Tin ngành nhựa

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 27/5 – 03/6/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới tuần qua ghi nhận những diễn biến biến tích cực trước xu hướng hồi phục rõ nét tại hàng loạt nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU. Trong khi đó, đã có nhiều tín hiệu lạc quan trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 trên toàn cầu nhờ hiệu quả cẩy các biện pháp hạn chế tiếp xúc xộng với việc đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine ngừa, khiến hàng loạt các quốc gia đã từng bước gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát, phong tỏa, đưa hoạt động sản xuất và tiêu dùng đang dần hồi phục trở lại.

Tuy nhiên, nhu cầu gia tăng mạnh tại hàng loạt nền kinh tế lớn trong khi nhiều quốc gia châu Á – nơi tập trung các công xưởng sản xuất quan trọng vẫn đang đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã dẫn tới các chuỗi cung ứng hàng hóa tiếp tục căng thẳng. Hiện tình trạng thời gian giao hàng kéo dài, thiếu nguyên liệu cơ bản quan trọng trên diện rộng, giá hàng hóa tăng cao và khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến tất cả các phân khúc của hoạt động sản xuất và làm chậm lại xu hướng phục hồi tại các nền kinh tế lớn.

Kinh tế Mỹ

  • Theo ISM, chỉ số PMI của Mỹ đạt 61,2 đuển trong tháng 5/2021, cao hơn so với tháng trước, đánh dấu tháng thứ 12 liên tiếp hoạt động sản xuất của Mỹ được mở rộng.
  • PMI sản xuất chính thức trong tháng 5/2021 đạt 62,1 điểm cao hơn so với ước tính ban đầu và cao hơn.
  • Cùng với tốc độ mở rộng nhanh chóng của hoạt động sản xuất. giá bán hàng hóa của các nhà sản xuất cũng tăng với tốc độ cao kỷ lục do chi phí đầu vào tăng cao.
  • Chỉ số PCE lõi đã tăng 0,7% trong tháng 4/2021, vượt mức ước tính và cao hơn so với mức tăng 0,4% trong tháng 3/2021

Kinh tế châu Âu

  • Nhờ nguồn cung vaccine tăng và tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh, Chính phủ hầu hết các nước đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát, góp phần khiến nhiều lĩnh vực kinh tế châu lục phục hồi.
  • PMI trong kĩnh vực sản xuất của Eurozone trong tháng 5/2021 đạt mức 62,8 điểm cao hơn mức dự báo là 62,5 điểm.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ đạt 55, 1 điểm trong tháng 5/2021, đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này trong 3 năm gần đây.
  • Với tốc độ phục hồi này, Liên minh châu Âu kỳ vọng nền kinh tế sẽ quay trở lại quy mô trước đại dịch vào cuối năm 2021, sớm hơn khoản 6 tháng so với ước tính ban đầu.

Kinh tế Trung Quốc

  • Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn trong xu hướng hồi phục rõ nét. Theo NBS, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 4/2021 tiếp tục tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Trung Quốc đã kiểm soát thành công dịch Covid 19 trước các quốc gia khác trong năm 2020, nhờ đó nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong cả năm 2002 với 2,3%.
  • 5 tháng đầu năm 2021, kinh tế Trung Quốc liên tiếp cho thấy tốc độ hồi phục nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực quan trọng và nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6% trong năm 2021.

Kinh tế trong nước

  • Kinh tế trong nước đã kết thúc tháng 5/2021 với những tín hiệu tích cực hơn so với kỳ vọng, bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu tháng 5/2021 và ảnh hưởng trực tiếp đến một số khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
  • Theo số liệu thống kê, chỉ số IIP tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% sp với tháng 4 và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2020
  • Sản xuất công nghiệp tăng cao đã tạo đà cho hoạt động xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa tăng trưởng khả quan. Sức mua trong nước đang cải thiện rõ rệt với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 5 thangs qua tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu ngoại trừ yếu tố giá còn tăng 6,27%.
  • Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 5/2021 tăng 8,1% về số lượng và tăng 33,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020.
  • Tổng vốn FDI vào Việt Nam tính đến ngày 20/5 đạt 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế trong nước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, trong đó lo ngại trước mắt là tác động tiêu cực của đợt dịch lần thứ 4 sẽ thể hiện rõ nét hơn trong kết quả kinh tế của tháng 6/2021, trong bối cảnh đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức phải giãn cách xã hội trong 15 ngày. Do đó, trong giai đoạn này, bên cạnh việc duy trì và thức đẩy đà tăng trưởng kinh tế chủ trương nhất quán của Chính phủ là khẩn trương, thực hiện các giải pháp phụ hợp để có đủ vaccine sớm nhất có thể để tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Tin liên quan