Tin ngành nhựa

Bản tin thương mại ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 22/4 – 29/4/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Trái với nhiều dự báo được đưa ra vào đầu 2021 về xu hướng khả quan của tình hình dịch bệnh do những nỗ lực của chính quyền các nước trong việc đẩy mạnh triển khai chương trình tiêm chủng vaccine  trong những tuần qua. Tuy nhiên đến nay, dịch Covid -19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca nhiễm mới vẫn tăng ở các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nga hay Braxin. Đáng chú ý, dịch bệnh đã lan rộng và bùng phát mạnh mẽ tại hàng loạt các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Campuchia,.. buộc các quốc gia này phải tái triển khai tình trạng khẩn cấp để ngăn Covid-19 lây lan. Trong đó, Ấn độ đang đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 khốc liệt nhất trên thế giới với số ca mắc mới kể từ đầu tháng 4/2021 đến nay tăng lên mức kỷ lục. Diễn biến này đang đe dọa trực tiếp đến xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu nhất là trong bối cảnh biến chủng virus gây ra dịch Covid – 19 tại một số quốc gia châu Á có tốc độ lây lan nhanh và có khả năng đề kháng vaccine cao hơn những chủng trước đó.

Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu cũng được hỗ trợ bởi loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ các thị trường chủ chốt như Mỹ, Eu, Trung Quốc và một số nền kinh tế Đông Á khác. Nhưng dữ liệu này cho thấy bức tranh kinh tế đang có nhiều gam mầu sáng với sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ và hoạt động sản xuất. Điều này được kỳ vọng sẽ tiếp tục là động lực quan trọng hàng đầu nhằm phúc đẩy đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong giai đoạn tiếp theo.

Kinh tế Mỹ

  • Doanh số bán nhà trong tháng 3/2021 tăng 20,7% so với tháng trước.
  • PMI trong lĩnh vực sản xuất trong tháng 4/2021 tăng kỷ lục 60,5 điểm.
  • PMI trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên mức 63,1 điểm trong tháng 4/2021.
  • PMI tổng hợp theo tính toán sơ bộ đã chạm mức kỷ lục 62,2 điểm.
  • Diễn biến tích cực của kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây cộng với việc tiêm chủng được đẩy nhanh và triển khai gói kích cầu lớn từ chính quyền Mỹ, đã giúp cho chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đạt 121,7 điểm trong tháng 4/2021, đánh dấu mức cao nhất của chỉ sổ này trong 14 tháng gần đây.

Kinh tế châu Âu

  • PMI tổng hợp của Eurozone trong tháng 4/2021 đạt 53,7 điểm, cao hơn mức tăng trong tháng 3/2021 và đánh dấu tháng thứ 2 liên tiếp hoạt động kinh doanh của khu vực tăng sau 4 tháng sụt giảm.
  • Lĩnh vực sản xuất tăng tốc rõ nét trong bối cảnh gia tăng hoạt động chi tiêu, đầu tư vào máy móc, thiết bị mới góp phần làm tăng sản lượng và đơn đặt hàng mới tại châu Âu.
  • PMI trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 4/2021 đều vượt dự báo, lần lượt đạt 63,3 điểm và 50,3 điểm.

Kinh tế trong nước

  • Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi, vốn thực hiện của các dự án FDI trong 4 tháng đầu năm 2021 đã đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020
  • Theo báo cáo mới nhất của ADB, với việc kiểm soát tốt dịch bênh, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2021 và 7% trong năm 2022. Trong đó, các động lực tăng trưởng sẽ là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; xu hương tăng tốc của hoạt động đầu tư và sự cải thiện trong hoạt động thương mại.
  • Đã tăng trưởng cũng được hỗ trợ nhờ các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường quy doanh cùng sự tham gia tích của của Việt Nam vào 15 hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế phát triển thế giới.
  • Kinh tế trong nước, tuy nhiên, vẫn đang nối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt những rủi ro khách quan trong bổi cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế.

Xem đầy đủ báo cáo TẠI ĐÂY

Tin liên quan