Tin ngành nhựa

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 04/02 – 18/02/2021)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu trong những tuần đầu tháng 2/2021 nhìn chung có xu hướng tích cực hơn nhờ được hỗ trợ bởi diễn biến khả quan trong việc kiểm soát dịch Covid-19. Theo số liệu của WHO, trong tuần tính đến ngày 16/2/2021, số ca nhiễm mới trên toàn cầu đã giảm gần một nửa so với mức hơn 5 triệu ca trong tuần từ 4/1/2021 và đây cũng là tuần thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm trên thế giới giảm liên tục. Con số này cho thấy hiệu quả của các biện pháp kinh tế cộng đồng, đặc biệt lo ngại tại hầu hết các khu vực tiêm vaccine. Tuy nhiên diễn biến dịch bênh vẫn đáng lo ngại tại hầu hết các khu vực của thế giới sau khi nhiều quốc gia đối mặt với sự bùng phát dịch mới.

Kinh tế Mỹ
  • Số ca nhiễm mới Covid 19 liên tục giảm trong những tuần gần đây cộng với tiến triển trong phân phối vaccine và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong quý IV/2020 tốt hơn kỳ vọng đang là những động lực quan trọng hỗ trợ xu hướng phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới.
  • Doanh số bán lẻ trong tháng 1/2021 tăng 5,3%.
  • SẢn lượng ngành sản xuất tăng 0,9% so với tháng trước.
  • Trong giai đoạn tới, kinh tế Mỹ tiếp tục kỳ vọng vào việc gói hỗ trợ kinh tế giá 1,9 nghìn tỷ USD sớm được thông qua cộng với những tiến triển rõ rệt hơn trong việc triển khai tiêm vaccine Covid 19.
Kinh tế khu vực Eurozone
  • Theo số liệu điều chỉnh của Eurostat, GDP của 19 quốc gia thuộc khu vực Eurozone trong quý IV/2020 giảm 0,6% so với quý trước.
  • Xu hướng suy thoái kinh tế tại khu vực này đang trở nên rõ nét hơn sau khi các biên pháp hạn chế tiếp tục được gia hạn để kiểm soát sự lây lan của Covid – 19.
  • Việc triển khai vaccine tại khu vực đang gặp nhiều khó khắn và các chủng virus biến thể mới lan rộng đang tạo sức ép lên các nhà hoạch định chính sách tại khu vực này.
Kinh tế Nhật Bản
  • GDP thực tế của Nhật Bản, theo điều chỉnh của Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý IV/2020 đã tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3% so với quý trước đó.
  • Kinh tế Nhật Bản trong tháng 1/2021 ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bối cảnh dịch bệnh tại quốc gia này đã được kiểm soát tốt hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1/2021 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước nhờ xuất khẩu một số mặt hàng, trong đó có thiết bị sản xuất chip sang các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc đang tăng cao. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 37,5% – mức cao nhất kể từ tháng 4/2010.
Kinh tế trong nước
  • Trong những tuần đầu của năm 2021, mặc dù đã và đang trải qua làn sóng lây nhiễm dịch Covid lần thứ 3, tuy nhiên đến thời điểm này nhìn chung dịch bệnh đã được kiểm soát tại hầu hết các tỉnh, thành phố.
  • Lạm phát tháng 1/2021 diễn biến khá ổn định khi chỉ số CPI tăng 0,06% so với tháng trước,
  • Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc với chỉ số sản xuất trong tháng 1/2021 ước tính tăng cao 22,2% so với cùng kỳ năm trước
  • Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng trc dịp Tết Nguyên đán
  • Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng cả về lượng và về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động
  • Hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm 2021 đến ngày 16/2 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Những kết quả đạt được đã và đang cho thấy những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trong việc phòng chống dịch bệnh song song với thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ Hàn Quốc năm 2020 đạt 434 triệu USD, giảm 0,3% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 8,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hóa chất của Việt Nam.
  • Một số mặt hàng hóa chất có lượng nhập tăng mạnh từ thị trường Hàn Quốc trong năm 2020 như: Propylene, NaOH, Octanol, Alhydrit phthalic,…

 

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liêu từ thị trường Trung Quốc năm 2020 đạt 849 nghìn tấn với trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 12,3% về lượng và tăng 3,8% về trị giá so với năm 2019. Trong đó, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu PVC, PE tăng mạnh so với năm 2019.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng đầu tiên năm 2021 đạt 376,2 triệu USD tăng 3,4% so với năm tháng 12/2020 và tăng 58,9% so với tháng 1/2020. Nguyên nhân xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam tăng mạnh trong tháng 1/2021 là do các doanh nghiệp nhựa dồn hết đơn hàng xuất khẩu trước khi bước vào kì nghỉ tết Nguyên Đán. Dự kiến, tháng 2/2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam sẽ giảm so với tháng 1/2021.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 04/02 – 18/02/2021

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu
  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 156 nghìn tấn với trị giá 250 triệu USD, giảm nhẹ cả về lượng và trị giá so với tuần trước..

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Xuất khẩu nguyên liệu nhựa
  • Theo sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nhựa trong tuần qua đạt 141,4 triệu USD, tăng 20% so với tuần trước.

Tin liên quan