Tin ngành nhựa

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần 18/3-25/3/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, kinh tế toàn cầu tiếp tục chịu đựng sức ép trong bối cảnh diễn biến dịch Covid vẫn rất phức tạp cho dù nhiều quốc gia đã đẩy mạnh triểu khai chương trình tiêm vaccine phòng ngừa. Theo số liệu mới nhất của WHO, số ca nhiễn virus SAS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên toàn thế giới tiếp tục được tăng trong tuần thứ 4 liên tiếp do sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới, trong đó đặc biệt tăng mạnh tại một số quốc gia EU, Ấn Độ. Theo IMF, hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy xu hướng hồi phục mạnh mẽ hơn của nền kinh tế toàn cầu, song cảnh báo những nguy cơ đáng kể vẫn còn tồn tại, trong đó, rủi ro lớn nhất là sự xuất hiện những biến thể mới của dịch bệnh. Trong quá trình hồi phục kinh tế thế giới, sự hợp tác ứng phó của các nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Chỉ khi tình hình dịch bệnh của tất cả các nước và khu vực được khống chế hiệu quả, thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới có thể được cải thiện thực sự.

Kinh tế Mỹ

  • Kinh tế Mỹ nhìn chung đang tăng trưởng nhanh hơn kể từ đầu tháng 3/2021 khi thời tiết cải thiện, Chính phủ nới lỏng các hạn chế giãn các và gói kích thích tài chính đã đem lại những hiệu quả tích cực.
  • Các doanh nghiệp dịch vụ như nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, hãng hàng không và khách sạn có mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua => chỉ số PMI trong ngành dịch vụ tháng 3/2021 theo tính toán sơ bộ đạt 60 điểm.
  • PMI ngành sản xuất cũng tăng từ 58,6 điểm trong tháng 2/2021 lên 59 điểm trong tháng 3/2021.
  • Trên thị trường bất động sản, doanh số bán nhà trong tháng 3/2021 giảm 6,6% so với tháng trước.
  • Số lượng đơn đặt hàng mua sản phẩm lâu bền của các nhà máy tháng 2/2021 giảm 1,1% so với tháng trước, đánh giấu mức giảm đầu tiên của chỉ số này trong 10 tháng gần đây.
  • Hiện chính quyền Mỹ đang nỗ lực hỗ trợ đà phục hồi của kinh tế Mxy thông qua việc đẩy mạnh chi tiêu công. Theo đó, sau gói kích cầu 1,9 nghìn tỷ USD sẽ được thực thi trong tháng 3/2021, chính quyền tổng thống Mỹ đang cân nhắc tiếp tục đưa ra gói hỗ trợ 3 nghìn tỷ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo giục và biến đổi khí hậu.

Kinh tế khu vực Eurozone

  • Nhiều nền kinh tế trong châu lục như Đức, Pháp, Italia tiếp tục phải gia hạn lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực trên cả nước trước sự lây lan của dịch Covid – 19.
  • PMI trong tháng 3/2021 ước tính đạt 52,5 điểm, vượt xa so với mức 48,8 điểm trong tháng 2/2021.  Trong đó, PMI lĩnh vực sản xuất ước tính 62,4 điểm cao hơn đáng kể so với tháng trước; PMI trong lĩnh vực dịch vụ vẫn tiếp tục suy yếu dưới tác động của dịch Covid – 19, sơ bộ trong tháng 3/2021 đạt 48,8 điểm.

Kinh tế Nhật Bản

  • Kinh tế Nhật Bản ghi nhận một số tín hiệu tích cực do được hỗ trợ bởi triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu khi ngày càng nhiều quốc gia triển khai vaccine ngừa dịch.
  • PMI lĩnh vực sản xuất trong tháng 3/2021 đạt 52 điểm tăng nhẹ so với tháng 2/2021, đánh dấu tháng mở rộng thứ 2 liên tiếp.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ trong tháng 3/2021 tiếp tục so hẹp, đạt 46,5 điểm.

Kinh tế trong nước

  • Trên thị trường tài chính, hoạt động tín dụng tiếp tục tăng trưởng trước xu hướng hồi phục của nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tín dụng thời gian tới vẫn phụ thuộc đáng kể vào tình hình dịch Covid-19.
  • Trong lĩnh vực ngoại thương, mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng gián đoạn, đồng thời dịch bệnh vẫn đang tiến triển phức tạp khiến nhiều quốc gia tiếp tục phải gia hạn phong tỏa, ảnh hưởng rất lớn tới tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giầy,… tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, xuất khẩu hàng hóa có sự tăng trưởng khá bởi hàng loạt FTA mà việt Nam đã tham gia ký kết.

 

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 2/2021 đạt 464 triệu USD, giảm 18,8% so với tháng 1/2021. 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hóa chất đạt 1,04 tỷ USD tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Nhiều loại hóa chất nhập khẩu giảm mạnh trong tháng 2/2021 như Axit terephthalic tinh chế, Amoni clorua, Propylene, Toluene,…

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 2/2021 đạt 495 ngìn tấn với trị giá 756 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với tháng 1/2021. 2 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,13 triệu tấn với trị giá 1,72 tỷ USD, tăng 11,6% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
  • Giá nhập khẩu PE tăng 1,9%; PP tăng 4,7%; PET tăng 6,4%; PVC tăng 2,2%; PS tăng 4,7%; ABS tăng 3% so với tháng 1/2021.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng 3/2021, đạt 415 triệu USD, tăng 56,4% tháng 2/2021 và tăng 36,5% so với tháng 3/2020. Trong quý I/2021, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt 1,057 tỷ USD tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2021, cos 21 chủng loại sản phẩm nhựa được xuất khẩu trong đó có 11 sản phẩm nhựa đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, 2 chủng loại nhựa đạt trên 100 triệu USD là Tấm, phiến, màng nhựa và Túi nhựa.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 18/03 – 25/03/2021

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

• Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 191 nghìn tấn với trị giá 306 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 1,5% về trị giá so với tuần trước.
• Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản tăng mạnh; từ thị trường Thái Lan, Đài Loan giảm so với tuần trước.

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường xuất khẩu

• Theo sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nhựa trong tuần qua đạt 133,8 triệu USD, giảm 3,7% so với tuần trước.

Tin liên quan