục trên thị trường polyolefin của Trung Quốc.

Trong khi đó, chỉ số giá ChemOrbis cho thấy giá PP và PE nhập khẩu tại Trung Quốc và Đông Nam Á đã có xu hướng đi xuống kể từ cuối tháng 10.

Nhà cung cấp Trung Đông giảm mạnh báo giá LDPE cho Trung Quốc

Đại lý của một nhà sản xuất Ả Rập Xê Út lớn cho biết nhà cung cấp của họ đã giảm giá PE và PP tháng 12 cho Trung Quốc so với tháng 11. Trong số tất cả các sản phẩm, LDPE chứng kiến mức giảm giá hàng tháng lớn nhất là 150 USD/tấn, trong khi HDPE và LLDPE giảm 40 USD/tấn, đồng thời giá PP homo raffia giảm 80 USD/tấn.

Đại lý này nhận xét: “Các thị trường polyolefin nội địa của Trung Quốc đã phải chịu áp lực giảm giá do dầu thô trượt dốc, giá Đại Liên tương lai đi xuống cũng như sự bùng phát của biến thể Omicron. Các đơn đặt hàng của chúng tôi đã giảm 50% trong năm nay do doanh số bán hàng của khách hàng thấp hơn và không có dấu hiệu phục hồi trong hoạt động bổ sung hàng trước các ngày lễ như Tết Nguyên đán. Chúng tôi cho rằng tất cả các hoạt động mua hàng trong thời gian tới sẽ chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu.”

Các quy định bổ sung đối với than ẩn nấp, ảnh hưởng tới thị trường Đại Liên tương lai

Giá PP và LLDPE tương lai trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên đã giảm từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11, chứng kiến mức giảm tích lũy lần lượt là 523 CNY/tấn (82 USD/tấn) và 624 CNY/tấn (92 USD/tấn).

Đà trượt dốc đều đặn của giá tương lai chủ yếu là do chính phủ đã có những tín hiệu mới về các quy định bổ sung đối với giá than. Trong khi đó, sự sụt giảm giá dầu thô cũng đóng góp vào đà suy yếu này. Các loại dầu tiêu chuẩn toàn cầu đã lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 vào thứ Sáu, ngày 26 tháng 11 do gia tăng lo ngại về nhu cầu vì biến thể Omicron.

Điều này đã đóng góp vào tâm lý suy yếu trên thị trường PP và PE của Trung Quốc, nơi giá cả đã chịu áp lực từ nhu cầu hạn chế và lo ngại dư cung vì công suất mới.

Nhà cung cấp Đông Nam Á giảm cả báo giá PP, PE nội địa và nhập khẩu

Một nhà sản xuất Đông Nam Á cũng giảm báo giá PP và PE cho Indonesia tới 100 USD/tấn so với tháng trước, trong khi giảm nhẹ báo giá PP và LLDPE nội địa cho Malaysia, trong khoảng 19 -24 USD/tấn.

Omicron cản trở sự phục hồi nhu cầu ở Đông Nam Á

Sau khi một số quốc gia Đông Nam Á chấm dứt tình trạng phong tỏa hoặc hạn chế nghiêm ngặt do Covid-19, nhu cầu ở Đông Nam Á đã có dấu hiệu phục hồi.

Tuy nhiên, gần đây những người tham gia thị trường đã bắt đầu cho rằng sự lây lan của biến thể Omicron mới có thể sẽ cản trở đà phục hồi này vì các biện pháp kiểm soát mới có thể được đưa ra.

Tại Trung Quốc, nơi nhu cầu bị hạn chế do mùa thấp điểm, tin tức về biến thể Omicron cũng làm tăng thêm những mối lo ngại. Một số người tham gia thị trường trong nước đã báo cáo rằng tin tức về biến thể mới đã tác động thêm tới nhu cầu.

Ngoài ra, giá PP và PE đang chịu áp lực nặng nề từ công suất mới

Theo Tin tức Sản xuất Chuyên nghiệp của ChemOrbis, thị trường PE vẫn chịu áp lực tổng hợp từ khoảng 1,9 triệu tấn công suất bổ sung kể từ nửa cuối năm nay. Trong khi đó, tổng công suất PE hơn 5 triệu tấn đã được lên kế hoạch đi vào hoạt động trong cả năm 2021, 64% trong số đó nằm ở Trung Quốc và 35% ở Hàn Quốc.

