Tin ngành nhựa

Bản tin Thương mại Ngành Nhựa và Hóa chất (Tuần từ 17/12 – 24/12/2020)

TỔNG QUAN KINH TẾ

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cấu đã bước vào tuần cuối cùng của tháng 12/2020 và tiếp tục phải đối mặt với những tác động nặng nề của dịch Covid-19. Theo đó, tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Đồng thời, dịch bệnh lây lan diện rộng với số ca nhiễm mới liên tục leo thang tại nhiều quốc gia, nhất là tại các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt đã phát hiện biến thể mới của virus Corona tại Anh. Diễn biến này đã khiến hàng loạt quốc gia trên thế giới phải siết chặt duy định hạn chế đi lại và các biện pháp khác nhằm kiểm soát sự lây lan nhanh chóng của bệnh dịch, làm giảm nhu cầu tiêu thụ, hạn chế hoạt động giao thương, qua đó làm gia tăng lo ngại về xu hướng hồi phục kinh tế toàn cầu trong giai đoạn mới.

Kinh tế Mỹ

  • Nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tăng trưởng với tốc độ kỷ lục trong quý III/2020 nhờ gói cứu trợ Covid-19 trị giá hơn 3.000 tỷ USD được đưa ra vào đầu năm 2020.
  • GDP quý III/2020, theo điều chỉnh của Bộ Thương mại Mỹ đã phục hồi với tốc độ tăng trưởng lên 33,4% – cải thiện đáng kể so với mức sụt giảm 31,4% trong quý II/2020.
  • Trong tháng 11/2020, thu nhập cá nhân giảm 11% so với tháng trước;
  • Tổng chi tiêu tiêu dùng giảm 0,4% so với tháng 10/2020;
  • Giá cả tăng, thu nhập cá nhân giảm đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán lẻ cho dù lãi suất ngân hàng đang được áp dụng ở mức thấp kỷ lục.
  • Doanh số bán nhà mới giảm sâu trong tháng 11/2020.
  • Trên thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm nhẹ tính đến ngày 19/12/2020.
  • Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng giảm đáng kể từ mức 92,2 điểm trong tháng 10/2020 xuống còn 88,6 điểm trong tháng 11/2020.
  • Ngày 21/12/2020, Quốc hội Mỹ đã chính thwucs thông qua gói hỗ trợ Covid – 19 trị giá gần 1000 tỷ USD để hỗ trợ kinh tế trước những ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc

  • Tăng trưởng GDP ước đạt 2% trong năm nay và dự báo sẽ tăng lên 7,9% trong năm 2021.
  • Hoạt động kinh tế đã bình thường hóa trở lại nhanh hơn dự kiến nhờ chiến lược kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và hoạt động xuất khẩu bền vững.
  • Trung quốc đã quyết định tăng nhu cầu trong nước nhằm thúc đẩy phát triển trường trong nước. Theo lộ trình, Trung Quốc sẽ không chỉ chuyển đổi kinh tế mà còn nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, qua đó thúc đẩy tiêu thụ nội địa và hỗ trợ tăng trưởng khẩu, tạo ra những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp quốc tế và mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp hưởng lợi ích từ thị trường nội địa.

Kinh tế trong nước       

  • Do ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng mạnh trong khi số lương doanh nghiệp mới thành lập trong 11 tháng năm 2020 giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
  • Tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019.
  • Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng nhẹ và vượt ngưỡng duy trì 2% từ 2017 đến đầu năm 2020.
  • Hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 12/2020 tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, đạt 25 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu ước tăng 16,5% đạt 26,1 tỷ USD.

Tính chung năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 280 tỷ USD tăng 5,9% và tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 261 tỷ USD tăng 3% so với năm 2019, đưa cán cân thương mại năm 2020 thặng dư kỷ lục gần 19 tỷ USD.

NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT VIỆT NAM

Nhập khẩu hóa chất

  • Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 12/2020 ước đạt 500 triệu USD, tăng 8,6% so với tháng 11/2020. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 4,95 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Tháng 11/2020 nhiều loại hóa chất nhập khẩu như: Natri carbonate, Methanol, Vinyl chloride monomer, Toluene, Muội carbon,… có giá tăng cao so với tháng 10/2020.

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu

  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên tháng 12/2020 ước đạt 600 nghìn tấn với trị giá 855 triệu USD, tăng 10,5% về lượng nhưng tăng 12,4% về trị giá so với tháng 11/2020. Năm 2020, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,61 triệu tấn với trị giá 8,32 tỷ USD, tăng 3,5% về lượng nhưng giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
  • Giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 11/2020 tăng so với tháng 10/2020. Trong đó, PE; PP; PVC; PS; EVA; ABS tăng với mức tăng lần lượt là 3,2%; 4,7%; 4,1%; 6,5%; 2,8%; 7,4%.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa

  • Theo số liệu ước tính, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng 12/2020 đạt 340 triệu USD, tăng 0,5% so với tháng 11/2020 và tăng 13,8% so với tháng 12/2019. NĂm 2020, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt 3,63 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2019.
  • Trong 11 tháng năm 2020, trong 21 chủng loại sản phẩm nhựa Việt Nam xuất khẩu có 8 sản phẩm nhựa đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD. Trong đó có 2 chủng loại sản phẩm đạt kim ngạch trên 600 triệu đó là túi nhựa và tấm, phiến, màng nhựa.

TÌNH HÌNH NGÀNH NHỰA – HÓA CHẤT TUẦN TỪ 17/12 – 24/12/2020

Nhập khẩu nguyên liệu nhựa

Về thị trường nhập khẩu

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tuần qua đạt 173 nghìn tấn với trị giá 256 triệu USD, tăng 7,9% về lượng và 8,4% về trị giá so với tuần trước.
  • Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Mỹ tăng mạnh so với tuần trước.

 

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Về thị trường xuất khẩu

  • Sơ bộ thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam tuần qua đạt 107 triệu USD, giảm 2,7% so với tuần trước.
Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Tin liên quan