TỔNG QUAN KINH TẾ
Kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới tuần qua tiếp tục chứng kiến xu hướng hồi phục tại nhiều khu vực và nền kinh tế chủ chốt. Tuy nhiên, đà hồi phục của kinh tế toàn cầu vẫn đang bị kìm hãm trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, mà tâm dịch của thế giới đã chuyển sang châu Á với số ca lây nhiễm và tử vong tăng mạnh tại Ấn Độ, Indonesia, Irac và Thái Lan. Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu cũng đối mặt với rủi ro mới khi việc triển khai hàng loạt các biện pháp kích thích, đẩy mạnh chương trình tiêm chủng và nới lỏng các biện pháp phong tỏa để phòng dịch tại nhiều quốc gia sẽ thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế thế giới, nhưng kéo theo đó là sự bùng nổ chi tiêu, thúc đẩy giá cả nhiều mặt hàng tăng cao. Lo ngại trên càng được củng cố khi giá nhiều mặt hàng nguyên liệu thô và nông nghiệp quan trong như đồng, gỗ, quặng sắt hay gỗ xẻ đã tăng lên mức kỷ lục hoặc đạt mức cao nhất trong những năm gần đây.
Kinh tế Mỹ
- Kinh tế Mỹ ghi nhận diễn biến hồi phục rất tích cực với GDP quý I/2021 tăng 6,4% – mức tăng theo quý cao thứ 2 kể từ quý III/2003.
- Thị trường lao động Mỹ trong tháng 4/2021 tăng trưởng chậm lại do tình trạng thiếu nhân công và nguyên liệu.
- Nhu cầu tiêu dùng ở mức cao cộng với tác động từ các gói hỗ trợ của chính quyền đã khiến Lam phát trong tháng 4/2021 tăng 0,8% so vơi sthansg trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế Trung Quốc
- Xu hướng hồi phục trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng tiếp tục được củng cố khi số liệu mới nhất cho thấy PPI trong tháng 4/2021 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước – mức cao nhất kể từ tháng 10/2021.
- Tăng trưởng xuất khẩu của trung đạt 32,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tăng cao đối với mặt hàng điện tử và khẩu trang y tế.
Kinh tế châu Âu
- Kinh tế châu Âu dường như đã bắt đầu phục hồi trở lại sau cuộc suy thoái kép trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực đang mở cửa trở lại, chương trình tiêm chủng vaccine được đẩy nhanh và quỹ kích thích chung của EU được khởi động để củng cố chính sách tiền tệ nới lỏng.
- Sản lượng công nghiệp liên minh EU trong tháng 3/2021 đã tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 11% so với tháng 3/2020.
Kinh tế trong nước
- Kinh tế trong nước tiếp tục cho thấy dấu hiệu phục hồi đúng hướng trong bối cảnh các chỉ số vĩ mô đều ghi nhận diễn biến tích cực. dây là kết quả của các chính sách và các biện pháp điều hành hiệu quả của chính phủ cũng như những nỗ lực của doanh nghiệp.
- Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hoạt động ngoại thương tháng 4/2021 ghi nhận kết quả cao hơn đáng kể so với dự kiến. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 26,6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 27,8 tỷ USD. Với diễn biến này, tổm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 đã đạt tới con số kỷ lục 104,9 tỷ USD tăng 29,6% và kim ngạch nhập khẩu đạt 103,3 tỷ USD tăng 31,8%.
- Dù vẫn nhận được sự hậu thuẫn từ các yếu tố nền tảng từ kinh tế vĩ mô và tăng trưởng của doanh nghiệp, tuy nhiên tiềm năng rủi ro và áp lực kinh tế trong nước vẫn hiện hữu trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp và sức ép lạm phát gia tăng cũng đang ngày càng trở nên rõ nét trước xu hướng tăng giá đồng loạt trên thị trường hàng hóa thế giới.
Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY