Tin ngành nhựa

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 01/4 – 08/4/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, kinh tế thế giới ghi nhận những diễn biến tích cực trong bối cảnh hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét sau những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid- 19. Xu hướng tích cức của kinh tế toàn cầu thời gian gần đây là lý do chính khiến IMF tiếp tục nâng mức dự báo tăng trưởng và đưa ra những nhận định khả quan của kinh tế toàn cầu trong báo cáo “Triển vọng kinh tế Thế giới” được công bố vào tuần đầu tháng 4/2021.

Theo đó, IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên mức 6,0% trong năm 2021, cao hơn so với mức dự báo 5,5% được đưa ra trong báo cáo tháng 1/2021 và cao gần gấp dôi mức dự báo trong tháng 10/2020, phần lớn là nhờ các gói kích thích kinh tế cao kỷ lục của các nước nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19. Nếu dự báo của IMF trở thành hiện thực, con số này sẽ đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới kể từ năm 1976. Trong đó, sự phục hồi giữa các quốc gia tùy thuộc vào dự khác biệt về tốc độ tiên phòng dịch, quy mô chính sách hỗ trợ kinh tế và các nhân tố khác như du lịch hay logistics.

Tuy nhiên, IMF cũng cảnh cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều trở ngại, đặc biệt là khả năng đẩy lùi thành công đại dịch Covid -19 hay việc áp dụng các chính sách hỗ trợ của nhiều quốc gia có thể kéo theo những rủi ro khó lường.

Kinh tế Mỹ

  • Việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở phạm vi rộng tiếp tục đem lại những kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào xu hướng hồi phục rõ nét của kinh tế Mỹ.
  • Số lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại Mỹ lên tới 916 nghìn việc làm trong tháng 3/2021, cao gấp đôi so với tháng trước đó.
  • Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,2% xuống 6%
  • Chỉ số PMI ngành sản xuất theo thống kê của ISM đạt 64,7 điểm trong tháng 3/2021.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ đạt mức cao kỷ lục với 63,7 điểm cao hơn rất nhiều so với tháng trước.

Kinh tế Trung Quốc

  • Hoạt động sản xuất tăng tốc;
  • Lĩnh vực dịch vụ ghi nhận diễn biến khả quan trong tháng 3/2021. PMI trong tháng đạt 54,3 điểm, đánh đấy mức cao nhất của chỉ số này kể từ đầu năm 2021 đến nay.

Kinh tế trong nước

  • Những kết quả tích cực đã đạt được trong quý I/2021 cộng với triển vọng khả quan đến từ xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu cũng như hoạt động xuất khẩu đầu tư nước ngoài, đầu tư công và đặc biệt là dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt là những yếu tố hỗ trợ tăng trương GDP trong nước đạt kết quả kích cực trong nhữn quý tiếp theo
  • Trong thông báo mới nhất, IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,5% trong năm 2021, cao hơn mức tăng trương 6% của toàn thế giới và cao hơn nhiều mức tăng 4,9% của nhóm ASEAN-5.
  • Tỷ lệ thất nghiệp ước tính giảm từ 3,3% trong năm 2020 xuống 2,7% trong năm 2021 và tiếp tục giảm trong 2,4% trong năm 2022.
  • Tổ chức xếp hàng tín nhiệm Fitch Ratings cũng điều chỉnh xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB, nâng triển vọng từ “ổn đình” lên “tích cực”. Đồng thời tổ chức dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam sẽ khoảng 7% vào năm 2021 và 2022.
  • Kinh tế trong nước nhìn chung vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất chính là khả năng chống chịu của nền kinh tế nếu làm sóng lây nhiễm dịch bệnh quay trở lại, trong khi sức chịu đựng của nền kinh tế phụ thuộc lớn và dư địa của các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Tin liên quan