Đối với PP, Tin tức Sản xuất Pro của ChemOrbis cho thấy hơn 12 triệu tấn công suất PP đã được dự kiến đi vào hoạt động trong cả năm 2021 ở Đông Bắc Á, 77% trong số đó nằm ở Trung Quốc và 23% ở Hàn Quốc.

(Nguồn: chemorbis.com)

Số liệu thống kê: Nhập khẩu PE quý 3 của Trung Quốc tăng lên so với quý trước

Dữ liệu từ Thống kê Nhập khẩu ChemOrbis cho thấy tổng nhập khẩu PE của Trung Quốc trong quý 3 năm 2021 đạt nhỉnh hơn 3,640 triệu tấn. Tổng khối lượng tăng nhẹ 7% so với quý trước. Khối lượng quý 2 là mức thấp nhất kể từ quý cuối cùng của năm 2017.

HDPE có đóng góp lớn nhất vào tổng sản lượng quý 3

Dữ liệu của ChemOrbis cũng cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu gần 1,695 triệu tấn HDPE trong giai đoạn tháng 7 – tháng 9. Khối lượng này đóng góp nhiều nhất vào tổng nhập khẩu PE của nước này trong quý thứ ba.

Trong khi đó, Ả Rập Xê Út là nhà cung cấp HDPE chính của Trung Quốc với 338.441 tấn.

Sau HDPE là nhập khẩu LLDPE và LDPE với tổng sản lượng quý 3 lần lượt đạt khoảng 1,2 triệu tấn và 745.000 tấn.

Nhập khẩu PE quý 3 giảm so với cùng kỳ năm ngoái

Trong khi tổng nhập khẩu PE trong giai đoạn tháng 7 – tháng 9 đã phục hồi so với quý trước, song chúng lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu của ChemOrbis cho thấy tổng nhập khẩu PE trong quý 3 năm 2021 giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2020 khi khối lượng đạt mức cao lịch sử là 5 triệu tấn.
(Nguồn: chemorbis)

Đợt tăng giá tháng 11 đưa thị trường PE châu Âu lên mức cao nhất trong nhiều tháng qua

Tại châu Âu, người bán PE có thể tăng 80-100 EUR/tấn trong các giao dịch tháng 11 do chi phí cao hơn và tình trạng hạn chế nguồn cung một số loại nguyên liệu. Hầu hết người bán đã giảm các yêu cầu tăng giá ban đầu của họ vì mức tăng cao hơn mức tăng của ethylene đã tỏ ra không khả thi do hoạt động mua hàng chậm chạp.

Theo dữ liệu của Chỉ số Giá ChemOrbis, các đợt tăng giá gần đây đã đẩy giá ở Ý và Tây Âu lên mức cao nhất kể từ tháng 6 – tháng 7.

Một số loại nguyên liệu khan hiếm hơn các loại khác

Các loại LLDPE, MDPE và HDPE được cho là khan hiếm hơn các loại khác do nguồn cung nước ngoài bị gián đoạn. Sự thiếu hụt mLLDPE C6 nhập khẩu từ Mỹ đã đẩy giá cả tăng mạnh. Một số nguồn tin buôn bán nguyên liệu Trung Đông cho biết đã cháy hàng do lượng phân bổ hạn chế.

PE Mỹ trở lại cuộc chơi, không nhất thiết ở mức giá hấp dẫn

Trong khi đó, báo giá nhập khẩu của Mỹ đã tái xuất hiện trong thời gian gần đây, với HDPE film được giao dịch ở mức 1610-1650 EUR/tấn theo phương thức DDP, giao hàng vào tháng 1. Điều này được cho là phản ánh nguồn cung ngày càng gia tăng ở Mỹ.

Tuy nhiên, giá cả vẫn ngang hoặc gần bằng giá châu Âu và không có dấu hiệu cho thấy thị trường đang tràn ngập nguyên liệu Mỹ. Các lô PE của Mỹ có sẵn trong khu vực cũng được giao dịch ngang bằng với hàng xuất xứ từ châu Âu.

Người mua có nhiều tồn kho

Bất chấp tình trạng khan hiếm một số loại nguyên liệu, thị trường PE đã không chấp nhận mức tăng ban đầu cao hơn 100 EUR/tấn. Tổng nhu cầu mua hàng trầm lắng và vẫn gắn liền với các nhu cầu cơ bản, do người mua có nhiều tồn kho nên không phải vội vàng.

