Tin ngành nhựa

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 15/4 – 22/4/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Tuần qua, dịch bệnh Covid – 19 tiếp tục ghi nhận những diễn biến trái chiều tại các khu vực trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 mới, gặp khó khăn trong triển khai các chương trỉnh tiêm chủng hoặc thiếu định hướng chính sách từ chính quyền. Theo đó, mặc dù việc kiểm soát dịch bệnh đã có tín hiệu cải thiện tại Mỹ và một số nước EU, kéo theo việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch nhưng nhìn chung tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đặc biệt tăng mạnh ở Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và đang có xu hướng bùng phát mạnh mẽ tại các quốc gia châu Á bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. Với diễn biến này, cơ hội để kinh tế toàn cầu đạt được sự phục hồi nhanh chóng đồng đều sau cuộc khủng hoảng Covid-19 đang dần trở nên mờ nhạt và kinh tế thế giới hiện đang đối mặt với các triển vọng tăng trưởng khác nhau rõ rệt, phụ thuộc và tốc độ kiểm soát dịch bênh của từng quốc gia.

Hiện kinh tế toàn cầu đã sắp kết thức 4 tháng đầu năm 2021 và đang bước vào giai đoạn tăng trưởng quan trọng trong bối cảnh chính quyền các nước phải đối mặt với việc lựa chọn mở cửa nền kinh tế bất chấp sự lây lan của virus và quyết định thực hiện thêm các biện pháp kích thích kinh tế vĩ mô nhằm hỗ trợ nền kinh tế cho dù có thể gặp những tác động tiêu cực trong dài hạn. Yếu tố quan trong nhất để kiểm soát được dịch bênh, tiến tới hồi phục kinh tế trong giai đoạn này chính là các biện pháp kiên quyết để kiểm soát dịch bệnh, đẩy mạnh triển khai tiêm phòng vaccine cùng với các chính sách và các gói kích thích tiền tệ cân bằng, góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cũng như hỗ trợ hoạt động sản xuất.

Kinh tế Mỹ

  • Trước ảnh hưởng tích cực nhờ các gói cứu trợ lớn đã được thông qua và những nỗ lực trong việc triển khai đến tiêm vaccine, niềm tin của người tiêu dùng vào xu hướng hồi phục kinh tế Mỹ đã liên tục tăng cao.
  • Thị trường lao động Mỹ cũng được cải thiện đặc biệt tại khu vực sản xuất, xây dựng, giải trí và khách sạn.
  • Doanh số bán lẻ trong tháng 3/2021 tăng 9,8% cao hơn mức dự báo 5,9% trước đó.
  • Nhiều định chế tài chính, bao gồm FED, nhận định kinh tế Mỹ có ckhar năng đạt mức tăng trưởng lên tới 7% trong năm 2021.

Kinh tế Trung Quốc

  • Kinh tế Trung Quốc phục hồi rõ nét nhờ được thúc đẩy bỏi nhu cầu mạnh mẽ ở cả trong nước và ngoài nước.
  • Tăng trưởng GDP quý I/2021 đặt mức kỷ lục 18,3% so với cùng kỳ năm trước;
  • Sản lượng xông nghiệp tăng 14% so với cùng kỳ năm trước nhưng chậm lại so với mức tăng 35,1% trong tháng 2/2021.
  • Doanh số bán lẻ trong tháng 3/2021 tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước.
  • Đầu tư vào tài sản cố định đã tăng 25,6% trong quý I/2021
  • PboC đang chuyển trọng tâm chính sách sang hạ nhiệt tăng trưởng tín dụng để giúp kiềm chế nợ và hạn chế rủi ro tài chính.
  • Đà phục hồi kinh tế dự báo có xu hướng chửng lại do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -1 9 trên toàn cầu.
  • Tuần qua, Trung Quốc cũng đã hoàn tất tiến trình thông qua RCEP sau khi nước này trình văn kiện thông qua tới Tổng thư ký Hiệp hội ASEAN.

Kinh tế trong nước

  • Trong lĩnh vực thương mại, sau khi tăng mạnh trong tháng 3/2021, hoạt động xuất khẩu trong tháng 4/2021 đã “chững lại” với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 25 tỷ USD, giảm 15,7% so với tháng trước nhưng tăng 42% so cùng kỳ năm ngoái.
  • Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4/2021 ước đạt 25,9 tủ USD, giảm 9% so với tháng trướng và tăng 37,6% so với tháng 4/2020.
  • Cán cân thương mại đã thâm hụt 900 triệu USD trong tháng 4/2021, nhưng tính chung 4 tháng đầu năm 2021 vẫn thặng dư gần 1,9 tỷ USD. Trong đó cơ cấu nhập khẩu hàng hóa chuyển biến tích cực với tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng, tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng giảm.
  • Tín dụng của toàn nền kinh tế tăng 3,34% so với năm trước do sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh và những hỗ trợ chính sách điều hành của NHNN.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Tin liên quan