TỔNG QUAN KINH TẾ
Kinh tế thế giới
Tuần qua, dịch Covid- 19 tiếp tục diễn biến nghiêm trong với sự lây lan trên diện rộng tại hàng loạt quốc gia trên thế giới. Trong đó, số ca mắc liên tục tăng mạnh ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu, trong khi Mỹ vẫn là “ổ dịch” lớn nhất thế giới. Ngoài ra, các quốc gia lớn tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng nghiệp trọng bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trên thị trường tài chính, hàng loạt nền kinh tế thực hiện gói hỗ trợ quy mô lớn đang kéo theo những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính và tình trạng nợ toàn cầu. Diễn biến này cũng cố thêm triển vọng thiếu chắc chắn của kinh tế toàn cầu và xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu trong thời gian tới vẫn phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực kiểm soát dịch.
Kinh tế Mỹ
- Xu hướng phục hồi kinh tế tại Mỹ đã có dấu hiện chậm lại trong bối cảnh Covid – 19 tiếp tục lây lan trong khi các nhà hoạch định chính sách nước này vẫn chưa thể đồng thuận về gói hỗ trợ tiếp theo.
- Chỉ số PMI sản xuất trong tháng 11/2020 (theo ISM) đạt 57,5 điểm, giảm nhẹ so với tháng 10/2020 nhưng còn cách xa so với ngưỡng 50 điểm – cho thấy hoạt động sản xuất của nền kinh tế này vẫn đang được mở rộng.
Kinh tế Trung Quốc
- Kinh tế Trung Quốc đã hồi phục hết các lĩnh vực cơ bản – đây được đánh giá là động lực lớn nhất của kinh tế toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.
- PMI lĩnh vực sản xuất trong tháng 11/2020 đạt 54,9 điểm, đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2010 đến nay.
- Đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang trên đà phục hồi rõ nét kể từ khi đại dịch Covid – 19 bùng phát.
Kinh tế trong nước
- Trong nước phát hiện thêm một vài ca mắc mới trong cộng đồng sau 88 ngày liên tiếp không có trường hợp nào được ghi nhận – đây là sức ép lớn đối với các cơ quan quản lý trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang nỗ lực về đích và giữ mục tiêu tăng trưởng đã được điều chỉnh trong cả năm đạt khoảng 2% – 2,5%
- Tình hình dịch bệnh được kiểm soát cộng với tác động tích cực từ các EVFTA đã tạo động lực quan trọng, góp phần hỗ trợ nhiều lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế phục hồi.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 11/2020 khởi sắc, chỉ spps IIP trong tháng ước tính tăng 0,5% so với tháng trước.
- Hoạt động thương mại giữ tốc độ tăng trưởng khá trong tháng 11/2020 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 48,5 tỷ USD, gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.
- Nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng được cải thiện đáng kê,r thể hiện qua mức tăng trưởng khá của doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.
- Kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt.
- Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11/2020 giảm 0,01% so với tháng trước trong bối cảnh giá xăng dầu, giá điện, nước sinh hoạt đều được điều chỉnh giảm.
- PMI tháng 11/2020 rơi xuống dưới 50 điểm trong 3 tháng, đạt 49,9 điểm do phục hồi của lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ tháng tạm dừng bởi tác động bão lũ.
NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM
Nhập khẩu hóa chất
- Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ thị trường Đài Loan 10 tháng năm 2020 đạt 521 triệu USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2019.
- Giá nhập khẩu một số loại hóa chất từ thị trường Đài Loan giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019: Axit terephthalic tinh chế, Muội carbon, Mono ethylene glycol,…
Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu
- Giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 10/2020 tăng so với tháng 9/2020. Trong đó các mặt hàng PE, PP, PVC, EVA, ABS tăng với mức tăng lần lượt là 4,6%; 3,3%; 10,7%; 14,6% và 3,4%.
- Thị trường nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu chính như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan tăng nhẹ, giá nhập khẩu trung bình trong tháng các sản phẩm tăng 3,3%.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa
- Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của sản phẩm nhựa Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2020. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Mỹ trong 10 tháng đạt 841,2 triệu USD, chiếm 28,5% tổng kim ngạch nhựa của Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nhựa đến Mỹ tăng 57,3%.
- Có 4 sản phẩm nhựa xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch nhập khẩu trên 100 triệu USD trong 10 tháng 2020 đó là sản phẩm nhựa gia dụng; tấm, phiến, màng nhựa; túi nhựa và đồ dùng trong xây lắp với tổng kim ngạch xuất khẩu 4 sản phẩm đạt 72% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng 2020.
TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 26/11 – 03/12/2020
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa
Về thị trường nhập khẩu
- Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 143 nghìn tấn với trị giá 206 triệu USD, giảm 8,2% về lượng và 7,7% về trị giá so với tuần trước.
- Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản giảm mạnh, từ thị trường Malaysia tăng mạnh so với tuần trước
Về thị trường xuất khẩu
- Sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 130 triệu USD, tăng 4,9% so với tuần trước.