Một số nhà sản xuất thành phẩm đã mua trước hàng trong tháng 10 do các dự báo tăng giá, trong khi một số người trong đó cho biết họ vẫn đang nhận được hàng hóa đã được mua trước đó do việc giao hàng bị chậm trễ. Tình trạng thiếu tài xế xe tải và tốc độ xếp dỡ hàng hóa thấp hơn do thiếu nhân lực tại các cảng đã dẫn đến thời gian vận chuyển lâu hơn bình thường.

Điều đó có nghĩa là, các nhà sản xuất thành phẩm sẽ tập trung nhiều hơn vào việc quản lý tồn kho, cân nhắc tới sự chậm dần của nhu cầu vào cuối năm và các rào cản hậu cần sẽ chiếm ưu thế.

Chủ nghĩa hoài nghi về những đợt tăng giá tiếp theo trong tháng 12

Người bán đã chia sẻ các dự báo tăng giá vào tháng 12, do sự gia tăng chi phí và thiếu các báo giá nhập khẩu cạnh tranh. Bất chấp các dự báo tăng giá, sự không chắc chắn vẫn diễn ra nếu người mua trở lại bổ sung hàng trước các lễ hội cuối năm.

Một số người tham gia thị trường nghi ngờ về khả năng các đợt tăng giá tiếp theo được chấp nhận, do nguồn cung cao trong khu vực, tình hình tạm lắng cuối năm cũng như việc cước phí vận tải container trượt khỏi mức đỉnh trong tháng 9.

(Nguồn: chemorbis)

Giá PP ở Việt Nam được thúc đẩy bởi thị trường Trung Quốc tăng giá, triển vọng nhu cầu được cải thiện

Tại Việt Nam, giá PP nhập khẩu đã đi lên trong hai tuần qua sau một tháng bình ổn. Điều này là do xu hướng tăng giá trên thị trường PP Trung Quốc vì việc cắt giảm năng lượng của nước này.

Nguồn cung nhập khẩu giảm do khan hiếm lượng hàng cập bến cũng như giá trị năng lượng tăng cao cũng được cho là những yếu tố khác chi phối thị trường.

Trên hết, sự cải thiện triển vọng nhu cầu ở Việt Nam kể từ nửa cuối tháng 9 nhờ những hy vọng về việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến Covid-19 cũng đóng góp vào mức tăng hàng tuần.

Trung tâm giao thương Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến virus corona vào đầu tháng 10 theo đúng dự đoán.

Dữ liệu kinh tế suy yếu thúc giục nới lỏng các hạn chế

Dữ liệu kinh tế mới nhất của Việt Nam giải thích nguyên nhân chính phủ bỏ qua chính sách zero-Covid.

Quốc gia này đang tiến hành các bước phục hồi nền kinh tế bằng cách cho phép nhiều hoạt động kinh doanh và xã hội hoạt động hơn, mặc dù các chuyên gia lo ngại rằng có thể còn quá sớm để làm điều này do tỷ lệ tiêm chủng thấp ở hầu hết các nước Đông Nam Á.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), tổng sản phẩm quốc nội của đất nước đã giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước trong quý thứ ba, giảm so với mức tăng 6,57% trong quý thứ hai.

Giá PP tăng khoảng 20-45 USD/tấn so với tuần trước

Mức giá chung của PP homo raffia và injection nhập khẩu theo phương thức CIF Việt Nam được ước tính tăng 20 USD/tấn so với tuần trước, lần lượt là 1200-1290 USD/tấn và 1220-1290 USD/tấn.

Một số người tham gia thị trường cho biết: “Giá PP nhập khẩu đã tăng thêm 20-30 USD/tấn so với tuần trước. Số lượng báo giá PP nhập khẩu vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, chúng tôi vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề về vận chuyển. Cước phí vận tải khá cao và hiện ngày càng khó tìm được tàu hơn.”

 

Đối với thị trường nội địa, giá PP homo raffia cũng tăng 300.000-1.000.000 VND/tấn (13-44 USD/tấn) so với tuần trước và đạt 31.800.000-33.500.000 VND/tấn (1272-1340 USD/tấn chưa bao gồm VAT) theo phương thức FD Việt Nam, tiền mặt.

Một công ty sản xuất thành phẩm lưu ý: “Giá PP trong nước đã tăng nhẹ, bắt nhịp với đà tăng giá nhập khẩu. Nhu cầu gần đây đã được cải thiện nhờ dự đoán rằng chính phủ sẽ nới lỏng các hạn chế liên quan đến Covid-19 kể từ tháng 10 để phục hồi nền kinh tế vốn đang chịu áp lực của việc phong tỏa một phần.”

(Nguồn: Chemorbis)